(TGĐA) - Sáng 10/9, tại TP. Nha Trang, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Hội thảo Điện ảnh Việt Nam từ khi đất nước thống nhất: 50 năm - một chặng đường. Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Minh Nhựt - Vụ trưởng Vụ Văn hóa, văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương), lãnh đạo Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch), Hội Điện ảnh Việt Nam, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Khánh Hòa cùng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà văn, nhà biên kịch, nhà làm phim, đạo diễn, diễn viên, các doanh nghiệp du lịch, điện ảnh...
Vũ Mạnh Cường và Hoa Hậu Ngọc Châu cầm trịch Lễ trao giải Cánh diều 2024 | |
Quyền Linh hay Tuấn Trần sẽ qua mặt Thái Hòa tại hạng mục Nam diễn viên chính Cánh diều 2024? |
Chủ trì Hội thảo là PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, PGS.TS. Vũ Ngọc Thanh, Thành viên Ban LLPB Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam và TS. Trần Thị Phương Lan - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương |
Hội thảo Điện ảnh Việt Nam từ khi đất nước thống nhất: 50 năm - một chặng đường là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Giải thưởng Cánh diều năm 2024. Hội thảo nhằm tổng kết nửa thế kỷ Điện ảnh Việt Nam từ khi đất nước thống nhất (30/4/1975) đến nay, nhằm đề ra những giải pháp cho điện ảnh Việt Nam có bước phát triển đột phá gắn với nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội trong kỷ nguyên công nghiệp hóa.
TS. Trần Thị Phương Lan - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương |
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, TS. Trần Thị Phương Lan - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương kỳ vọng Hội thảo sẽ tổng kết, đánh giá toàn diện và sâu sắc những thành tựu nổi bật của điện ảnh Việt Nam qua chặng đường nửa thế kỷ trên đầy đủ các phương diện, loại hình, cùng nhìn nhận những tồn tại, hạn chế. Qua đó, đề xuất giải pháp để xây dựng, phát triển nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam theo hướng hiện đại, hội nhập, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng tốt nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân.
PGS.TS Vũ Ngọc Thanh, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP Hồ Chí Minh, nhận định rằng nền điện ảnh Việt Nam đã trải qua nửa thế kỷ phát triển với nhiều thành tựu, song cũng tồn tại những hạn chế cần được khắc phục. Sự phát triển của điện ảnh Việt Nam thành 4 giai đoạn: từ 1975 - 1986 là thời kỳ hậu chiến; 1986 - 2002 là thời kỳ đổi mới; 2002 - 2020 là thời kỳ kinh tế thị trường; và từ 2020 đến nay là giai đoạn hội nhập toàn cầu.
PGS.TS Vũ Ngọc Thanh, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP Hồ Chí Minh |
PGS.TS Vũ Ngọc Thanh nhấn mạnh, mỗi giai đoạn đều có những ưu và khuyết điểm riêng, và để điện ảnh Việt Nam có bước phát triển đột phá, cần khai thác thế mạnh văn hóa dân tộc trong phim truyện. Ông cho rằng các tác phẩm có bản sắc văn hóa dân tộc mới có thể thu hút và được đánh giá cao trên thị trường quốc tế. Đồng thời, cần tăng cường đầu tư và phát triển theo cơ chế thị trường, tìm kiếm các dự án phim được đầu tư và tạo điều kiện cho nghệ sĩ sáng tạo tối đa.
“Bên cạnh việc tìm kiếm các dự án được đầu tư đối với các nhà làm phim, lợi nhuận đặc biệt lớn từ các phim thương mại có thể được trích lại để tái đầu tư cho các dự án phim truyện vốn không hướng tới mục đích bán vé trước tiên... Đồng thời hiện thực hóa việc ra đời và tác dụng tích cực đối với phim truyện của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh” - PGS.TS Vũ Ngọc Thanh gợi mở.
MC Mai Thu Huyền |
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày các tham luận tổng kết các những thành tựu của điện ảnh Việt Nam 50 năm qua (phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình) cũng như đề xuất các giải pháp để thúc đẩy điện ảnh phát triển trong thời gian tới. Hội thảo thống nhất đánh giá, sau 50 năm đất nước thống nhất, điện ảnh Việt Nam đã có nhiều thành tựu, đề tài điện ảnh ngày càng đa dạng, gần hơn với đời sống hiện thực, đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng. Sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và thương mại, giải trí là bước tiến đáng kể của phim truyện điện ảnh trên con đường tiếp cận kỹ thuật và nghệ thuật thể hiện tiên tiến hiện đại của điện ảnh quốc tế...
Các đại biểu chăm chú lắng nghe ý kiến, tham luận tại Hội thảo |
Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận trao đổi các ý kiến về mục tiêu xây dựng Điện ảnh Việt Nam thành ngành kinh tế văn hóa mũi nhọn; kinh nghiệm xây dựng công nghiệp điện ảnh của các nước; phát triển điện ảnh gắn với du lịch và các giá trị văn hóa dân tộc; vai trò của doanh nghiệp trong nền công nghiệp điện ảnh hiện đại; đổi mới tư duy quản lý nhà nước để thúc đẩy công nghiệp điện ảnh Việt Nam phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập. Bên cạnh đó, hội thảo còn có nhiều ý kiến về công tác phổ biến và phát hành phim; công tác quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; vấn đề hội nhập quốc tế của Điện ảnh Việt Nam, làm sao để tham gia chuỗi cung ứng điện ảnh toàn cầu…
Quyền Linh hay Tuấn Trần sẽ qua mặt Thái Hòa tại hạng mục Nam diễn viên chính Cánh diều 2024? | |
Thúy Diễm: Tôi đang rất sung sức! |
P.V