Phim hợp tác bị hạn chế, điện ảnh Hong Kong đánh mất bản sắc?

(TGĐA) - 'Bây giờ chúng ta còn có thể quay được bộ phim như Vô gian đạo không?', câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ. Xem ra, thời kỳ đỉnh cao của phim hợp tác đã qua rồi, niềm hy vọng 'phim hợp tác cứu điện ảnh Hong Kong' của xứ Cảng thơm có lẽ sắp tan thành mây khói.

Điện ảnh Hong Kong xuống dốc: Giải Kim Tượng năm nay là một minh chứng! Điện ảnh Hong Kong xuống dốc: Giải Kim Tượng năm nay là một minh chứng!
Sự 'mất tích' của điện ảnh Hong Kong Sự 'mất tích' của điện ảnh Hong Kong
Những bộ phim gây tranh cãi ở Hong Kong Những bộ phim gây tranh cãi ở Hong Kong
1. Phim hợp tác với Trung Quốc ngày càng nhiều, khiến điện ảnh Hong Kong đang dần đánh mất điểm đặc sắc riêng của mình
Phim hợp tác với Trung Quốc ngày càng nhiều, khiến điện ảnh Hong Kong đang dần đánh mất điểm đặc sắc riêng của mình

Đề tài ngày càng hạn chế

Dù năm 2019 Bắc Kinh đã nới lỏng các tiêu chuẩn đối với phim hợp tác, không hạn chế tỷ lệ diễn viên, đồng thời còn đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích, nhưng nhà sản xuất Điền Khải Văn thẳng thắn chỉ ra: “Số lượng phim hợp tác đang giảm sút, đề tài thì ngày càng trở nên đơn điệu”. Xét về đề tài, Điền Khải Văn cho rằng lợi thế của phim hợp tác là cung cấp “vùng đệm” cho Hong Kong và Đại Lục, có thể dàn dựng những đề tài hiếm hoi ở Đại Lục.

2. Vô gian đạo (3 phần) đã trở thành những thước phim cảnh phỉ kinh điển của Hong Kong, nhưng đã trở thành “một thời đã xa”
Vô gian đạo (3 phần) đã trở thành những thước phim cảnh phỉ kinh điển của Hong Kong, nhưng đã trở thành “một thời đã xa”

Nhà sản xuất Điền Khải Văn giải thích: “Ví dụ phim cảnh phỉ (phim cảnh sát tội phạm), không phải nói ở Trung Quốc không thể quay phim cảnh phỉ, mà là có những cấm kỵ, chẳng hạn cảnh sát nhất định phải là vai chính diện, điều này là do hệ tư tưởng của bản địa quyết định. Nhưng, đối với phim thương mại mà nói, tình tiết phim phải có sự mâu thuẫn, xung đột, phức tạp của nhân tính mới có thể hấp dẫn khán giả. Trong phim Vô gian đạo, cảnh sát có thể là nội gián của xã hội đen, lại muốn quay đầu làm người tốt, nhân tính phức tạp được thể hiện trong phim chính là yếu tố thương mại”.

Đây là lý do tại sao phim cảnh phỉ Hong Kong có thể trở thành kinh điển và có một lượng lớn khán giả trung thành. Trong phim cảnh phỉ, khán giả có thể nhìn thấy những mâu thuẫn, những dạng nhân vật khác nhau. Ngoài ra, trước đây phim hợp tác còn thể hiện sự khác biệt văn hóa giữa hai nơi, nhưng yếu tố này ngày càng ít thấy trong phim hợp tác những năm gần đây. Nhà sản xuất Điền Khải Văn nhận định, đây là kết quả được tạo nên từ việc phim hợp tác ưu tiên xem xét yếu tố lợi nhuận và giá trị thương mại của phim: “Vì phim hợp tác phải thông qua cơ chế phê duyệt của Cục điện ảnh Trung Quốc, đó cũng là vấn đề đầu tiên mà nhà đầu tư phải cân nhắc là phim có được phê duyệt hay không”.

