(TGĐA) - 2021 có lẽ là một trong những năm đáng nhớ nhất đối với dòng chảy điện ảnh Việt với những biến động chưa từng có. Hãy cùng TGĐA tua lại những diễn biến năm 2021 – năm khó quên của điện ảnh Việt.
VFDA bắt tay Netflix khởi động chiến dịch ‘Màn ảnh Xanh Việt Nam’ | |
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: 'Đất rừng phương Nam' sẵn sàng lên màn ảnh rộng |
Điện ảnh Việt 2021: Những gương mặt này có 'làm nên chuyện'? |
Tháng 1 – Nhiều phim Việt lỗ hàng chục tỷ
Sám hối lỗ nặng đầu năm |
Sau thời gian điện ảnh đóng băng vì đại dịch, nhiều nhà phát hành Việt liên tiếp ra mắt các phim như Võ sinh đại chiến, Cậu Vàng, Em là của em, Sám hối…
Trái với kỳ vọng của nhà sản xuất, các tác phẩm này đều không đạt tín hiệu doanh thu sáng sủa. Lỗ nhiều nhất có lẽ là Sám hối khi kinh phí từng được công bố đến 50 tỷ, nhưng chỉ thu về hơn 1 tỷ. Có nhiều lý do để giải thích cho điều này, nhưng dù thế nào cũng không thể phủ nhận rằng phim muốn ăn khách thì nội dung là yếu tố tiên quyết – điều mà các phim kể trên vẫn chưa thể đạt được.
Tháng 2 – Covid tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, nhiều phim Tết dời lịch
|
Bữa tiệc phim Tết 2021 đã không thể diễn ra vì dịch Covid-19 vẫn có nguy cơ bùng phát. Đầu tháng 2, nhà sản xuất phim Trạng Tí ra thông cáo công bố chính thức hoãn chiếu phim này vào dịp Tết năm nay.
Công bố được đưa ra ngay sau thông tin từ phía cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng các dịch vụ văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí bao gồm rạp chiếu phim tại TP.HCM từ 12 giờ ngày 9/2. Cùng với Trạng Tí là Lật Mặt 48h. Đạo diễn Lý Hải chia sẻ: cả ê-kíp bị sốc khi nghe thông tin tạm dừng các hoạt động rạp chiếu phim ở TP HCM, khiến Lật Mặt 48h bị lỗ khoảng 10 tỷ đồng.
Tháng 3: Bố già của Trấn Thành trở thành “ông vua phòng vé”
|
Vượt hơn cả kỳ vọng, tính đến 14h00 ngày 19/3, sau gần 14 ngày chiếu rạp kể từ 18h00 ngày 5/3, phim Bố già của đạo diễn Trấn Thành và Vũ Ngọc Đãng đã chạm mốc doanh thu 290 tỷ đồng, chính thức vượt Avengers Endgame - trở thành phim chiếu rạp có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Việt Nam.
Điều đáng nói là bên cạnh thành tích doanh thu “khủng”, phim còn lập kỉ lục đạt mốc doanh thu cao nhất mọi thời đại tại thị trường trong thời gian nhanh nhất. Thậm chí Bố già còn nhiều lần tự xô đổ kỉ lục của chính mình.
Tháng 4: Bố già tiếp tục hốt bạc, Lật mặt 48h bứt tốc phòng vé
|
Tính đến hết ngày 4/4, phim Bố già chính thức đạt doanh thu 400 tỷ sau đúng một tháng ra mắt khán giả, một cột mốc doanh thu mới của thị trường Việt Nam – đưa tác phẩm này trở thành phim có doanh thu cao nhất lịch sử phim Việt.
Lật mặt 48h của đạo diễn Lý Hải cũng thể hiện khả năng “bứt tốc” đáng kinh ngạc trong dịp lễ 30/4 và 1/5, khi thu hơn 120 tỷ đồng sau 10 ngày chiếu, trở thành tác phẩm ăn khách nhất trong series này của Lý Hải.
Tháng 5: Giới làm phim “nín lặng” khi Covid - 19 lan ra ở nhiều tỉnh thành
|
Kể từ 18h00 ngày 3/5, Tp. Hồ Chí Minh đóng cửa toàn bộ tụ điểm ăn chơi, giải trí trong đó có rạp chiếu phim khi mà tình hình dịch bệnh đang ngày một phức tạp. Tiếp đến là một số tỉnh thành lớn khác như Hà Nội hay Đà Nẵng.
Phim Trạng Tí (đầu tư khoảng 43 tỷ) của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân và đạo diễn Phan Gia Nhật Linh bị dừng chiếu đột ngột, khiến phim chỉ thu về khoảng 16 tỷ. Tình cảnh của Trạng Tí đã phản ánh rõ rệt cho hoàn cảnh bi đát của giới làm phim trước bối cảnh đại dịch.
Tháng 6: Nhiều phim Việt chiếu rộng rãi tại thị trường quốc tế
|
Lập kỷ lục doanh thu hơn 400 tỷ đồng trong nước, phim Bố già sau khi “xuất ngoại” đến Singapore, Malaysia, phim đã đến với khán giả Melbourne (Australia) từ ngày 21/5 và có nhiều suất chiếu kéo dài đến giữa tháng 6/2021.
