Vĩnh biệt đạo diễn - NSƯT Văn Lê: Cây viết, nhà làm phim chuyên về đề tài chiến tranh và lịch sử

(TGĐA) - Đạo diễn - NSƯT Văn Lê tên thật là Lê Chí Thụy, sinh ngày 2/3/1949 ở Gia Thanh, Gia Viễn, Ninh Bình. Ông nhập ngũ năm 1966, vào chiến trường B2 năm 1967 và về tạp chí Văn nghệ Quân Giải Phóng năm 1974. Sau 1975, ông công tác ở tuần báo Văn nghệ Giải Phóng, tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1977, ông tái ngũ chiến đấu ở Mặt trận 479, Campuchia, đến năm 1982 trở về công tác tại Hãng phim Giải Phóng cho tới năm 2010 thì nghỉ hưu.

vinh biet dao dien nsut van le cay viet nha lam phim chuyen ve de tai chien tranh va lich su Tiệc phim miễn phí tại Tuần phim Kỷ niệm 70 năm ngày Toàn quốc kháng chiến
vinh biet dao dien nsut van le cay viet nha lam phim chuyen ve de tai chien tranh va lich su Long thành cầm giả ca – Phim lịch sử Việt Nam có thể làm tại Việt Nam

Anh Lê Ngô Chí - con trai của đạo diễn xúc động chia sẻ: "Ông ra đi quá đột ngột do bị nhồi máu cơ tim. Trước đó, ba tôi vẫn bình thường, không có triệu chứng bệnh. Ông mất thật thanh thản, không dằn vặt, đau đớn… vào lúc 20 giờ 45 phút ngày 6/9 tại nhà riêng, hưởng thọ 72 tuổi".

Đạo diễn Văn Lê từng viết rất nhiều kịch bản phim, nhất là phim tài liệu và đạt rất nhiều giải thưởng cao. Về mảng phim truyện ông là tác giả kịch bản phim Long Thành cầm giả ca - tác phẩm đoạt giải nhất trong cuộc thi viết về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Long Thành cầm giả ca được NSND Đào Bá Sơn đạo diễn. Phim đoạt giải Cánh diều Vàng năm 2010 và Văn Lê đoạt giải biên kịch xuất sắc tại giải thưởng này.

Về mảng phim tài liệu có những kịch bản và đạo diễn các phim tiêu biểu như: Người công giáo huyện Thống Nhất đoạt giải Kịch bản phim tài liệu xuất sắc nhất tại LHPVN năm 1985; Giải kịch bản phim tài liệu xuất sắc nhất - Thiện và ác tại LHPVN năm 1993; Giải Bông sen bạc phim Cái Bến (do ông đạo diễn) tại LHPVN năm 1993; Giải Bông sen bạc phim Niềm vinh quang lặng lẽ do ông đạo diễn tại LHPVN năm 1996 và đồng Giải kịch bản xuất sắc cho phim ông viết tại giải thưởng này. Ngoài ra phim Niềm vinh quang lặng lẽ vinh dự nhận Giải A Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1996; Giải Bông sen bạc phim Yến và người (kịch bản và đạo diễn) tại LHPVN năm 1999; Giải Galaxy Truyền hình Nhật Bản phim Sài Gòn xuân 68; Phim Di chúc của những oan hồn do ông đạo diễn đoạt 2 giải thưởng lớn tại LHPVN năm 2001: Bông sen vàng cho phim và đạo diễn xuất sắc nhất; Phim H’nơn do ông đạo diễn đoạt Bông sen bạc tại LHPVN năm 2004…

Là người đa năng, sáng tác nhiều thể loại, ông từng xuất bản hơn 30 tác phẩm truyện, thơ và nhận được gần 10 giải thưởng văn học cao quý. Trong đó có 2 tiểu thuyết cuối cùng mà ông rất mong được làm phim là Phượng Hoàng (đề tài chiến tranh) và Cống nhân (đề tài lịch sử).

vinh biet dao dien nsut van le cay viet nha lam phim chuyen ve de tai chien tranh va lich su
Cố đạo diễn - NSƯT Văn Lê

Tại đám tang, NSND - đạo diễn Đào Bá Sơn mấy lần xúc động rơi nước mắt mỗi khi lặng lẽ đến thắp hương bên linh cữu của người anh, người đồng nghiệp trân quý. Từng làm 2 phim với anh Văn Lê và đều đoạt các giải thưởng cao, đó là phim tài liệu nhựa Những đám mây không dừng lại, đoạt giải Cánh diều Vàng năm 2008 và phim truyện điện ảnh Long Thành cầm giả ca, cũng đoạt giải Cánh diều vàng vào năm 2010.

