Dòng chảy thời trang suốt 3 thập kỷ qua những thước phim Hollywood

(TGĐA) - Dòng chảy thời trang qua từng thập kỷ luôn được thể hiện qua những thước phim, nhất là với điện ảnh Hollywood. Cùng TGĐA điểm lại một số tác phẩm của Hollywood mang đậm dấu ấn thời trang suốt 3 thập kỷ qua.

Những sao Hollywood này là bậc thầy kinh doanh trong đại dịch Covid-19 Những sao Hollywood này là bậc thầy kinh doanh trong đại dịch Covid-19
Kiếm bộn tiền nhờ 'phim kinh dị thương hiệu': Những Franchise đình đám khiến các 'phú ông Hollywood' càng thêm rủng rỉnh Kiếm bộn tiền nhờ 'phim kinh dị thương hiệu': Những Franchise đình đám khiến các 'phú ông Hollywood' càng thêm rủng rỉnh

*Thập niên 90 – Thời “hoàng kim” của dòng phim teen

Clueless (1995)

Trang phục chủ đạo mà Clueless sử dụng bao gồm bộ váy suite nay đã trở thành hình mẫu đồng phục của nhiều trường học, váy mini juyp siêu ngắn, tất chân dài đến gối, jeans cạp cao, áo croptop khoe vòng eo con kiến,... tất cả đến nay vẫn làm xiêu lòng bao cô gái trẻ sành điệu sau 25 năm kể từ khi phim ra mắt.

Dòng chảy thời trang suốt 3 thập kỷ qua những thước phim Hollywood

Bên cạnh đó phim còn đưa ra công thức kết hợp “bất hủ” cho phái nữ: áo cardigan, áo khoác blazer đi cùng chân váy ngắn, phối cùng áo sơ mi, áo gile không tay, thêm thắt phụ kiện như băng đô vải, hoạ tiết caro và không thể thiếu màu son môi đỏ vừa quyến rũ vừa e ấp.

Dòng chảy thời trang suốt 3 thập kỷ qua những thước phim Hollywood
Trang phục nữ sinh thời thượng trong Clueless.

Không ngoa khi nói rằng, thời trang là chìa khoá vàng dẫn đến thành công của Clueless. Để tạo nên kiệt tác này, nhà thiết kế phục trang Mona May cùng ê-kíp đã phải cất công đến những buổi trình diễn thời trang tại châu Âu nhằm lựa chọn trang phục, kết hợp với những phụ kiện có sẵn để “lên đồ” cho nàng học sinh quý tộc Cher Horowitz và cô bạn thân Dionne.

Fear and Loathing in Las Vegas (1998)

Với sự góp mặt của Johnny Depp - nam tài tử với vẻ đẹp trai phong trần, phá cách, Fear and Loathing in Las Vegas đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển trong việc hoà hợp điện ảnh và thời trang.

Dòng chảy thời trang suốt 3 thập kỷ qua những thước phim Hollywood
Johnny Depp đầy lãng tử trong Fear and Loathing in Las Vegas

Không kém cạnh các cô nàng, những chàng trai ăn chơi bấy giờ phát cuồng những món phụ kiện “cộp mác” Johnny. Chiếc mũ bucket hat (mũ xô) đã trở thành vật bất li thân mà các chàng trai 8x hay 9x đời đầu nào cũng phải sở hữu. Bên cạnh đó, áo sơ mi hoa lá phong cách Hawaii, mở trễ phần cúc cổ khoe xương quai xanh quyến rũ cùng cặp kính phi công màu sắc cho đến nay vẫn không ngừng được săn lùng.

* Những năm 2000: Thời trang nữ “lên ngôi” mạnh mẽ trong điện ảnh

The Devil wears Prada (2006)

Nhắc đến thời trang trong điện ảnh mà bỏ qua The Devil wears Prada thì quả là thiếu sót lớn. 15 năm qua, các tín đồ thời trang vẫn không khỏi choáng ngợp trước những màn biến hoá lộng lẫy của nữ phóng viên Andy Sachs (Anne Hathaway).

