Colin Firth kể chuyện học nói lắp trong The King’s Speech

(TGĐA) - Trong lễ trao giải Oscar lần thứ 83 (2011), The King’s Speech đã giành được 4 giải thưởng quan trọng như: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Và với vai chính, nhà vua nói lắp, nam diễn viên Colin Firth đã được xướng tên tại rất nhiều LHP và giải thưởng điện ảnh uy tín khác sau đó. Để tìm hiểu về cách xây dựng Nhân vật lịch sử trong phim, tạp chí Thế giới điện ảnh giới thiệu bài phỏng vấn nam diễn viên Colin Firth về quá trình chuẩn bị cho vai diễn cũng như những trải nghiệm làm phim. Hy vọng độc giả có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi Điện ảnh thế giới nói chung và Hollywood nói riêng làm phim lịch sử và xây dựng hình tượng nhân vật lịch sử như thế nào? Vì sao hội đồng chấm giải Oscar và các Ban giám khảo LHP khác trên thế giới bị thuyết phục bởi bộ phim này.

Colin_Firth_trong_The_Kings_Speech

Colin Firth trong The King`s Speech

Vượt lên trên giải Oscar, The King’s Speech là một câu chuyện thực sự đặc biệt, giàu tính nhân văn, hài hước và cảm động về vị vua George VI của nước Anh, người đã nỗ lực vượt qua tật nói lắp của mình cũng như sự xấu hổ để trị vì đất nước khi người anh trai David thoái vị trong tình thế nước Anh đang phải đối mặt với cuộc chiến tranh Thế giới thứ hai. Nam diễn viên Colin Firth vào vai vua George VI, tên thường gọi là Bertie, có một tình bạn sâu sắc với bác sĩ Lionel Logue (do Rush thủ vai), người đã đóng góp công sức lớn trong việc chữa khỏi bệnh nói lắp cho vua. Bertie, một người đàn ông luôn sống trong sự ức chế và tủi hổ với căn bệnh nói lắp nhưng ông cũng giành nhiều sự quan tâm tới gia đình mình, là vị vua có trách nhiệm với đất nước mà ông phải cai quản. Đây là một vai diễn lớn, một vai diễn sở dĩ giành được những giải thưởng không phải vì đó là hiển nhiên mà đơn giản là bởi nó khiến người xem thấy xao lòng. Firth trò chuyện về áp lực khi đảm nhận vai diễn này, cách anh hiểu được nhân vật kì lạ mà mình sẽ vào vai, và giải Oscar, thậm chí là những đánh giá gây nhiều tranh luận đã tạo nên sức ảnh hưởng như thế nào để bộ phim nhỏ như The King’s Speech lại có thể hấp dẫn khán giả. Colin Firth thừa nhận rằng việc anh tập nói lắp để vào vai vua George VI là một trải nghiệm đầy đau đớn. Trong suốt quá trình làm phim The King’s Speech, anh cảm thấy mình luôn phải căng hết cổ họng và cơ mặt ra để diễn. Anh phải đối mặt với chứng đau đầu và trải qua chứng co cơ, đau dây thần kinh ở tay trái. Firth nói rằng, anh thậm chí còn cảm thấy mình đã bị tật nói lắp khi bộ phim đóng máy. Anh chia sẻ: “Thậm chí ngay lúc này đây khi tôi nói về chuyện đó, tôi vẫn sợ mình không nói trôi chảy được.” Với tất cả những nỗi đau về thể chất mà bệnh nói lắp gây ra cho Firth, có thể nói sự đền đáp bằng giải Oscar cho anh là hoàn toàn xứng đáng.

Anh có ước được nói chuyện với ai trong Hoàng Gia Anh khi chuẩn bị cho vai diễn này không?
Ồ có chứ. George VI có quá nhiều điều huyền bí và luồng thông tin không đồn đại bên ngoài cung điện. Nếu nhận một vai diễn, bạn sẽ muốn tự mình làm quen với thế giới trong con người đó. Nếu tôi đóng vai là một phi công hay một bác sỹ, có thể tôi sẽ muốn đi dạo lang thang với vị bác sỹ hay viên phi công nào đó trong ít phút để hỏi họ vài câu. Nhưng bạn không thể lang thang với những vị vua được. Họ không thể giúp bạn có thông tin tham khảo để thực hiện phim. Vì vậy vốn hiểu biết của bạn là rất cần thiết. Tôi bắt đầu từ con số O. Không có một chút am hiểu gì về gia đình này cả. Tôi đã gặp Thái tử Charles nhưng không khám phá ra bất cứ điều gì về ông ấy, bởi vì ông ấy chỉ có làm việc và làm việc. Ông ấy là một người rất lịch sự. Ông ấy có một thư kí riêng sắp xếp lịch gặp từng người cho ông. Tôi đoán là mình có thể học được điều gì đó bằng việc quan sát cách mọi người xung quanh cư xử như thế nào với ông ấy.

poster_phim_The_Kings_Speech

Poster phim The King's Speech

Vua George VI thể hiện một ý thức trách nhiệm sâu sắc và nhất định hầu hết mọi người sẽ nói rằng sự hiện diện của Nữ hoàng khiến cho họ cảm giác trách nhiệm y như vậy?

