Thực trạng điện ảnh hiện nay: Một vấn đề nan giải!

(TGĐA) - Nhìn vào thực trạng điện ảnh Việt Nam hiện nay, chúng ta cảm thấy thật lo ngại. Tình hình nhập khẩu phim, tình hình sản xuất phim cùng hệ thống rạp chiếu đều bộc lộ những bất cập. Nếu không có những giải pháp kịp thời, tương lai ngành điện ảnh thật ảm đạm…    

thuc trang dien anh hien nay mot van de nan giai 'Thúc đẩy điện ảnh Việt thời hậu Covid-19': Thách thức và cơ hội
thuc trang dien anh hien nay mot van de nan giai Quảng bá điện ảnh Việt Nam: Cần những yếu tố nào?
thuc trang dien anh hien nay mot van de nan giai
Tại ĐH Hội Điện ảnh toàn quốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ quan điểm của nhà nước về hãng phim nhà nước hiện nay và nhấn mạnh trách nhiệm này là của tất cả chúng ta

Nhà nước dường như không có những Dự án làm phim nào trong thời hạn 3 năm, 5 năm để khả dĩ làm ra một bộ phim nói về nghị lực tinh thần của con người Việt Nam, để có thể mang phim này đi dự các Liên hoan phim Quốc tế. Trong khi đó, các Hãng phim tư nhân lại rất năng động trong chuyện này. Nhưng những phim của họ gửi đi, đa phần là các phim thương mại cũ kỹ hay giải trí đơn thuần, thường bị loại ngay từ vòng ngoài.

thuc trang dien anh hien nay mot van de nan giai
Chúng ta vẫn đang cần một Luật Điện ảnh hoàn chỉnh và thích hợp để nâng tầm ngành điện ảnh

Nói về việc nhập khẩu phim. Luật Điện ảnh cũ đã không còn thích hợp. Luật không hạn chế số lượng phim được nhập, cũng không quy định tỷ lệ chiếu phim nội và phim ngoại ra sao. Vì vậy, mỗi năm, chúng ta nhập khoảng 300 phim nước ngoài. Trong khi đó, các Hãng phim trong nước chỉ sản xuất được khoảng 30 – 40 phim. Tỷ lệ này cho thấy, phim nội bị phim ngoại lấn át một cách không thể chấp nhận.

Tình hình này đã kéo dài hàng chục năm. Nhưng để sửa Luật Điện ảnh không phải là việc đơn giản. Phải qua nhiều khâu góp ý, sửa chữa, điều chỉnh. Phải qua nhiều cấp. Rồi trình Quốc hội. Và Quốc hội sắp xếp thời gian bàn bạc. Nếu các ý kiến nhất trí mới thông qua. Thời gian chờ đợi còn khá lâu.

Việc sản xuất phim hiện nay phần lớn nằm trong tay tư nhân. Việc Nhà nước đầu tư nhỏ giọt dẫn đến tình trạng, phim Nhà nước sản xuất hầu như không được ai biết đến. Một hãng phim, vài năm mới có một phim, đã lọt thỏm trong cơn bão truyền thông phim ngoại. Trong khi đó, phim do Nhà nước đặt hàng, lại không có kinh phí làm quảng cáo. Thậm chí, nhiều phim chất lượng không tốt, hệ thống rạp chiếu không nhận phát hành, đành “xếp vào kho” như một thời trước đây. Tình trạng này cũng đã kéo dài nhiều năm, nhưng không tìm ra cách khắc phục. Chung quy cũng do bài toán nhân tài. Các Hãng phim Nhà nước hiện nay, ngoài Quỹ đất có giá trị, hầu hết đều không còn nhiều nghệ sỹ có tài, có động lực.

thuc trang dien anh hien nay mot van de nan giai
Chúng ta cần nhiều hơn những LHP như LHPQT Hà Nội - HANIFF

