Tiến sỹ Ngô Phương Lan – Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam: Hiệp hội ra đời xuất phát từ tình hình thực tế...

(TGĐA) - Trên cương vị mới, Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam, Tiến sỹ Ngô Phương Lan đã có những chia sẻ với TGĐA về những hoạt động cũng như phương hướng của một hiệp hội hoàn toàn mới nhưng cần thiết với nền điện ảnh Việt Nam thời điểm này.

tien sy ngo phuong lan chu tich hiep hoi xuc tien va phat trien dien anh viet nam hiep hoi ra doi xuat phat tu tinh hinh thuc te Đại hội thành lập Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam lần thứ 1: Tiến sỹ Ngô Phương Lan đắc cử vị trí chủ tịch!
tien sy ngo phuong lan chu tich hiep hoi xuc tien va phat trien dien anh viet nam hiep hoi ra doi xuat phat tu tinh hinh thuc te Gặp gỡ TS Ngô Phương Lan - Trưởng ban Ban Vận động thành lập Hiệp hội xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam

Xin chúc mừng bà vì Đại hội thành lập Hiệp hội Xúc tiến Phát triển điện ảnh Việt Nam đã thành công rực rỡ. Xin hỏi bà, ý tưởng thành lập Hiệp hội Xúc tiến Phát triển điện ảnh Việt Nam được bắt đầu như thế nào?

Trên thế giới, Hiệp hội xúc tiến phát triển điện ảnh của các quốc gia (Film Commission) thực hiện chức năng hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư sản xuất, liên doanh, liên kết với các nhà làm phim trong nước và quốc tế, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu điện ảnh, quảng bá bối cảnh quay phim ra thế giới, đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh chất lượng cao. Các mô hình Film Commission ở các nước đã thành công trong việc thực hiện chức năng của mình có thể kể đến như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia ở châu Á; Anh, Italia, Đan Mạch, CH Séc, Ba Lan ở châu Âu; Úc, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ...

tien sy ngo phuong lan chu tich hiep hoi xuc tien va phat trien dien anh viet nam hiep hoi ra doi xuat phat tu tinh hinh thuc te
Tiến sỹ Ngô Phương Lan - Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam

Hầu hết các nước trong cộng đồng ASEAN đã có Film Commission kể cả những nước có nền điện ảnh khiêm tốn như Campuchia, Lào, Myanmar. Riêng điện ảnh Thái Lan với hoạt động hiệu quả của Hiệp hội xúc tiến và phát triển điện ảnh Thái đã góp phần rất hiệu quả việc thu hút được nhiều dự án phim lớn của Hollywood và các nước tới thực hiện sản xuất phim, thậm chí nhiều trong số những phim đã sản xuất tại Thái Lan có bối cảnh, nội dung về Việt Nam. Ngoài ra, phải kể đến điện ảnh Hàn Quốc phát triển mạnh trong hơn hai thập kỷ qua cũng kéo theo sự phát triển mạnh của công nghiệp văn hóa, thời trang, mỹ phẩm và du lịch một phần nhờ hoạt động hiệu quả của Film Commission.

Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào, con người thân thiện. Trong mấy chục năm qua, một số dự án làm phim lớn của nước ngoài đã được thực hiện tại Việt Nam như Đông Dương, Người tình, Điện Biên Phủ, Người Mỹ trầm lặng, Kong: Đảo đầu lâu… khiến Việt Nam được nhiều nhà sản xuất phim quan tâm như một điểm đến hấp dẫn của các dự án phim lớn. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có một tổ chức chính thức nào thực hiện nhiệm vụ tập hợp các nhà sản xuất phim, các nhà đầu tư xúc tiến phát triển điện ảnh nhằm phát huy nội lực điện ảnh dân tộc, đồng thời kết nối, hỗ trợ cho các hãng phim nước ngoài đến Việt Nam hợp tác sản xuất phim.

tien sy ngo phuong lan chu tich hiep hoi xuc tien va phat trien dien anh viet nam hiep hoi ra doi xuat phat tu tinh hinh thuc te
T.S Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam phát biểu tại Đại hội

