(TGĐA) - Thực tế, có nhiều diễn viên phải cắn răng nén sợ hãi khi diễn chung với động vật thật, đặc biệt là với loài Hổ hung dữ. Nhân dịp chào đón năm Nhâm Dần, chúng ta hãy cùng điểm chuyện bi hài đóng phim chung với Hổ trên màn ảnh.
'Nhà không bán' cùng đường đua phim Tết Nhâm Dần tung teaser poster đẹp rợn gây tò mò | |
'Táo Xuân 2022' gây sốt với dàn cast đa thế hệ nhiều tên tuổi, Việt Hương lần đầu tham gia |
|
Trong Thủy hử phiên bản cũ, Võ Tòng đánh hổ thật?
|
Trong số thông tin hậu trường hiếm hoi của bộ phim Thủy hử phiên bản 1998 được tiết lộ, có video ghi lại cảnh nam diễn viên gạo cội Đinh Hải Phong diễn cảnh “Võ Tòng đả hổ”. Hóa ra con hổ trong cảnh phim này là thật!
Vào thời đại hiệu ứng đặc biệt và kỹ xảo cắt ghép đều chưa phát triển, rất nhiều cảnh phim phải dựa vào sức người để hoàn thành. Vì thế, Đinh Hải Phong không ngần ngại bước về phía ống kính, thậm chí liều cả mạng sống để mang đến cho khán giả cảnh phim chân thực nhất. Được biết, con hổ này được thuê từ vườn thú Vô Tích, sau đó để Đinh Hải Phong cưỡi lên người nó đấm vài cú. Chứng kiến cảnh Đinh Hải Phong đấu với con hổ, cách quay phim nguy hiểm như thế được một số dân mạng khen ngợi hết lời.
Con hổ hất Đinh Hải Phong xuống đất và đè hai chân trước lên mặt anh, suốt quá trình này, không một ai ở bên ngoài chạy vào ngăn cản. Đinh Hải Phong sau khi được sơ cứu vết thương lại quay tiếp. Nhiều dân mạng để lại bình luận: “Đây thật sự là nghề nghiệp có độ rủi ro cao”. Đến giờ Đinh Hải Phong vẫn nhớ rõ con hổ đó tên “Basan”, là một con hổ Bengal 3 tuổi. Basan khá hiếu động, khi tâm trạng vui vẻ thì để con người đến gần chụp ảnh chung, nhưng khi nổi giận cũng “rất khủng khiếp”, có mấy lần làm Đinh Hải Phong sợ toát mồ hôi hột.
Khi đó, Đinh Hải Phong và con hổ được đưa vào cùng một khu vực, những người khác đều bị đuổi ra ngoài, chỉ còn lại đạo diễn và nhà quay phim, chủ yếu là vì sợ xảy ra tai nạn khi con hổ nổi cáu. Nhớ lại cảnh phim này, Đinh Hải Phong nói đùa: “Lúc đó còn trẻ nên không nghĩ đến hậu quả. Hơn nữa vất vả bấy lâu, bỏ ra bao nhiêu tâm huyết, cảnh cuối cùng nhất định phải diễn thật tốt”.
“Võ Tòng đả hổ” là câu chuyện kinh điển quen thuộc trên màn ảnh Hoa ngữ, nhưng không ai ngờ việc quay phim lại nguy hiểm như vậy, tinh thần yêu nghề kính nghiệp của Đinh Hải Phong thật đáng khâm phục. Anh đã thể hiện được tính chuyên nghiệp mà một diễn viên nên có, trong hoàn cảnh không có hiệu ứng đặc biệt, việc tái hiện mặt chân thực nhất của nguyên tác là rất đáng tự hào.
Tống Giai và cảnh “cùng giường chung gối” với hổ
|
Trước giờ những bộ phim Tống Giai đóng đều có tính văn học hoặc có ý nghĩa nhất định, lần này đóng thể loại phim tội phạm hài đối với cô mà nói là một thử thách rất lớn. Bộ phim Tiger Robbers kể về câu chuyện bốn thanh niên kỳ quái hợp thành một nhóm cướp xông vào hang ổ băng nhóm xã hội đen để cướp một con hổ. Trong phim, Tống Giai đóng vai nữ chính, hợp tác với Mã Lệ, mang đến cho người xem những tình huống cười ra nước mắt.
Ấn tượng nhất là cảnh Tống Giai ngủ cùng giường với hổ, nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Ngoài đời, Tống Giai vốn là một cô gái dạn dĩ, không ngờ lần này đóng phim với hổ cô bị dọa sợ đến phát run, ở hiện trường đạo diễn phải không ngừng trấn an Tống Giai, bảo cô thả lỏng, đừng căng thẳng quá, như vậy mới có thể thuận lợi hoàn thành cảnh quay.
