'Bà già đi bụi': Câu chuyện 'nỗi đau người già' từ hãng sản xuất 'Đào, phở và piano'

(TGĐA) - Chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, bộ phim Bà già đi bụi của đạo diễn Trần Chí Thành là một tác phẩm nhẹ nhàng, thấm thía nhưng cũng đầy xúc cảm về nỗi đau người già.

Đạo diễn Trần Chí Thành: 'Bà già đi bụi' vừa tạo áp lực nhưng cũng là sự khích lệ cho tôi! Đạo diễn Trần Chí Thành: 'Bà già đi bụi' vừa tạo áp lực nhưng cũng là sự khích lệ cho tôi!.
Thúy Diễm: Tôi đang rất sung sức! Thúy Diễm: Tôi đang rất sung sức!

Được sản xuất bởi Hãng Phim truyện I - đơn vị đứng đằng sau thành công của bộ phim chiến tranh Đào, phở và piano, Bà già đi bụi không phải là một tác phẩm mang màu sắc dữ dội và nhiều kịch tính mà lần này dưới góc nhìn cảm thông, sẻ chia và nhân văn, đạo diễn Trần Chí Thành đã làm nên bộ phim dễ đi vào lòng khán giả, khiến ai nấy cũng đều chiêm nghiệm và thấm thía thế nào mới là "nỗi đau người già".

Những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư không chỉ có hồn quê Nam Bộ với những con sông hiền hòa và cuộc sống lao động của người dân chất phác, nhân vật trong truyện của chị còn làm người ta trân trọng, đồng cảm về tâm tư, khát vọng và nỗi niềm, nhất là với hình ảnh người phụ nữ. Rất mừng khi làm ra Bà già đi bụi, đạo diễn Trần Chí Thành và biên kịch là NSƯT Phi Tiến Sơn không đánh mất cốt lõi đó mà tạo nên một bộ phim "vừa đủ".

'Bà già đi bụi': Câu chuyện 'nỗi đau người già' từ hãng sản xuất 'Đào, phở và piano'
"Nỗi đau người già" được thể hiện qua bộ phim Bà già đi bụi

Nhân vật chính của phim là bà Năm do NSƯT Minh Trang thể hiện, người phụ nữ gần như dành cả cuộc đời sống ở vùng miền Tây sông nước, chăm lo cho các con khôn lớn trưởng thành mà chưa từng rời khỏi quê nhà nửa bước. Rồi một ngày, bà quyết định gác lại những lo toan gia đình, rời khỏi nhà để đi tới nơi xa xôi thăm một người bạn - người trong ký ức chính là vị ân nhân năm xưa đã cứu mạng bà. Chuyến đi của bà Năm gặp phải nhiều trở ngại, không phải vì khoảng cách địa lý, mà là "khoảng cách" giữa bà và các con, khi gần như không một đứa con nào hiểu được tâm tư của người mẹ già, tìm đủ mọi cách để giữ chân bà ở nhà vì lo sợ chuyện không may xảy tới.

'Bà già đi bụi': Câu chuyện 'nỗi đau người già' từ hãng sản xuất 'Đào, phở và piano'

Đạo diễn Trần Chí Thành chọn kể chuyện đơn giản, nhẹ nhàng, không quá nhiều xung đột để gây kịch tính. Anh tập trung vào cảm xúc, tình cảm gia đình, các mối quan hệ của nhân vật trong phim làm sao để trở nên thuần chất.

Và với ngôn ngữ điện ảnh kết hợp cùng chất liệu văn học sâu sắc sẵn có trong truyện Nguyễn Ngọc Tư, hình ảnh "nước" xuất hiện với đầy những ý niệm, dòng nước hiền hòa miền Tây tượng trưng cho tấm lòng người mẹ bao dung, luôn yêu thương các con, nhưng cùng với đó khó thể không ấn tượng với cơn mưa xối xả, biểu tượng cho sự dâng trào xúc cảm khi bà Năm khao khát được hoàn thành ước vọng của mình.