Mặt khác, trong khoảng mười năm gần đây, thị trường điện ảnh ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những thị trưởng tăng trưởng nóng trên thế giới, nhưng phim nhập ngoại chiếm tỉ lệ lớn. Phim Việt Nam có những bước tiến rõ rệt cả về số lượng và chất lượng với một số bộ phim đạt doanh thu cao, nhưng một phần rất lớn phim nội chịu nhiều rủi ro, thua lỗ vì còn tình trạng bất bình đẳng, chèn ép, áp đặt tỉ lệ ăn chia giữa nhà phát hành và nhà sản xuất phim. Nếu không được bảo vệ quyền lợi chính đáng và có cơ chế thuận lợi thì các doanh nghiệp sản xuất phim Việt Nam sẽ xuống dốc, thậm chí phá sản, khó duy trì tốc độ phát triển của điện ảnh như hiện nay. Vì vậy, việc thành lập Hiệp hội Xúc tiến Phát triển điện ảnh Việt Nam xuất phát từ tình hình thực tế của điện ảnh, là nhu cầu khách quan cần thiết để bảo vệ, hỗ trợ các nhà sản xuất phim, doanh nghiệp sản xuất phim và thúc đẩy điện ảnh Việt Nam phát triển.

Từ thực tế này, vì sự phát triển của điện ảnh Việt Nam, chúng tôi thấy cần thiết thành lập Hiệp hội Xúc tiến Phát triển điện ảnh Việt Nam. Trước tiên, một Ban Vận động thành lập Hiệp hội gồm 17 thành viên đã hình thành và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định công nhận (số 233/QĐ-BVHTTDL ngày 23/1/2019). Ban Vận động gồm những người từng giữ vị trí quản lý văn hóa/điện ảnh, lãnh đạo các doanh nghiệp và những người tâm huyết với sự phát triển của điện ảnh Việt Nam. Sau gần 6 tháng hoạt động tích cực và có hiệu quả, Ban Vận động đã thành công khi Bộ Nội vụ ra Quyết định số 483/QĐ-BNV ngày 11/6/2019 cho phép thành lập Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam. Và gần đây nhất, ngày 25/7/2019, Đại hội thành lập Hiệp hội đã thành công tốt đẹp.

Vậy nhiệm vụ chính của Hiệp hội là gì, thưa bà?

Hiệp hội Xúc tiến Phát triển điện ảnh Việt Nam tập hợp các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hướng đến làm ra nhiều bộ phim có chất lượng nội dung và nghệ thuật tốt, mang đậm tính nhân văn và bản sắc văn hóa dân tộc. Tập hợp các nhà đầu tư xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, các tổ chức cá nhân sẵn sàng hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư sản xuất, liên doanh, liên kết với các nhà làm phim trong nước và quốc tế, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu điện ảnh Việt Nam, quảng bá bối cảnh quay phim ra thế giới. Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực điện ảnh. Quảng bá du lịch Việt Nam thông qua các bối cảnh phim.

tien sy ngo phuong lan chu tich hiep hoi xuc tien va phat trien dien anh viet nam hiep hoi ra doi xuat phat tu tinh hinh thuc te
T.S Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam tại buổi họp Ban chấp hành lần thứ I của Hiệp hội

Mặt khác, thành lập Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh Việt Nam, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, đồng thời đáp ứng được mong mỏi của các nhà làm phim Việt Nam.

Trong Quyết định cho phép thành lập Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam nêu rõ: “Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển Điện ảnh Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo điều lệ được Bộ Trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước, của Bộ Nội vụ và sự quản lý của các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội”.

Trong phương hướng của nhiệm kỳ 1 đưa ra trong Đại hội có rất nhiều việc cần phải làm. Và ngay trong buổi chiều gặp mặt Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhận được những góp ý thực chất về những bước đi ngắn hạn trong những năm đầu, bà cũng hứa sẽ thực chất hóa những phương hướng đó bằng nhiều dự án. Xin hỏi bà, về chuyên môn, những dự án mà Hiệp hội hiện đang triển khai là gì?

Hiệp hội vừa thành lập nên tất cả công việc đều mới nằm trong kế hoạch, sẽ thông qua Ban chấp hành trong thời gian tới, sau đó sẽ phân công triển khai thực hiện. Có thể “bật mí” một số việc Hiệp hội sẽ tiến hành như sau:

Một là xây dựng trang thông tin điện tử (Website) của Hiệp hội với đầy đủ logo, nhận diện của của Hiệp hội và các thông tin về Hiệp hội.

