(TG ĐA) - Hiện nay, Hãng Shaw đầu tư vào điện ảnh mỗi năm mỗi thấp, Gia Hòa đã dời trọng tâm đầu tư sang lĩnh vực khác, Tân Nghệ Thành cũng sớm biệt tăm biệt tích. Như thế, trong hoàn cảnh nền điện ảnh Trung Quốc đang vươn lên và phim ảnh Hong Kong đang tiến vào giai đoạn hoàng hôn như hiện nay, điện ảnh Hong Kong nên đi theo con đường nào?
Chung Hân Đồng trở lại phim trường sau 2 tháng kết hôn | |
Bí mật 7 bộ phim ăn khách nhất Hồng Kông |
Hợp tác sản xuất phim dần trở thành xu thế
Mấy năm trở lại đây, sự phát triển vượt bậc của thị trường phim ảnh Trung Quốc là điều mọi người đều nhìn thấy, thu hút rất nhiều công ty điện ảnh Hong Kong đổ xô đến đây “đào vàng”, họ chủ yếu hợp tác với nhà đầu tư Trung Quốc, đóng vai trò nhà sản xuất, cung cấp đạo diễn và diễn viên cho bộ phim, thể loại phim cũng nghiêng về thị hiếu của thị trường khán giả 1,3 tỷ dân, còn nhà đầu tư Trung Quốc thì cung cấp nguồn vốn dồi dào cho phim, ví dụ như phim Mỹ nhân ngư, Truy lùng quái yêu…
|
Tuy nhiên, nếu quay ngược về thời điểm mấy năm trước thì có thể phát hiện, lúc đó những bộ phim Hong Kong được tung ra tại thị trường Trung Quốc, phía sau luôn do một công ty điện ảnh Hong Kong phụ trách từ A – Z, từ dàn dựng, sản xuất đến phát hành, nhưng hiện tại thì trái ngược, loại phim này không mấy khả quan tại thị trường Trung Quốc, mặc dù mỗi năm thị trường Hong Kong cũng sản xuất ra một lượng nhỏ phim mang phong cách Hong Kong, ví dụ như phim Huỳnh Kim Hoa, Cuồng vũ phái… nhưng sau khi tiến vào thị trường Trung Quốc, doanh thu phòng vé khó vượt qua mức 10 triệu CNY.
Người trong ngành nhận định, giai đoạn này cục diện “thời kỳ giáp hạt” (lúa cũ đã ăn hết, lúa mới chưa chín, tạo ra cảnh thiếu đói) của điện ảnh Hong Kong đã là sự thật không cần phải bàn cãi, đến nay những đạo diễn và diễn viên vẫn hoạt động trong vũ đài điện ảnh và có đủ sức bảo đảm doanh thu phòng vé đều là người của thời đại hoàng kim.
|
Từ biệt thời đại hoàng kim
Điện ảnh Hong Kong từng có thời kỳ rực rỡ chói mắt. Thập niên 1970 – 1990 thế kỷ trước, từ phim võ thuật, hành động, cảnh sát tội phạm đến phim hài, võ hiệp… các thể loại phim “trăm hoa đua nở”, đồng thời cũng sản sinh ra một thế hệ đạo diễn và diễn viên có phong cách đặc sắc riêng. Từ đạo diễn Từ Khắc đến Ngô Vũ Sâm, từ Thành Long đến Lương Triều Vỹ, những người đến nay vẫn được ca tụng đã cùng nhau tạo dựng nên câu chuyện huyền thoại thuộc về điện ảnh Hong Kong.
Phía sau sự thịnh vượng của phim ảnh Hong Kong là sự huy hoàng của những công ty điện ảnh Hong Kong bản địa thời đó. Chẳng hạn năm 1958, Thiệu Dật Phu thành lập Hãng Shaw, từng hùng mạnh một thời, đồng thời đưa phim võ hiệp và phim Tết lên đỉnh cao; Trâu Văn Hoài cùng Hà Quán Xương và Lương Phong hợp tác thành lập hãng phim Gia Hòa vào năm 1970, đồng thời khởi xướng thể loại phim võ thuật hài, phim chọc cười châm biếm… đào tạo ra nhiều ngôi sao tầm cỡ như Lý Tiểu Long, Hồng Kim Bảo, Thành Long, Trương Mạn Ngọc…
|
Mà theo phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng lớn của phim võ thuật, phim hành động, đạo diễn Từ Khắc, nhà sản xuất Huỳnh Bách Minh và Mạch Gia cũng bắt tay thành lập Tân Nghệ Thành; ngoài ra nhiều công ty điện ảnh như Hoàn Á, Tinh Huy, Mỹ Á, Ngân Hà Ánh Tượng… cũng hình thành phong cách sáng tác mới mẻ, mỗi công ty chiếm lĩnh một vị trí nhất định trong lĩnh vực sở trường của mình.