Một lời khen khác cho phim với những cảnh quay góc rộng để quảng bá cho văn hóa đặc trưng của miền Tây khá vừa phải, văn minh, không lạm dụng nhưng vẫn cho ra đúng tinh thần điện ảnh.

'Bà già đi bụi': Câu chuyện 'nỗi đau người già' từ hãng sản xuất 'Đào, phở và piano'
'Bà già đi bụi': Câu chuyện 'nỗi đau người già' từ hãng sản xuất 'Đào, phở và piano'

Bà già đi bụi cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho ê-kíp, khi làm sao để khắc họa nội tâm người già, ở đây là một bà Năm quanh năm ngày tháng bị kìm kẹp, mắc kẹt với nỗi lo liệu rằng những đứa con, đứa cháu mình sẽ sống sao khi chẳng có mình ở bên. Và thế là hình ảnh mái nhà tranh giữa một trời biển mênh mông hiện ra, nơi chỉ có tiếng sóng vỗ dập dìu và chẳng còn những lo toan muộn phiền. Nơi đó dù chỉ có trong tâm tưởng của bà Năm, nhưng đủ để cho người xem cảm nhận và thông cảm cho thứ hạnh phúc riêng tư khỏa lấp đi trống trải.

'Bà già đi bụi': Câu chuyện 'nỗi đau người già' từ hãng sản xuất 'Đào, phở và piano'
Hình ảnh mái nhà tranh trước biển, tuy chỉ có ở tâm tưởng nhưng thể hiện cho khát khao được là chính mình của bà Năm

Phim cũng gắng đem tới nhiều hơn yếu tố thị trường, với những diễn viên được đông đảo khán giả yêu mến và biết tới như ngoài nghệ sĩ Minh Trang, còn có danh hài Tiết Cương và nữ diễn viên Thúy Diễm trong vai những người con của bà Năm. Yếu tố hài được đan cài vừa đủ, không quá lố và nếu ai không biết, sẽ nghĩ Bà già đi bụi là một bộ phim làm ra không phải theo đơn đặt hàng Nhà nước. Chỉ đáng tiếc đôi chỗ, thoại phim vẫn còn nhiều và giá như có sự tiết chế về lời thoại, phim sẽ tốt hơn trong mắt khán giả yêu điện ảnh thuần túy.

'Bà già đi bụi': Câu chuyện 'nỗi đau người già' từ hãng sản xuất 'Đào, phở và piano'
Bộ phim có nhiêu gương mặt quen thuộc như Tiết Cương, Thúy Diễm

Dẫu vậy, cốt lõi câu chuyện, chính là sự đấu tranh với chính bản thân mình, giữa những mong muốn cá nhân và trách nhiệm với gia đình của bà Năm, đã được ê-kíp Bà già đi bụi thể hiện tròn trịa. Nghệ sĩ Minh Trang đã lâu không trở lại màn ảnh, ít nhiều còn những chỗ diễn xuất chưa hoàn hảo, nhưng ánh mắt chất đầy tâm trạng của chị vẫn là một điểm nhấn khó quên.

Cuối tuần trước, Bà già đi bụi vừa có buổi ra mắt phim ấm cùng tại Hà Nội. Chia sẻ với TGĐA, ông Phan Đình Thanh - Giám đốc sản xuất nói rằng bộ phim được thực hiện với kinh phí vừa phải và mong muốn được trình chiếu thương mại trong thời gian sớm nhất để đông đảo khán giả có dịp thưởng thức. Bộ phim cũng nhận được Bằng khen của Hội Điện ảnh tại Lễ trao giải Cánh diều 2024 vừa qua.

'Bà già đi bụi': Câu chuyện 'nỗi đau người già' từ hãng sản xuất 'Đào, phở và piano'
Đạo diễn Trần Chí Thành: 'Bà già đi bụi' vừa tạo áp lực nhưng cũng là sự khích lệ cho tôi! Đạo diễn Trần Chí Thành: 'Bà già đi bụi' vừa tạo áp lực nhưng cũng là sự khích lệ cho tôi!
Thúy Diễm: Tôi đang rất sung sức! Thúy Diễm: Tôi đang rất sung sức!

Vũ Anh