Thông tin về lễ viếng Nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm

(TGĐA) - Thông tin xảy ra quá bất ngờ khiến công chúng cùng giới nghệ thuật không khỏi bàng hoàng; nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm đã đột ngột ra đi.

Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm: Cảm ơn đoàn làm phim, cảm ơn khán giả! Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm: Cảm ơn đoàn làm phim, cảm ơn khán giả!
Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm: Được sáng tác về Bác là niềm hạnh phúc lớn đối với anh chị em nghệ sỹ chúng tôi Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm: Được sáng tác về Bác là niềm hạnh phúc lớn đối với anh chị em nghệ sỹ chúng tôi

Đầu chiếu tối nay, trên rất nhiều trang facebook của một số nghệ sĩ, chia sẻ thông tin nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm đột ngột ra đi. Tin tức quá bất ngờ khiến cho những người yêu mến người nghệ sĩ tài hoa không khỏi bàng hoàng, tiếc thương.

Thông tin về lễ viếng Nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm
Nhà thơ Hữu Việt là một trong những người biết tin đầu tiên

Nguyên nhân từ trần của nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhậm Cầm rất có thể liên quan tới căn bệnh về phổi. Hiệt tại đã có thông tin chính thức về lễ viếng cố nghệ sĩ:

Nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm đột ngột ra đi!

Hoàng Nhuận Cầm sinh năm 1952 tại Hà Nội, là con đầu lòng của nhạc sĩ Hoàng Giác. Đang học dở khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1971, Hoàng Nhuận Cầm nhập ngũ, đã từng chiến đấu trong Sư đoàn 325B ở mặt trận Quảng Trị. Năm 1975, ông trở lại học nốt chương trình đại học và đến năm 1981 làm việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam. Hoàng Nhuận Cầm chuyển sang làm việc cho Đài Truyền hình Việt Nam trong một thời gian ngắn rồi quay trở lại Hãng Phim truyện Việt Nam năm 2005.

Thông tin về lễ viếng Nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm

Nhiều bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm mà phần lớn là thơ tình được các bạn đọc trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên yêu thích vì nó gắn với những kỷ niệm của tuổi trẻ, tình yêu với một giọng thơ trẻ trung, sôi nổi: Chiếc lá buổi đầu tiên, Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu... Ngoài thơ, ông còn sáng tác kịch bản phim và đã từng tham gia đóng phim.

Thông tin về lễ viếng Nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm

Hoàng Nhuận Cầm từng đoạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1972-1973, Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993 với tập thơ Xúc xắc mùa thu, giải Bông Sen Vàng cho biên kịch xuất sắc nhất phim Mùi cỏ cháy.

Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm: Cảm ơn đoàn làm phim, cảm ơn khán giả! Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm: Cảm ơn đoàn làm phim, cảm ơn khán giả!
Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm: Được sáng tác về Bác là niềm hạnh phúc lớn đối với anh chị em nghệ sỹ chúng tôi Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm: Được sáng tác về Bác là niềm hạnh phúc lớn đối với anh chị em nghệ sỹ chúng tôi

Vũ Anh