Theo sự nổi dậy của thị trường phim ảnh Trung Quốc và sự tấn công của thị trường phim ảnh Hollywood, Đông Nam Á… mười năm trở lại đây phim Hong Kong khó lòng duy trì sự huy hoàng năm xưa, phương pháp làm phim cũ rích cùng với cảm giác nhàm chán do thiếu sự mới lạ về thể loại, khiến phim Hong Kong dần suy tàn. Hãng Shaw sản xuất cầm chừng, hãng phim Gia Hòa bị thu mua và không còn liên quan gì đến ngành giải trí nữa, Tân Nghệ Thành cũng vì nhiều vấn đề như phân chia lợi nhuận không đồng đều, có sự xung đột về ý tưởng sáng tạo… nên chỉ hoạt động 11 năm thì tuyên bố giải tán. Đối mặt với những cơn sóng lớn của thị trường, các công ty phim ảnh Hong Kong khác dù có thể tiếp tục sản xuất phim, sản lượng cũng cực kỳ thấp, cơ bản là một năm chỉ làm 1 – 2 bộ thậm chí mấy năm mới làm một bộ.
|
Sụp đổ hòng đột phá
Đối với sự suy yếu của phim Hong Kong, phó viện trưởng viện nghiên cứu sản nghiệp văn hóa đại học Bắc Kinh – Trần Thiếu Phong bày tỏ, phương pháp sản xuất cứng nhắc và nội dung, chỉ riêng một thứ cũng đủ khiến thị phần phim Hong Kong không ngừng thu nhỏ, mà sự phát triển nhanh chóng của phim Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn nhân tài và nguồn vốn của điện ảnh Hong Kong, đối với thị trường Hong Kong khá nhỏ hẹp mà nói, công ty điện ảnh rất khó đối phó với sự phân luồng của nhiều thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á, Hollywood, mà một số công ty còn đầu tư thất bại ở nước ngoài nên càng bị tổn thất nặng nề.
Có thể nào một lần nữa lấy lại sự huy hoàng năm xưa, không những gây tranh luận trong ngành, cũng trở thành kỳ vọng của các công ty điện ảnh Hong Kong. Theo cách nhìn của viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế văn hóa đại học kinh tài Trung Ương – Ngụy Bằng Cử: “Phim Hong Kong muốn tiến vào thị trường Trung Quốc chỉ có thể đi theo con đường hợp tác sản xuất. Mà trong thời đại internet phát triển với tốc độ nhanh, dòng phim online có lẽ sẽ trở thành chỗ dựa của các công ty phim ảnh Hong Kong”.
Từ cách nhìn của người trong ngành, do bị hạn chế về thời gian và không gian, số lượng phim chiếu rạp có hạn, cộng thêm giai đoạn hiện tại có rất nhiều phim được trình chiếu ở rạp, phim Hong Kong nếu muốn thông qua kênh này đạt doanh thu phòng vé cao thì sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khá lớn, mà trang mạng phim thì có thể không chịu ảnh hưởng về thời gian và không gian, đồng thời có thể trực tiếp giành lấy thị trường.
|
Thời gian gần đây giới điện ảnh Hong Kong bị thất thoát nhân tài, sau khi tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung qua đời, nhà sáng lập hãng phim Gia Hòa – Trâu Văn Hoài và nhà văn võ hiệp Tiêu Dật cũng lần lượt rời khỏi thế gian này. Cùng với sự ra đi của những nhân vật đã cống hiến cho điện ảnh Hong Kong, càng khiến người ta tiếc nuối thời hoàng kim của điện ảnh xứ Cảng thơm đang ngày một xuống dốc. |
Những bộ phim gây tranh cãi ở Hong Kong | |
Poster phim 'Huynh đệ ban' của điện ảnh Hong Kong bị chê 'quê mùa' |
Trịnh Nghi