Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM

(TGĐA) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2023); 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2023); Nhà Văn hóa Điện ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh (được ủy nhiệm từ Viện phim Việt Nam) lần đầu tiên phối hợp với trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, thực hiện triển lãm Dấu ấn 70 năm Điện ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2023).

70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam: Phát huy truyền thống vẻ vang, vững bước vào giai đoạn mới 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam: Phát huy truyền thống vẻ vang, vững bước vào giai đoạn mới
Điện ảnh Cách mạng trong tâm tưởng của nghệ sĩ Điện ảnh Điện ảnh Cách mạng trong tâm tưởng của nghệ sĩ Điện ảnh

Triển lãm được diễn ra từ ngày 23/3 đến 6/4/2023 tại cơ sở 2 trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (288 Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A, Thành phố Thủ Đức).

Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM

Đến dự có Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Luân Kim; ông Lương Văn Nhiền - Bí thư Đảng ủy khối cơ sở Bộ VHTTD; Tiến sĩ Trịnh Đăng Khoa - Phó hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa TP. HCM; NSND Trà Giang - đại diện lãnh đạo cơ quan ban ngành liên quan thuộc Thành phố Thủ Đức và đông đảo sinh viên các khóa của trường.

Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM
Bà Nguyễn Thị Thúy Hà - Phó Viện trưởng Viện phim Việt Nam phát biểu tại buổi triễn lãm
Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM
Ông Trịnh Đăng Khoa - Phó hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa TP. HCM

Triển lãm nhằm phổ biến giá trị lịch sử và văn hóa của tư liệu, tài liệu, tác phẩm điện ảnh lưu trữ đến đông đảo công chúng. Thông qua các tư liệu, hình ảnh quý giá và những tác phẩm điện ảnh Việt Nam có giá trị nghệ thuật, sẽ cung cấp thêm cho công chúng một số dữ liệu thông tin về lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc nói chung, lịch sử Điện ảnh Cách mạng Việt Nam nói riêng, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống, đồng thời phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên.

Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM
Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM
Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM
NSND Trà Giang

Triển lãm giới thiệu hơn 200 bức ảnh về những sự kiện, tác phẩm và chân dung nghệ sĩ tiêu biểu đã góp phần phác họa nên diện mạo cũng như tạo dấu ấn riêng cho nền điện ảnh nước nhà trong 70 năm thông qua 3 chủ đề chính.

Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM
Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM

Chủ đề 1: Giới thiệu gần 20 ảnh tư liệu về sự ra đời của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam cùng 3 mốc son lịch sử như: Ngày 15/10/1947, tại chiến khu Bưng biền Đồng Tháp Mười, Bộ Tư lệnh Khu 8 Nam Bộ đã thành lập Tổ Nhiếp - Điện ảnh, trực thuộc Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh Khu, đặt nền móng hình thành Điện ảnh Cách mạng ở Nam Bộ; Tháng 7/1950, phòng Điện – Nhiếp ảnh được thành lập tại khu Đồi Cọ (Định Hóa, Thái Nguyên), trực thuộc Nhà Tuyên truyền và Văn nghệ của Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và ngày 15/3/1953, trên chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 147/SL lịch sử, thành lập "Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.

Chủ đề 2: Giới thiệu khoảng 30 ảnh tư liệu về 22 kỳ Liên hoan phim Việt Nam (1970 – 2021), giải thưởng điện ảnh Bông sen vàng và một số tác phẩm ghi dấu ấn lịch sử cho Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Qua 22 kỳ Liên hoan phim quốc gia, đã có hơn 130 tác phẩm điện ảnh thuộc các thể loại phim Tài liệu, phim Truyện và Hoạt hình được vinh danh. Trưng bày hình ảnh, áp-phích của 59 tác phẩm điện ảnh (43 phim tài liệu, 10 phim truyện, 6 phim hoạt hình) sản xuất thời kỳ kháng chiến (1953 – 1975) được trao giải thưởng Bông sen vàng tại các Liên hoan phim Việt Nam lần I (1970), II (1973) và III (1975); Trưng bày khoảng 10 ảnh về một số hoạt động, sự kiện nổi bật diễn ra trong thời kỳ này (lãnh đạo Đảng – Nhà nước thăm, gặp gỡ các đơn vị, nghệ sĩ điện ảnh…). Trưng bày hình ảnh, áp-phích của 25 tác phẩm điện ảnh (12 phim tài liệu, 8 phim truyện, 5 phim hoạt hình) sản xuất thời kỳ thống nhất và xây dựng đất nước (1976 – 1985) được trao tặng giải thưởng Bông sen vàng tại các Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IV (1977), V (1980), VI (1983) và VII (1985). Trưng bày hình ảnh, áp-phích của 44 tác phẩm điện ảnh (16 phim tài liệu, 16 phim truyện, 12 phim hoạt hình) sản xuất trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (1986 đến nay) được trao tặng giải thưởng Bông sen vàng tại các Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VIII (1988), IX (1990), X (1993), XI (1996), XII (1999), XIII (2001), XIV (2004), XV (2007), XVI (2009), XVII (2011), XVIII (2013), XIX (2015), XX (2017), XXI (2019) và XII (2021).