Có thể nói, việc kiểm duyệt kép của công ty đồng sản xuất và Cục điện ảnh là hai rào cản khó khăn. Dù là công ty đồng sản xuất hay Cục điện ảnh cho rằng kịch bản có vấn đề, thì kịch bản sẽ được gửi trả để viết lại từ đầu, trong quá trình này kịch bản được chỉnh đi sửa lại rất nhiều lần. Kinh phí, diễn viên và êkíp làm phim ban đầu chủ yếu là từ Hong Kong, muốn quay một bộ phim, trước hết phải xác định đội ngũ diễn viên, nếu kịch bản chưa được phê duyệt, chưa xin được giấy phép quay phim, thì phim chưa thể bấm máy. Vấn đề là, bất kỳ bộ phim nào cũng cần lên lịch trước cho diễn viên và êkíp làm phim, còn phải chốt lịch trình chiếu càng sớm càng tốt để giành lợi thế quảng cáo và phát hành. Nếu gặp khó khăn trong khâu xét duyệt, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ quay phim.

Nhà sản xuất Điền Khải Văn cho biết thêm: “Vì thế để tránh rắc rối, đẩy nhanh quá trình phê duyệt, các nhà làm phim có năng lực sẽ vô thức tự kiểm duyệt trước. Từ tình tiết câu chuyện đến 1 – 2 câu thoại, hễ nội dung có thể gây tranh cãi đều bị loại bỏ hết”.

Để “hạ cánh an toàn” và thu được lợi nhuận trên thị trường, đề tài của phim hợp tác ngày càng hạn chế. “Những năm gần đây phim hợp tác ngày càng ít, Chuyên gia phá bom, Tảo độc đều là phim đề tài cảnh phỉ. Đối với nhà đầu tư mà nói, đề tài này khá an toàn, dễ được phê duyệt, được thị trường đón nhận. Những đề tài khác như thảo luận khác biệt văn hóa giữa hai nơi, mấy năm gần đây ngày càng hiếm thấy. Ngay cả khi có nhà đầu tư, cũng sẽ vì không lạc quan mà không dốc sức tuyên truyền, đây là quá trình chọn lọc tự nhiên, kẻ mạnh thì sống”.

“Dạy xong học trò, sư phụ chết đói”, đây là nỗi lo lắng thầm kín mà nhà sản xuất Điền Khải Văn đã sớm nhận ra đối với phim hợp tác: “Dần dần những thứ bạn biết, họ cũng sẽ biết, lúc đó không cần tốn nhiều tiền như thế để mời người Hong Kong sang Trung Quốc làm phim. Đặc biệt, nhiều vị trí kỹ thuật bị thay thế, nhưng thứ không thể thay thế là trí óc, sự sáng tạo. Do đó, chỉ những người xuất sắc mới có thể ở lại với thị trường phim ảnh Trung Quốc”.

Nắm bắt lợi thế phim thương mại, mở rộng kế hoạch phát triển phim

3. Nhà sản xuất Điền Khải Văn nhận định, điện ảnh Hong Kong nhờ có bản sắc riêng nên mới được khán giả nước ngoài đón nhận
Nhà sản xuất Điền Khải Văn nhận định, điện ảnh Hong Kong nhờ có bản sắc riêng nên mới được khán giả nước ngoài đón nhận

“Có phải điện ảnh Hong Kong đã trở thành dĩ vãng, mọi người không nên nhớ đến nó? Có phải phim Hong Kong chỉ còn là một thể loại của phim Trung Quốc?”. Và cái gì là phim Hong Kong? Khán giả còn cần phim Hong Kong không? Đâu là lối thoát cho phim Hong Kong? Tất cả đều là câu hỏi không thể trốn tránh đặt ra trước mặt các nhà làm phim Hong Kong. Đã đến lúc ngành công nghiệp điện ảnh cần mở rộng tầm nhìn, không thể mãi chìm đắm trong hào quang đã tắt.

“Chúng ta đã không còn đường lui, chỉ có thể tiếp tục đi theo con đường này”, nhà sản xuất Điền Khải Văn cảm khái: “Nhưng chúng ta không nên tự trói buộc mình – chúng ta phải quay ở Hong Kong, chúng ta là người Hong Kong, thì tác phẩm của chúng ta mới là phim Hong Kong. Hiện nay, phim Hong Kong vẫn có ưu thế, vẫn có thể vươn ra toàn thế giới”. Ông cho rằng, phim Hong Kong vì có điểm đặc sắc riêng, nên vẫn đủ sức cạnh tranh, điểm đặc sắc này là “Tư duy phim thương mại”.