Dòng chảy thời trang suốt 3 thập kỷ qua những thước phim Hollywood
The Devil wears Prada đi đầu xu hướng thời trang bấy giờ

Từ một cô nàng quê mùa, “mặc váy lôi từ tủ quần áo của bà”, Andy gây kinh ngạc khi dám dũng cảm phỏng vấn cho một tạp chí thời trang danh tiếng. Để rồi từ một kẻ bị đồng nghiệp coi khinh, cô trở thành nàng trợ lý thời thượng của tổng biên tập khó tính bậc nhất Miranda Priestly (Meryl Streep).

Có ý kiến cho rằng, hình mẫu nguyên bản của Miranda Priestly chính là “bà đầm thép” quyền lực của làng thời trang Anna Wintour, nên những bộ trang phục được khoác lên người nhân vật này bắt buộc phải mang tính hoàn hảo, thậm chí bà có thừa khả năng quyết định xem món đồ nào sẽ trở thành hot trend của năm.

Một trong những phân cảnh đắt giá nhất của phim là khi Andy bước vào tủ đồ khổng lồ nơi mình công tác, dưới sự hỗ trợ của ông bạn đồng nghiệp tốt bụng, cô dần dần lột xác và tiếp thu kiến thức về thời trang. Để rồi sau đó, mỗi ngày đi làm của cô trên đường phố New York sầm uất đều không khác nào như sải bước trên sàn catwalk.

The confessions of a shopaholic (2009)

Rebecca Bloomwood (Isla Fisher) – con nghiện mua sắm thứ thiệt luôn không thể kiểm soát được chi tiêu của chính mình, kiếm được bao nhiêu đều tiêu vào những bộ sưu tập đắt giá đến mức chồng chất nợ nần.

Với một tinh thần “cuồng” mua sắm, Rebecca đã làm khán giả mãn nhãn với tủ đồ hàng “khủng” của mình. Những bộ cánh trong phim đều do nhà thiết kế tên tuổi Patricia Field sở hữu 40 năm kinh nghiệm tự tay thực hiện. Từ nét xa hoa, lộng lẫy của đồng hồ Hermes, túi xách Marc Jacobs, chiếc khăn lụa cashmere xanh trứ danh của Denny&George, đầm coban Balenciaga... được phối hợp cực kì hợp mắt với ngoại hình sáng giá của Isla.

Dòng chảy thời trang suốt 3 thập kỷ qua những thước phim Hollywood
Một loạt thương hiệu xa xỉ có trong phim

Bên cạnh nữ chính, Alicia Billington - nhân viên PR của Hãng truyền thông Brandon cũng không kém phần sang trọng với những bộ trang phục tông lạnh, kết hợp cùng các chi tiết đen, vàng, bạch kim làm nên hình tượng quý cô thành đạt. Cả bộ phim giống như một bữa tiệc thoả mãn thị giác khi nữ chính trở thành “tắc kè hoa” giữa một thế giới phù phiếm của đồ hiệu đắt tiền,

*Giai đoạn 2010 – 2015: Sự “trỗi dậy” của những quý ông.

Kingsman: The Secret Service (2014)

Trước Kingsman, người ta thường nhắc đến điệp viên James Bond với những bộ suit đẹp đến mức đối phương phải phân tâm khi giáp mặt. Áp dụng công thức tương tự với đứa con tinh thần của mình, đạo diễn Matthew Vaughn đã hợp tác với nhà thiết kế Arianne Philips và thương hiệu nổi tiếng Mr. Porter để tạo nên những bộ vest bestpoke đỉnh cao cho các nhân vật trong Kingsman.

Dòng chảy thời trang suốt 3 thập kỷ qua những thước phim Hollywood

Trụ sở ngầm của các điệp viên tổ chức Kingsman núp bóng một tiệm may đo suite - được phục dựng với phong cách lịch lãm từ trang phục đến từ các hãng thời trang đầy “menly” bậc nhất trên thế giới như Focke&Co, Turnbull&Aser, Cheshire Bespoke...