Hai là xây dựng bộ tài liệu tổng hợp giới thiệu về môi trường làm phim tại Việt Nam cho đối tác nước ngoài để phổ biến và cập nhật trên trang Website và trên giấy những thông tin tổng hợp về việc hợp tác làm phim hoặc quay phim tại Việt Nam mà các đối tác nước ngoài cần biết. Các nội dung chính: thủ tục, chính sách, cơ sở hạ tầng và hậu cần, bối cảnh, địa điểm, các công ty sản xuất phim và cung cấp trang thiết bị, đội ngũ làm phim… Thông qua bộ tài liệu này, Hiệp hội phối hợp với các địa phương quảng bá các điểm quay phim tiềm năng và thu hút các hãng phim nước ngoài vào quay phim tại Việt Nam.

Ba là soạn thảo đề án và triển khai thành lập Quỹ xúc tiến của Hiệp hội để có nguồn tài chính thực hiện các hoạt động của Hiệp hội

Bốn là xây dựng kho dữ liệu điện ảnh Việt Nam gồm các thông tin liên quan đến hoạt động điện ảnh, sản xuất phim, đội ngũ các nhà làm phim Việt Nam…

Năm là liên kết, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất phim, trong đó, rất quan trọng là tư vấn, đề xuất với Đảng và Nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách điện ảnh phủ hợp, góp ý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), đề xuất chính sách ưu đãi thuế theo thông lệ quốc tế để thu hút các dự án sản xuất phim của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam (incentive), đề xuất chính sách cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền trong kinh doanh điện ảnh.

Sáu là đào tạo, hỗ trợ phát triển tài năng: tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nghề nghiệp điện ảnh với sự tham gia của chuyên gia nước ngoài. Bên cạnh đó hỗ trợ/ tìm đối tác hỗ trợ các dự án phim của các nhà làm phim trẻ tài năng.

Bảy là quảng bá hình ảnh của Hiệp hội và phát triển hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế. Bên cạnh việc triển khai việc hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh ở Trung ương và các địa phương, các tổ chức hội và hiệp hội, các doanh nhiệp, cá nhân sẵn sàng hỗ trợ phát triển điện ảnh Việt Nam, Hiệp hội sẽ đặt mối quan hệ hợp tác với các tổ chức điện ảnh khu vực và quốc tế như: Mạng lưới Ủy ban Điện ảnh châu Á (AFCnet), Hiệp hội các nhà sản xuất phim châu Á Thái Bình Dương (FPA), Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPA), Ủy ban Điện ảnh Hoa Kỳ (AFC), Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC), Mạng lưới khuyến khích phát triển điện ảnh châu Á (NETPAC), UNIJAPAN của Nhật Bản, Ủy ban điện ảnh châu Âu, Ủy ban Điện ảnh của các quốc gia khác có quan hệ truyền thống với điện ảnh Việt Nam, các Quỹ Điện ảnh và các Liên hoan phim quốc tế…

Theo gợi ý và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Hiệp hội sẽ có kế hoạch soạn thảo trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền các dự án nhằm phát triển nội lực điện ảnh dân tộc như kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng trường quay điện ảnh, đề án làm phim lịch sử, phim dành cho khán giả trẻ nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách. Đây là những mảng phim quan trọng nhưng đang rất thiếu và yếu của điện ảnh Việt Nam.

Xin cảm ơn bà và chúc Hiệp hội tiếp tục đạt được những thành công mới!

Hiệp hội Xúc tiến Phát triển điện ảnh Việt Nam (The Vietnam Association of Film Promotion and Development) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động liên quan sản xuất phim; các nhà đầu tư, xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam; các tổ chức cá nhân có xu hướng hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư sản xuất, liên doanh, liên kết với các nhà làm phim trong nước và quốc tế, mở rộng thị trường, quảng bá điện ảnh Việt Nam, đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh chất lượng cao, quảng bá du lịch Việt Nam thông qua phim ảnh. Tôn chỉ mục đích là tập hợp, đoàn kết, phát huy năng lực sáng tạo nhằm phát triển thương hiệu Điện ảnh Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế và xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam.
tien sy ngo phuong lan chu tich hiep hoi xuc tien va phat trien dien anh viet nam hiep hoi ra doi xuat phat tu tinh hinh thuc te Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam 'tiếp lửa' cho Ban chấp hành Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam
tien sy ngo phuong lan chu tich hiep hoi xuc tien va phat trien dien anh viet nam hiep hoi ra doi xuat phat tu tinh hinh thuc te Đại hội thành lập Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam lần thứ 1: Tiến sỹ Ngô Phương Lan đắc cử vị trí chủ tịch!

Triệu Phong