Anh lắng nghẹn chia sẻ: "Mới hôm 31/8 đây tôi đến nhà nhà thăm anh. Hai anh em vẫn 'say' trao đổi bao ý tưởng, đầu việc. Tiếng anh Lê vẫn sang sảng và đặc biệt tâm huyết cùng 2 tiểu thuyết cuối cùng Phượng HoàngCống nhân được thực hiện thành phim truyện điện ảnh. Anh Lê là người thực sự có tài ở rất nhiều lĩnh vực. Anh mất đi, để lại trong trái tim những người đồng nghiệp, người bạn từng yêu quý anh thương tiếc vô cùng… Không biết khi nào có được người tài hoa như anh.

Có rất nhiều kỷ niệm trong đời và nghề nghiệp cùng anh, song tôi không thể quên kỷ niệm về 2 cái kết của Long Thành cầm giả ca. Ngoài việc anh Văn Lê luôn xuống hiện trường quay với tư cách tác giả, luôn chia sẻ, có trách nhiệm, gắn bó cùng tác phẩm… anh cũng đã có những góp ý trong những phân đoạn đinh… như hình ảnh cái kết của bộ phim. Và ở ý tưởng này thì giữa chúng tôi lại chưa hoàn toàn thống nhất. Sau khi được ban giám đốc chấp nhận, chúng tôi đã phải quay 2 cái kết của bộ phim và được xử lý rất khách quan khi chiếu cả 2 cái kết cho hội đồng duyệt phim có cả tôi và anh Lê dự. Và hình ảnh cái giếng kết phim của tôi đã gây hiệu quả nhiều hơn, được hội đồng duyệt, đến cả anh Lê khi đó cũng hoàn toàn nhất trí. Và thế là cái vỗ vai, nụ cười chia sẻ của anh cho cả tôi cùng tác phẩm…

Thế đấy ở cái nghiệp làm nghề, trong sáng tác rất cần có những hy sinh cá nhân của mình… và anh là người làm cho tôi thực sự kính nể như một người thầy. Anh luôn có kiến thức sâu rộng và cách nhìn xã hội sâu sắc, khoa học, tinh tế. Anh từng thỉnh giảng ở trường SKĐA về những vấn đề về phim tài liệu, cách kể, cách phát hiện, phát triển đề tài… Đã có nhiều đạo diễn trẻ (là học trò) làm phim khá thành công hiện nay, ngay cả ở Hãng phim Giải Phóng như các đạo diễn Đinh Thái Thụy, Đỗ Đại Tín, Đỗ Thoan…

Còn với tôi hiện đang đọc và chuyển thể kịch bản Cống nhân… hy vọng thời gian gần nhất tác phẩm sẽ thành phim như mong muốn của anh".

Có thể dùng những cụm từ và hình ảnh thế này sẽ vẽ ngay ra chân dung của Văn Lê… Một con người hóm hỉnh, thông minh và đáo để… Khi cáu bực là ngửa mặt ngay lên trời… thốt câu chửi thề… Ấy, thế là xong… xả sạch…

Đạo diễn Trần Ngọc Phong tâm sự: "Mới tuần trước ông có cuộc gặp gỡ với BGĐ và phòng Biên tập của Hãng phim Giải Phóng, nơi ông đã gắn bó mấy mươi năm và để lại một khối tác phẩm cùng giải thưởng đồ sộ để tư vấn cho vấn đề kịch bản phim tài liệu và phim truyện điện ảnh hiện nay do nhà nước đặt hàng, một cuộc gặp gỡ đầy thú vị và bổ ích cho lực lượng sáng tác trẻ của Hãng phim Giải Phóng. Vậy mà 20 giờ 45 phút ngày 6/9/2020 ông đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng sau một cơn nhồi máu cơ tim, thật nghiệt ngã!

Trong cuộc gặp gỡ ông nói chuyện sang sảng, cười to, minh mẫn và chúng tôi đã chúc mừng ông về sự cải thiện sức khỏe sau lần nhập viện vì bệnh tim, mời ông ăn trưa bún giò với anh chị em trong cơ quan. Ông ăn hết tô và khen ngon còn ngồi nói chuyện vãn đến 13 giờ chiều mới chia tay, vậy mà...".

Vĩnh biệt ông, một người lính cầm súng và cầm bút, trên mặt trận nào cũng để lại những chiến công, cho dù hoàn cảnh nào cũng dành phần chiến thắng. Chỉ trong cuộc chiến sinh tử của đời người ông phải đành nhắm mắt xuôi tay như một bộ phim tài liệu nổi tiếng mà ông làm biên kịch và đạo diễn Cuộc đổi mơi sinh tử...