Các Liên hoan phim do Nhà nước tổ chức vẫn được tiến hành. Nhưng nhiều Liên hoan phim mở ra, hầu như chỉ toàn phim thương mại. Trên thế giới, không có nước nào như nước ta, vốn là nước có thu nhập bình quân thuộc hàng thấp, nhưng lại có Liên hoan phim thương mại. Vấn đề ở đây là không ai có lỗi. Những phim thương mại chỉ nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Mỗi phim chỉ cần sống trong một hai tuần. Trong khi đó, mục đích của các Liên hoan phim đều nhằm tìm kiếm những gương mặt nghệ sỹ tài năng mới, những khuynh hướng phát triển mới của nghệ thuật điện ảnh. Những tiêu chí bình thường đó nhưng lại quá xa vời đối với Liên hoan phim Việt Nam.

thuc trang dien anh hien nay mot van de nan giai
Chúng ta có hiện thực, có tài nguyên nhưng thiếu những góc nhìn kiểu Ký sinh trùng như các nhà làm phim Hàn Quốc

Trong khi đó, cuộc sống xã hội của đất nước ta đang vận động với tốc độ rất lớn. Nhiều vấn đề của con người, của xã hội bộc một cách rất đáng lưu tâm nhưng dường như không được giới điện ảnh phản ánh. Những đô thị bị rạn vỡ về không gian, về các mối quan hệ nhân sinh. Những làng quê vắng bóng thanh niên, chỉ còn người già, con trẻ. Những khu công nghiệp nhìn bề ngoài lạnh lùng như khối thép nhưng bên trong chất chứa bao nỗi niềm của người lao động. Nhưng câu chuyện về buôn bán phụ nữ, trẻ em; những sự tha hóa đạo đức của những người có trách nhiệm…

Đó là những mỏ vàng cho bất cứ thể loại phim nào, dù nghệ thuật hay tuyên truyền, thậm chí cả thể loại thương mại, giải trí. Nhưng vấn đề là, làm sao kể chuyện cho hấp dẫn, thì cả hai khuynh hướng làm phim – nghệ thuật và thương mại – đều bất lực. Hầu hết chỉ quen làm loại phim giải trí dễ dãi, thương mại đơn giản. Họ đổ tội cho khán giả không thích loại phim “suy nghĩ đau đầu”.

thuc trang dien anh hien nay mot van de nan giai
Điện ảnh Việt mất cân bằng khi có quá nhiều phim giải trí mang âm hưởng hài

Ngoài lớp khán giả yêu phim ảnh một cách rất dễ dãi, vẫn còn đó lớp khán giả biết yêu phim và thưởng thức phim một cách rất chuyên nghiệp, rất sành điệu. Số này tuy không nhiều nhưng là hạt nhân, là trọng tài của những tác phẩm nghệ thuật điện ảnh đích thực. Nhưng rất tiếc, số khán giả trung thực, tinh tế này lại không có nhiều diễn đàn để nói lên chính kiến của mình. Hơn nữa, bản chất của họ là hoạt động theo nhóm nhỏ, không phải là đám đông. Vì vậy, nhiều khi tiếng nói của họ bị giới “truyền thông bất lương” lấn át…

Thực trạng gương mặt điện ảnh Việt Nam hiện nay không mấy sáng sủa. Điều quan trọng nhất là chúng ta đang rất thiếu những tài năng điện ảnh đích thực. Tài năng điện ảnh không thể tự phát mà thành. Nó là kết tinh của rất nhiều yếu tố và thời gian. Đã đến lúc, Nhà nước cũng như các nhà sản xuất tư nhân, nên có một cái nhìn mới về việc làm mới diện mạo điện ảnh Việt Nam để ít ra, các nước trong khu vực, biết đến một vài tên tuổi của điện ảnh nước ta.
thuc trang dien anh hien nay mot van de nan giai 'Thúc đẩy điện ảnh Việt thời hậu Covid-19': Thách thức và cơ hội

(TGĐA) - Trước thực trạng hiện nay, nhiều rạp chiếu trên thế giới nói chung ...

thuc trang dien anh hien nay mot van de nan giai Quảng bá điện ảnh Việt Nam: Cần những yếu tố nào?

(TGĐA) - Điện ảnh Việt Nam được khán giả quốc tế biết đến nhờ những thước ...

Đoàn Tuấn