Chủ đề 3: Chân dung 76 nghệ sĩ điện ảnh được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” (theo từng đợt năm phong tặng: 1984, 1988, 1993, 1997, 2001, 2007, 2012, 2015, 2019). Từ những ngày đầu ra đời và trưởng thành trong kháng chiến, trải qua hành trình 70 năm xây dựng, phát triển, đến nay, điện ảnh Việt Nam đã có 76 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM
Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM

Ngoài ra, triển lãm còn chiếu phục vụ một số tác phẩm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam tiêu biểu như: Trận Mộc Hóa, phim tài liệu chiến sự đầu tiên do Điện ảnh Khu 8 Nam Bộ sản xuất năm 1948; Nước về Bắc Hưng Hải, Xưởng Phim Thời sự Tài liệu sản xuất năm 1959, phim tài liệu đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam đạt Huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva lần I – 1959; Chung một dòng sông, phim truyện đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, Xưởng phim Việt Nam sản xuất 1959, giải thưởng Bông sen vàng nhân kỷ niệm 20 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (1953 – 1973) công bố tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II – 1973; Đáng đời thằng Cáo, phim Hoạt hình đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, Xưởng phim Việt Nam sản xuất 1960, giải thưởng Bông sen vàng nhân kỷ niệm 20 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (1953 – 1973) công bố tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II – 1973; Cánh đồng hoang, Xí nghiệp phim Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh sản xuất 1979, phim truyện đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam đạt Huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 11 – 1981.

Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM
Bà Nguyễn Thị Thúy Hà - Phó Viện trưởng Viện phim Việt Nam đã trao tặng cho trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cuốn Áp phích phim Điện ảnh Việt Nam theo dòng lịch sử

Nhân dịp này bà Nguyễn Thị Thúy Hà - Phó Viện trưởng Viện phim Việt Nam đã trao tặng cho trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cuốn Áp phích phim Điện ảnh Việt Nam theo dòng lịch sử (Tập 1 từ năm 1953 – 2000), do Viện phim thực hiện.

Cũng tại buổi khai mạc 2 ca khúc trong phim Vợ chồng A Phủ - Bài ca trên núiCô Ba Sài Gòn - phim cùng tên được các sinh viên của trường thể hiện đầy cảm xúc và lắng đọng với chất giọng thật ấm đẹp, đã góp thêm phần ý nghĩa cho sự kiện triển lãm.

Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM
Sinh viên Nguyễn Thị Huyền Trang

Sinh viên Nguyễn Thị Huyền Trang - đội phó đội công tác xã hội, khoa di sản văn hóa năm 2 xúc động chia sẻ: "Sự kiện triển lãm mang một dấu ấn rất đặc biệt, nhất là đối với các bạn sinh viên ở lứa tuổi gen Z. Được thưởng thức, chứng kiến chặng đường 70 năm Điện ảnh Cách mạng qua từng giai đoạn lịch sử lại được thể hiện qua từng poster của các tác phẩm điện ảnh, các sự kiện và chân dung của những nhệ sĩ gạo cội đầy tài năng. Tất cả trước không gian ý nghĩa này giúp em như dừng lại cuộc sống thực tại để lắng chìm trong từng hình ảnh của các tên phim, hay đối diện trước 76 chân dung NSND – những nghệ sĩ gạo cội hóa thân thành những nhân vật hay xây dựng nên những tác phẩm vượt thời gian cùng giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế.

Là người con của quê hương Bác, em đặc biệt ấn tượng với mảng phim tài liệu đã ghi lại những thước phim trung thực quá trình lịch sử của công cuộc giữ nước và xây dựng đất nước tiêu biểu qua các tên phim: Cuộc đụng đầu lịch sử, Những chặng đường Cách mạng vẻ vang, Đường về Tổ quốc. Và qua sự kiện này đã thúc đẩy em có một định hướng về dự án tốt nghiệp là sẽ dựng bằng hình ảnh một giai đoạn phát triển lịch sử bằng chính những bộ phim tài liệu và chân dung những nghệ sĩ sáng tác".

Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM
Sinh viên Kim Thanh Ngọc

Ở một góc nhìn khác, sinh viên năm thứ 5 ngành Mỹ thuật đô thị, khoa Mỹ thuật, trường Đại học Kiến trúc TP.HCM - Kim Thanh Ngọc lại có cách nhìn khá sáng tạo: "Không gian buổi triển lãm nổi bật về dấu ấn của nền Điện ảnh Việt Nam, bên cạnh không gian vinh danh, giới thiệu chân dung nghệ sĩ tiêu biểu, áp phích các bộ phim được sắp xếp theo ba thời kỳ lịch sử đã đưa em đi vào cuộc du hành thời gian cùng với điện ảnh. Đi cùng nhu cầu đọc ngày càng cao hiện nay, ấn phẩm Áp phích phim Điện ảnh Việt Nam từ năm 1953 đến năm 2000 – Tập 1 được xuất bản rất đúng thời điểm và giúp thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên hiểu hơn về nền móng của ngành điện ảnh Việt Nam.