Đạo diễn Đinh Thái Thụy: "Nghe anh bạn đồng nghiệp bên Hãng phim Giải Phóng báo tin buồn, tôi đã lặng đi một lúc lâu, thương chú! Chú là một trong những thế hệ tiền bối đầu tiên của Hãng phim Giải Phóng mà tôi may mắn được gặp, được học hỏi nhiều điều khi về đầu quân ở Hãng phim. Chú là người khắt khe, trực tính trong công việc nhưng lại rất bình dân, tình cảm trong cuộc sống. Luôn nhiệt huyết, khích lệ đối với thế hệ trẻ chúng tôi. Tôi may mắn được tham gia, làm việc cùng chú trong hai dự án phim điện ảnh do chú chuyển thể kịch bản từ tiểu thuyết của chú. Phim truyện điện ảnh Long Thành cầm giả ca của đạo diễn - NSND Đào Bá Sơn (tôi làm phó đạo diễn) và phim Mỹ nhân.

Điện ảnh Việt Nam nói chung, lại mất thêm một cây đại thụ. Hãng phim Giải Phóng lại mất đi một tiền bối có tài, có tầm và có tâm, đã dày công, góp sức, tạo nên thương hiệu Giải Phóng vang danh một thời. Thế hệ trẻ chúng tôi mất đi một người anh, người thầy trân quý…".

vinh biet dao dien nsut van le cay viet nha lam phim chuyen ve de tai chien tranh va lich su
Đoàn làm phim H’Nơn

Biên kịch Huỳnh Văn Nhị chia sẻ: "Sau khi có 2 kịch bản phim truyện được dựng thành phim, tôi được nhận vào phòng Biên tập Hãng phim Giải Phóng. Được làm việc cùng với các nhà biên kịch nổi tiếng: Phạm Thùy Nhân, Văn Lê, Ngụy Ngữ, Châu Thổ… tôi mừng vui khôn xiết.

Lần đó anh Văn Lê đến phòng biên tập sớm hơn thường lệ, với tiếng cười rôm rả, nét mặt tươi vui, nhưng lại nói: 'Tớ đang chán tớ đây. Dạo này viết rồi đọc đi đọc lại không thấy thích cho lắm. Này nhé, ngoài huyện Sông Hinh ở Phú Yên, có 2 người lên vùng đồng bào Ê Đê chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp đạt nhiều kết quả, Phạm Thùy Nhân phân công Huỳnh Văn Nhị đi Phú Yên tìm hiểu để viết một kịch bản phim tài liệu cho năm nay. Việc này nên giao cho người trẻ để có đột phá'.

Lần đầu viết phim tài liệu, tôi nêu những lo lắng của mình. Bởi vì lúc này mỗi năm Hãng chỉ có 1 chỉ tiêu phim tài liệu nhựa. Nếu kịch bản không ra gì sẽ ảnh hưởng đến công việc chung. Anh Văn Lê truyền kinh nghiệm, khi đi thực tế tiếp xúc để chọn người sau này lên phim, trước nhất phải xin phép người đó đồng ý cho ghi hình và dành thời gian làm việc cùng đoàn làm phim thì mới tìm hiểu tiếp. Chú ý khai thác những chi tiết độc đáo bằng việc làm, hành động để bộc lộ số phận của nhân vật. Vấn đề mà kịch bản xây dựng phải mang tầm vóc quốc gia.

Sau một tuần đi thực tế, kịch bản hình thành, anh đọc đi đọc lại, rồi khuyên tôi rằng phim tài liệu phải tư duy khác với phim truyện, làm phim tài liệu là tác chiến, lúc quay phim mới quyết định hình ảnh, nên trong kịch bản hình ảnh vừa cụ thể, nhưng phải khái quát thì sau này đạo diễn mới dễ dàng trong sáng tác. Anh chỉ ra những chỗ cần phải sửa. Tôi hoàn thành kịch bản Hai người đàn ông tình nguyện, gửi ra Cục Điện ảnh được duyệt, cũng là lúc anh phải vào bệnh viện Thống Nhất, vì bệnh gan hành hạ anh. Anh đề xuất đạo diễn Phan Quang Minh thực hiện phim.

Tôi viết xong kịch bản phim tài liệu H’Nơn vừa gửi cho phòng biên tập thì cùng đoàn làm phim Hai người đàn ông tình nguyện đi Phú Yên, sau khi đưa đạo diễn và chủ nhiệm đi tiếp xúc với nhân vật, tôi đi thực tế để viết kịch bản phim Văn Minh rừng. Khi ở Quảng Nam tôi gọi về, được tin anh Văn Lê nhắn phải về gấp. Lúc này điện thoại di động chưa nhiều nên việc liên lạc chỉ có vậy. Anh bảo kịch bản H’nơn đã biên tập xong và được duyệt làm phim, sẽ do anh làm đạo diễn. Tác giả phải cùng đi với đoàn làm phim. Anh muốn tôi biết những câu chữ trong kịch bản khi lên hình sẽ như thế nào để sau này viết kịch bản cho phù hợp hơn. Ở cùng phòng với anh trong suốt thời gian quay phim, anh tâm sự rất nhiều.