Nhân vật chính Eggsy (Taron Egerton) thường lựa chọn những chiếc bobble - breasted suite jacket (áo khoác suite cúc đôi) tôn lên dáng vẻ “chắc nịch” của người đàn ông. Mỗi bộ trang trong Kingsman có thể lên tới chục nghìn đô, một giá tiền rất xứng đáng với sự tinh tế đến từng chi tiết từ bộ phim của hãng Fox.

Dòng chảy thời trang suốt 3 thập kỷ qua những thước phim Hollywood
Kingsman mang tới niềm tự hào cho phái mạnh

*Giai đoạn 2015 – nay: Nỗi nhớ về vintage, retro

The man from U.N.C.L.E (2015)

Thế giới thời trang đang chứng kiến sự trở lại như vũ bão của phong cách retro, vintage hay còn được gọi là “đồ của ông bà”, nhất là trong các phim điện ảnh thể kỷ mới nhưng lấy bối cảnh quá khứ như The man from U.N.C.L.E. Những màn tung hứng hài hước, âm nhạc thanh nhã và thời trang đẳng cấp đã khiến tác phẩm của Guy Ritchie trở thành lựa chọn giải trí hàng đầu.

Dòng chảy thời trang suốt 3 thập kỷ qua những thước phim Hollywood

Người xem còn khó thể chối từ những bữa tiệc thời trang thịnh soạn mang dư vị của thập niên 60 do nhà thiết kế Joanna Johnson bày biện. Xuyên suốt phim là sự hồi sinh của những chiếc đầm bó vừa trang nhã lại gợi cảm, đầm suông Pop-Art đa màu sắc, áo khoác dáng hộp, váy chữ A, kính gọng tròn, trang sức quá khổ.... Mọi thứ tạo nên một thập niên 60 đầy phóng khoáng, sôi động mà không kém phần sang trọng, lịch thiệp.

Dòng chảy thời trang suốt 3 thập kỷ qua những thước phim Hollywood
Lịch thiệp và đầy hoài cổ

The Queen’s Gambit (2020)

Tác phẩm lấy bối cảnh những năm 1950 - 1960 nên thời trang mang đậm phong cách Mod, hướng đến sự cách tân, vừa vặn, tối giản và các hoạ tiết hình học.

Nhà thiết kế Gabriele Binder đã cho nữ chính Beth Harmon (Anya Taylor - Joy) mặc những bộ trang phục từ áo tay bồng với váy yếm, cardigan đến váy áo cổ Peter Pan, mini skirt, sơ mi lụa,... Ngoài ra, sự ra đời của những chiếc mini skirt vào những năm 60 đã tạo nên cuộc cách mạng thời trang nữ quyền khi ấy.

Dòng chảy thời trang suốt 3 thập kỷ qua những thước phim Hollywood
The Queen’s Gambit làm ai nấy đều phải say đắm với vẻ đẹp của nữ chính

Đặc biệt hơn, người xem có thể nhận ra mỗi khi du đấu ở các nước khác nhau, Beth Harmon sẽ thường lựa chọn những trang phục đặc trưng của nơi đó.

Như khi ở Paris, Beth mặc chiếc váy đen có điểm xuyết màu beige, một thiết kế rất quen mắt của Piere Cardin. Tương tự trong giải đấu của Moscow, cô diện trang phục cầu kì với áo khoác dạ caro nhằm gợi lên sự tự tin, mới mẻ của nhân vật khi tài năng được quốc tế công nhận. Nhà thiết kế cũng cho biết, hầu hết những bộ trang phục đều được cắt may riêng nhằm tôn vinh vẻ đẹp cũng như phù hợp với ngụ ý của từng phân cảnh phim.

Bom tấn hành động 'Snakes Eyes: G.I.Joe Origins' hé lộ tạo hình nhân vật của 'trai đẹp' Henry Golding và dàn ninja cực ngầu Bom tấn hành động 'Snakes Eyes: G.I.Joe Origins' hé lộ tạo hình nhân vật của 'trai đẹp' Henry Golding và dàn ninja cực ngầu
Những sao Hollywood này là bậc thầy kinh doanh trong đại dịch Covid-19 Những sao Hollywood này là bậc thầy kinh doanh trong đại dịch Covid-19

Trà My