Khác với phim Hong Kong truyền thống, phim Trung Quốc truyền thống là “quan điểm chính”, cho nên về thủ pháp thể hiện thương mại và sáng tạo nội dung đều có thiếu sót. Lấy ví dụ về thiết kế hình tượng nhân vật, điện ảnh Trung Quốc không thể sản xuất ra một bộ phim cảnh phỉ “hay”, nguyên nhân là giá trị quan quá rạch ròi “không phải đen thì là trắng”. “Hình ảnh người cảnh sát nhất định phải tích cực, vĩ đại, không có điểm yếu, người xấu nhất định phải độc ác, xấu xa, vô lương tâm”. Kiểu trình bày này quá đơn giản, nhân vật mỏng manh tất nhiên không đủ khả năng chống đỡ một câu chuyện có xương có thịt. Còn điện ảnh Hong Kong thì không phân chia quá rõ về ranh giới giữa thiện và ác, chẳng hạn trong phim Vô gian đạo, lực lượng cảnh sát có nội gián của xã hội đen; trong phim Người trong giang hồ, lưu manh cũng nói nghĩa khí, có hình tượng tích cực, loại nhân vật phức tạp này rất hiếm thấy trong phim Trung Quốc.

Mặt khác, dù phim Trung Quốc luôn muốn vươn ra nước ngoài, nhưng thị trường trong nước vốn đã rất béo bở, làm phim vẫn nhắm vào việc đáp ứng thị hiếu khán giả trong nước là chính, vì thế chúng ta thấy nhiều bộ phim có doanh thu phòng vé ở Trung Quốc cao ngất ngưởng, nhưng doanh thu ở nước ngoài lại rất ảm đạm.

Nhà sản xuất Điền Khải Văn phân tích: “Ví dụ như phim Chiến lang 2, Địa cầu lưu lạc, Xin chào Lý Hoán Anh ở Trung Quốc có doanh thu nằm trong top 3, ở Hong Kong lại không ăn khách”. Ông cho rằng, đây là do khán giả xứ Cảng thơm đã trải qua thời kỳ huy hoàng của ngành điện ảnh, chịu ảnh hưởng của phim Hong Kong và phim Hollywood, nên sẽ bài xích những nội dung liên quan đến quan điểm chính trong phim Trung Quốc một cách chủ quan.

4. Phim hợp tác mất đi “hương vị Hong Kong”, thì liệu còn có thể gọi là “phim Hong Kong” không
Phim hợp tác mất đi “hương vị Hong Kong”, thì liệu còn có thể gọi là “phim Hong Kong” không
Nguồn kinh phí cũng là bài toán nan giải, đóng vai trò lớn trong việc định hướng thị trường. Phim ảnh là mặt hàng đòi hỏi sự đầu tư, trong tay ai có tiền thì càng có quyền quyết định nội dung phim. Do kinh phí làm phim bị chi phối bởi nguồn vốn từ Trung Quốc, xem trọng doanh thu phòng vé ở thị trường 1,3 tỷ dân, phản ứng của thị trường Hong Kong đối với phim hợp tác không còn là mối bận tâm của nhà đầu tư, điều đó có nghĩa phục vụ cho thị trường Hong Kong theo “hương vị Hong Kong”, đã không còn là điều kiện tiên quyết đối với phim hợp tác.
‘Bão trắng 2: Trùm á phiện’ đậm đà hương vị điện ảnh Hong Kong ‘Bão trắng 2: Trùm á phiện’ đậm đà hương vị điện ảnh Hong Kong

(TGĐA) - Bão trắng 2: Trùm á phiện – tác phẩm hành động đậm chất xã hội ...

Điện ảnh Hong Kong xuống dốc: Giải Kim Tượng năm nay là một minh chứng! Điện ảnh Hong Kong xuống dốc: Giải Kim Tượng năm nay là một minh chứng!

(TGĐA) - Thời đại phồn vinh nhất của điện ảnh Hong Kong đã qua đi, ...

Sự 'mất tích' của điện ảnh Hong Kong Sự 'mất tích' của điện ảnh Hong Kong

(TG ĐA) - Hiện nay, Hãng Shaw đầu tư vào điện ảnh mỗi năm mỗi ...

Trịnh Nghi