Điều này đã được xác nhận từ những gì mọi người nói về họ, và những được viết về họ. David, theo tôi đoán, là một người thiếu tinh thần trách nhiệm. Ông là một Hoàng tử hào hoa với bề ngoài ưa nhìn và bảnh bao. Tôi nghĩ rằng vì ông luôn tạo ra không khí vui vẻ nên quần thần luôn muốn vây quanh. Quân lính yêu mến ông còn Bertie chỉ như cái bóng và bị coi là vô tri vô giác. Ông đã bị hiểu lầm là một kẻ chậm hiểu, thậm chí những người viết tiểu sử hiện đại cũng nghĩ vậy. Nếu đọc các lá thư hoặc những trích dẫn của ông, bạn sẽ nghĩ ông không thể nào lại là người như thế. Ông có một cách nói rất tao nhã, là người đầy nghị lực dù bị mỉa mai. Tôi nghĩ ông bị đánh giá sai. Ông đã rất mệt mỏi với bệnh nói lắp của mình và mệt mỏi việc phải học cách để sửa cố tật này nhưng ông có một sự khiêm tốn và lòng nhân đạo. Khi việc thoái vị còn đang bị bỏ lửng, khi David đang cố gắng đưa ra quyết định, Bertie đã cố gắng kiềm chế để chờ đợi anh trai mình.

Tôi rất ngạc nhiên khi thấy những cơn giận dữ của vua George VI, làm thế nào để mọi chuyện được giải quyết và rồi ông ấy lại mất bình tĩnh?

Vì tôi không biết gì về ông ấy nên mọi thứ đều khiến tôi ngạc nhiên. Tôi không biết ông ấy nóng tính đến như vậy, nhưng đúng là ông ấy có tính đó. Hình như cả ông nội và bố của ông cũng như thế. Dù bạn không muốn thì nó vẫn di truyền cho những người trong gia đình bạn hay thực tế khi tất cả các kênh liên lạc đã bị chặn và bạn là một người thông minh, thì nếu bạn có tìm được cách để đưa tín hiệu ra bên ngoài cũng không có ai nghe thấy bạn. Thậm chí những dòng chữ cũng hạ bệ bạn vì bạn là người thuận tay trái. Nó sẽ như một ly cocktail bùng nổ nếu bạn kiềm chế một con người như thế. Tôi thấy những cơn giận dữ của ông ấy là hoàn toàn có thể hiểu được và chúng là một vấn đề.

Anh có thể nói về quá trình xây dựng nhân vật bị nói lắp như thế nào không?
Chúng tôi có thời gian 3 tuần tập diễn căng thẳng. Đúng ra là chỉ có hai tuần, nhưng Geoffrey đến sớm hơn một tuần để bắt đầu công việc bởi vì có quá nhiều việc phải bàn luận và giải quyết. Tôi đã hai lần vào vai người bị nói lắp nhưng mỗi lần đều có những cảm nhận khác biệt. Điều đó không giúp ích được gì bởi vì nhân vật trước là một con người khác, anh ta có những vấn đề khác và những cách khác để giải quyết vấn đề bởi vì anh ta là một con người khác. Chúng tôi phải bắt đầu lại từ đầu. Chúng tôi phải tìm ra cách để làm cho âm thanh nghe như thật và phải có sự đau đớn ở trong đó. Khán giả phải trải qua nỗi đau và sự buồn phiền. Việc đó phải giống như tự nhiên, không theo sắp xếp. Nhưng nếu giọng nói nghe không thật, nó sẽ là thảm họa còn nếu thật quá, quá nhiều đau đớn thì nguy cơ sẽ tạo ra hiệu ứng ngược làm mọi người khó chịu. Và bộ phim phải có một nhịp độ nhất định. Đấy là yếu tố về kỹ thuật. Điều này dường như sẽ kéo dài mãi mãi nhưng thực ra lại không phải là mãi mãi. Trong phim cũng có những cảnh hài hước. Đây là một nhiệm vụ phức tạp cần phải giải quyết và làm cách nào để mà có thể giải quyết được điều đó, tôi cũng không chắc nữa. Mọi việc rất khó khăn, tôi bị đau đầu. Tôi đã nghĩ nếu con người này thực sự phải đấu tranh để được nói thì đó là những gì họ phải vượt qua. Họ có thể phải căng cổ ra và gồng cơ lưng lên một cách có bài bản.

Hoàng Gia Anh có biết đến việc quay phim?