Với anh lao động quan trọng nhất của một người viết kịch bản là tìm đề tài. Người sáng tác phải có độ nhạy để bắt kịp với thực tế, với thời đại. Anh nhấn mạnh về số phận con người, qua đó thấy số phận của dân tộc và những vấn đề của thời đại đặt ra. Anh bảo bản sắc dân tộc là một hình dung từ, nhưng người sáng tác khi nắm được những gì là độc đáo nhất của dân tộc mình, của đất nước mình mà mình và bạn bè đều ngưỡng mộ thì đó mới là bản sắc, có vậy khi tiếp xúc với những nền văn hóa hóa khác, mình đầy đủ tự tin; Mình học người ta cái hay cái đẹp để làm giàu cho mình, nhưng mình vẫn là mình. Mỗi lần được làm phim là cơ hội để đóng góp một chút vào nền Điện ảnh nước nhà, nên phải cố gắng dốc hết tâm sức ra mà làm thì mới có tác phẩm đỉnh cao.

Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 tổ chức tại Buôn Mê Thuộc, phim Hai người đàn ông tình nguyện đoạt bằng khen, phim H’nơn đoạt Bông sen bạc. Tôi là tác giả kịch bản được thơm lây, thật khó nói hết lòng biết ơn về những gì mà anh Văn Lê đã công phu dìu dắt.

Cuối năm 2018, anh và tôi cùng đi nhận giải thưởng kịch bản cuộc thi Ngàn năm Thăng LongCon người thời đại Hồ Chí Minh. Anh đoạt giải nhất với kịch bản phim truyện Hai người đàn ông tình nguyện. Tôi đoạt giải ba kịch bản phim tài liệu. Được ở cùng phòng với anh, được anh tâm sự nhiều về chuyện làm phim. Vẫn nhiệt tình ấy, vẫn những suy tư canh cánh về điện ảnh, anh muốn khâu kịch bản phải hoàn hảo thì mới nói tới những khâu kế tiếp. Điện ảnh từng khâu đạt được sự hoàn hảo thì mới có tác phẩm Cứa vào lòng người xem.

Với anh, việc dìu dắt lớp trẻ như một chuyện bình thường, số biên kịch, đạo diễn trẻ được anh giúp rất nhiều, rồi anh cũng không nhớ. Chỉ biết rằng những người ấy khi gặp anh đều gọi bằng thầy. Trong sâu xa lúc nào tôi cũng đối xử với anh là đối xử với một người thầy.

Ngày 25/8/2020 anh đến phim Giải Phóng trao đổi về đề tài làm phim. Thế mà 11 ngày sau nghe tin anh ra đi trong sự bàng hoàng, thương tiếc. Lúc này chúng tôi mới ngớ ra là tại sao không ghi một kiểu hình nào để lưu niệm. Thực ra lúc ấy anh Văn Lê đã can: 'Thôi đừng bày vẽ, rách việc'. Khi trao đổi về việc muốn làm một phim chân dung về anh, anh từ chối. Bây giờ anh ra đi đột ngột, nên món nợ tinh thần với anh vẫn cứ canh cánh trong lòng…".

Dưới đây là những hình ảnh đồng nghiệp, bạn bè đến viếng NSƯT - đạo diễn Văn Lê:

vinh biet dao dien nsut van le cay viet nha lam phim chuyen ve de tai chien tranh va lich su
vinh biet dao dien nsut van le cay viet nha lam phim chuyen ve de tai chien tranh va lich su
vinh biet dao dien nsut van le cay viet nha lam phim chuyen ve de tai chien tranh va lich su
vinh biet dao dien nsut van le cay viet nha lam phim chuyen ve de tai chien tranh va lich su
vinh biet dao dien nsut van le cay viet nha lam phim chuyen ve de tai chien tranh va lich su Phim tài liệu 'Kỷ vật người lính': Đau nhói với hành trình băng rừng, vượt suối đi tìm hài cốt các liệt sĩ vô danh

(TGĐA) - Bằng cách dàn dựng theo cảm xúc chủ đạo của những người thân ...

vinh biet dao dien nsut van le cay viet nha lam phim chuyen ve de tai chien tranh va lich su Những vấn đề tồn đọng ở phim Tài liệu – Khoa học Việt Nam

(TGĐA) - Để đánh giá thực trạng phim Tài liệu – Khoa học hiện nay cũng ...

Vũ Liên