Em đặc biệt ấn tượng và xúc động với các áp phích phim trong thời kỳ kháng chiến (1953 - 1975), vì các bộ phim được thể hiện chủ yếu thông qua hội họa, các áp phích như các bức tranh được người họa sĩ thể hiện được lưu trữ như tài liệu lịch sử và dấu ấn về tranh cổ động của Việt Nam thời kỳ kháng chiến. Tác phẩm mà em ấn tượng nhất là áp phích bộ phim Đường về quê mẹ - năm 1971, khi xem áp phích, bối cảnh lịch sử, đã thôi thúc em về phải tìm hiểu ngay bộ phim.

Diễn ra đúng vào thời gian em nghiên cứu đề tài làm Đồ án tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học về Mỹ thuật đô thị. Buổi triển lãm giúp em thêm tư liệu sống động về sự đa dạng của mỹ thuật trong các ngành nghề khác, đặc biệt thông qua điện ảnh. Cách diễn đạt, tuyên truyền một bộ phim điện ảnh cũng là một tác phẩm mỹ thuật và một trong những nhiệm vụ của chuyên ngành là tạo ra không gian cho mỹ thuật, cho đô thị. Nên vinh danh các tác phẩm Điện ảnh Cách mạng tiêu biểu nằm trong lòng đô thị cùng sự tương tác của con người trong đô thị".

Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM
Sinh viên Trần Nhật Hoàng

Sinh viên Trần Nhật Hoàng - Phó bí thư đoàn trường, năm 3 khoa Du lịch bày tỏ thật tự hào khi được tham gia vào sự kiện ý nghĩa của ngành điện ảnh. "Được chiêm ngưỡng những giá trị và thành tựu của Điện ảnh Cách mạng qua quá trình 70 năm hình thành, phát triển và hội nhập. Em rất ấn tượng về mảng phim truyện qua triển lãm bật lên là sự tiếp nối, chuyển mình từ những bộ phim đen trắng đến phim màu. Từ những tác phẩm chiến tranh, đến hòa bình và hội nhập. Qua vị trí của công tác đoàn thể, từ thực tế ý nghĩa của chương trình em càng thêm có những định hướng về sinh hoạt, học tập, hay các công trình nghiên cứu khoa học của khoa cũng như tính đặc thù về văn hóa của trường sẽ có nhiều vấn đề được quan tâm từ những tác phẩm điện ảnh, hay chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng. Cần nhân rộng những sự kiện ý nghĩa như thế này trong các trường đại học trên cả nước".

Triển lãm 'Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam' lần đầu tiên được phối hợp thực hiện tại một trường đại học ở TP. HCM
Sinh viên Minh Quốc

Và cảm xúc rõ nhất đối với sinh viên Minh Quốc, năm 4 khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật - là MC của buổi lễ, đồng thời là người thể hiện rất thành công ca khúc Bài ca trên núi phim Vợ chồng A Phủ cho biết: "Lần đầu tiên nghe ca khúc, với em thật quá khó để mình có thể trình bày. Em đã phải nghe đi nghe lại nhiều lần cùng tìm hiểu về bộ phim. Ngoài hai nhân vật khá thành công, được thể hiện qua diễn xuất của hai nghệ sĩ tài năng (Đức Hoàn vai Mỵ và Trần Phương vai A Phủ), người xem không thể quên được khi bài hát vang lên trước hình ảnh đôi trai gái tủi cực, cơ hàn người Mông bỏ trốn khỏi nhà thống lý Pá Tra, nương náu trong một hang đá. Bài ca là lời hẹn ước son sắt, thủy chung của cặp uyên ương vùng cao: ví von, bầu trời thì có sao chiều, sao sớm, còn đầu núi thì có hai người yêu nhau. Và họ nguyện cùng 'đi cùng trời, khắp núi' với nhau. Sức sống mạnh mẽ, khát vọng cháy bỏng đòi tự do, hạnh phúc của người dân miền núi trong xã hội cũ - là chủ đề tư tưởng của bộ phim được thể hiện trọn vẹn trong Bài ca trên núi. Và em đã lấy chính cảm xúc của nhân vật cô Mỵ để thể hiện".

70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam: Phát huy truyền thống vẻ vang, vững bước vào giai đoạn mới 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam: Phát huy truyền thống vẻ vang, vững bước vào giai đoạn mới

(TGĐA) - Sáng 15/3/2023, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra Lễ Kỷ ...

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Điện ảnh Cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh với Điện ảnh Cách mạng Việt Nam

(TGĐA) - Ngày 15/3/1953, tại khu Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, ...

Vũ Liên