Cùng với Bố già, Lật mặt 48h đã được công chiếu tại Mỹ, Canada, Australia. Tương tự, Thiên thần hộ mệnh của đạo diễn Victor Vũ cũng đã đến với khán giả Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Ireland, Czech, Australia và một số nước trong khu vực ASEAN.
Tháng 7: Vô số đoàn phim lâm vào cảnh thất nghiệp
|
Nhân viên kỹ thuật, hậu cần của các đoàn phim chia sẻ: do ảnh hưởng của dịch, họ bị mất việc, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Nhiều người chuyển qua làm xe ôm công nghệ, bán đồ ăn online, thế vẫn là may mắn vì còn có vô số người sống trong các khu phong tỏa, không thể ra ngoài kiếm việc làm và đành phải nương vào những đồng tiết kiệm còn sót lại. Chưa kể có những người trở thành bệnh nhân F0.
Tháng 8: Phim điện ảnh đóng băng, phim truyền hình và web drama lên ngôi
|
Rạp phim đóng cửa suốt 3 tháng, nhà làm phim và diễn viên coi như là “thất nghiệp”, nhà sản xuất lỗ nặng, những người làm công tác hậu kỳ thì phải chạy qua nghề khác để kiếm sống, mong mỏi có miếng cơm sống qua ngày.
Dù vậy, ngoài phim điện ảnh, vẫn còn những thể loại khác sống tốt và vẫn đang tiếp nối dòng chảy của nó hiện giờ, như Web drama hay đặc biệt chính là phim truyền hình. Nhiều ê-kíp phim điện ảnh cũng chạy đi làm Web drama để “kiếm ăn”.
Tháng 9: Đại diện các rạp phim Việt Nam xin Thủ tướng mở cửa vào tháng 11
|
Trong công văn gửi đến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và UBND Tp. HCM, đại diện của 20 nhà sản xuất phim kiến nghị được phục hồi kinh doanh, sản xuất từ ngày 15/10. Họ cam kết thực hiện các nguyên tắc phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho nhân viên cùng khán giả.
Bên cạnh đó, đại diện CGV hay BHD cũng cho biết nếu đầu năm 2022, rạp chiếu phim mới được tái hoạt động, nhiều doanh nghiệp điện ảnh dù lớn hay nhỏ đều đứng trước nguy cơ phá sản.
Tháng 10: Giới làm phim “nóng” với Dự thảo Luật Điện ảnh
|
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, ngày 28/10, Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Thực tiễn sau 15 năm thi hành Luật Điện ảnh năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cho thấy nhiều quy định hiện hành không còn phù hợp với thực tiễn, không tương thích với hệ thống pháp luật liên quan.
Cũng từ đó mà giới làm phim trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, qua những cuộc tranh cãi không hồi kết về những điểm bất cập hay chưa thỏa đáng còn có trong Luật. Dự kiến, Luật Điện ảnh mới sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 5/2022.
Tháng 11: Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII tổ chức “an toàn” tại Huế
|
Sau khi xem xét kỹ lưỡng nhiều phương án, Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII đã được Bộ VHTT&DL, phối hợp cùng Cục Điện ảnh và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức an toàn và tốt đẹp tại thành phố Huế, với phim Mắt biếc của đạo diễn Victor Vũ lên ngôi cao nhất tại Lễ trao giải.
Tuy còn nhiều mặt chưa ổn về chất lượng giải thưởng hay công tác tổ chức nhưng nhìn chung, thành phố Huế nhẹ nhàng thơ mộng đã mang đến cho điện ảnh Việt một kỳ Liên hoan phim thực sự khó quên.
Tháng 12: Cánh diều và Ngôi sao xanh tìm được chủ nhân, các rạp phim có tín hiệu đáng mừng
|
Hai giải thưởng lớn của điện ảnh Việt đều được tổ chức cùng một tháng và đều lựa chọn Bố già của đạo diễn Trấn Thành và Vũ Ngọc Đãng với ngôi vị cao nhất. Với giải thưởng Cánh diều, Bố già đã đại thắng với 3 giải thưởng: Cánh diều vàng Phim điện ảnh xuất sắc nhất, Nam diễn viên điện ảnh xuất sắc nhất và D.O.P xuất sắc nhất.
|
Riêng với Ngôi sao xanh, Bố già đã 5 lần được xướng tên, bao gồm các giải như: Phim điện ảnh xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính được yêu thích nhất…
Bên cạnh đó, việc rạp phim được mở cửa trở lại tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là TP.HCM đã đem lại tính hiệu khởi sắc cho điện ảnh Việt, khiến các nhà rạp “thở phào” và chuẩn bị cho mùa phim cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Điện ảnh Việt 2021: Những gương mặt này có 'làm nên chuyện'? (TGĐA) - Katleen Phan Võ, Tuấn Trần, Hoa hậu H’Hen Niê, diễn viên nhí Huỳnh ... |
VFDA bắt tay Netflix khởi động chiến dịch ‘Màn ảnh Xanh Việt Nam’ (TGĐA) - Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) vừa bắt ... |
Chi hội các Hãng phim TP.HCM bầu bổ sung Chi hội trưởng và Chi hội phó nhiệm kỳ 2020 - 2025 (TGĐA) - Sáng ngày 4/1/2022, tại câu lạc bộ Đoàn viên quận 1, TP.HCM, Chi ... |
Quỳnh Anh