Lúc quay, Tống Giai vô cùng hồi hộp, cô mặc bộ trang phục màu nhạt để không thu hút quá nhiều sự chú ý của con hổ, đây là một cách tự bảo vệ bản thân, cũng rất phù hợp với cảnh phim. Cảnh Tống Giai chung giường với hổ, nhìn rất tình cảm, con hổ sau khi thức dậy còn có hành động lau mặt rất đáng yêu khiến ai nhìn thấy cũng muốn tan chảy. Tống Giai cũng nhờ cảnh phim này thu hút sự chú ý của khán giả, đây là hành động nằm ngoài mong đợi của cô. Bộ phim Tiger Robber do Lý Ngọc đạo diễn, cũng nhờ có điểm xem “cùng giường chung gối” với hổ mà lôi kéo khán giả đến rạp.
“Võ Tòng” Trần Long phàn nàn vì phải đóng phim với hổ tận nửa tiếng
|
Là nhân vật “linh hồn” trong phim Thủy hử, Võ Tòng bao hàm giấc mơ của đa số đàn ông, nhưng Trần Long lại phàn nàn vì đóng vai Võ Tòng (phiên bản 2011), anh đã bị đối xử bất công.
Trần Long tiết lộ: “Thật ra xuất hiện trong phim tổng cộng có 3 con hổ, một con là hổ nhồi bông, một con là do nhân viên giả dạng. Hai con hổ này xuất hiện trong những cảnh đấu vật với tôi”. Còn con hổ thật duy nhất, đích thực đã bị Trần Long đánh: “Con hổ đó được đoàn phim thuê từ rạp xiếc, tuy hơi lớn tuổi nhưng dù sao vẫn còn thú tính, khi nó nổi cáu không ai lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra”.
Khi diễn, Trần Long được đặt lên lưng con hổ, đấm lên lưng nó mười mấy phút: “Lúc đó, toàn bộ nhân viên hậu trường đều ở bên ngoài chiếc lồng, bên trong chỉ có tôi và con hổ ở chung khoảng nửa tiếng đồng hồ, mà kiểu tạo hình “hải tặc” của Võ Tòng có rất nhiều chi tiết màu đỏ, con hổ rất nhạy cảm với màu đỏ, nếu nó nổi giận và tấn công tôi, không có ai kịp cứu tôi”. Giờ nhớ lại cảnh tượng đó, Trần Long vẫn còn thấy sợ hãi, vì thế anh bắt đầu phàn nàn rằng mình đã bị đối xử bất công.
Trong phim Life of Pi, đạo diễn Lý An chỉ sử dụng 18 cảnh hổ thật
|
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, việc sử dụng hiệu ứng hình ảnh ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh các phần mềm ngày càng nhiều và có giá thành thấp. Ngoài điện ảnh, còn mở rộng đến phim truyền hình, trò chơi điện tử và phương tiện truyền thông xã hội. Một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Research And Market dự đoán, năm 2021 tổng giá trị sản lượng của thị trường hiệu ứng hình ảnh toàn cầu vượt qua con số 270 tỷ USD.
Mới đây, Bill Westenhofer – người từng hai lần đoạt giải Oscar hạng mục Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc, đã chia sẻ những điều tâm đắc của mình, ông chỉ ra trình độ cao nhất của hiệu ứng hình ảnh: “Thành tựu lớn nhất của hiệu ứng hình ảnh, là cố gắng ngăn mọi người nhận thấy được sự tồn tại của nó”.
Hiệu ứng hình ảnh thường là phần tốn kém nhất của bộ phim, chỉ có dựa vào sự trợ giúp của đội ngũ dày dặn kinh nghiệm, mới có thể ước tính chính xác, tránh cho công ty sản xuất hoặc nhà sản xuất bị thua lỗ. Do đó, chỉ đạo hiệu ứng hình ảnh là người đầu tiên được đạo diễn và nhà sản xuất thuê, nhiệm vụ chính là dựa theo kịch bản ước tính ngân sách hiệu ứng hình ảnh, suy xét mọi thứ trên lập trường của đạo diễn.
Bill Westenhofer đưa ra ví dụ, khi làm bộ phim Life of Pi, ông phải tưởng tượng mình là đạo diễn Lý An: “Điều này thật đau khổ. Tôi phải suy nghĩ, trong cảnh này Lý An sẽ sử dụng bao nhiêu hiệu ứng hình ảnh?”.
Ông cho biết, dùng hổ thật để quay có độ khó rất cao, cách tốt nhất là dùng hổ thật xen kẽ với hổ kỹ thuật số, như vậy có thể “dùng giả thay thật” đánh lừa thị giác của khán giả. Cuối cùng, bộ phim Life of Pi chỉ có 18 cảnh dùng hổ thật, những cảnh còn lại đều là hổ kỹ thuật số. Vì điều này, họ đã sống chung với con hổ suốt hai tháng liền, quan sát hành vi cử chỉ của nó.
'Nhà không bán' cùng đường đua phim Tết Nhâm Dần tung teaser poster đẹp rợn gây tò mò (TGĐA) - Phim điện ảnh Nhà không bán chính thức công bố những hình ảnh ... |
Hé lộ dự án phim Boy’s love đầu tiên nhập hội đường đua phim Tết 2022 (TGĐA) - Bữa tối, bánh ngọt và anh chính thức ra mắt, hứa hẹn khiến ... |
Trịnh Nghi