Đạo diễn Karen Shakhnazarov: 'Hoặc là chuyển sang mô hình thị trường, hoặc trở lại hệ thống Liên Xô'

(TGĐA) - Giám đốc hãng “Mosfilm”, đạo diễn Nga nổi tiếng Karen Shakhnazarov, đã có cái nhìn cũng như câu trả lời thẳng thắn về nền điện ảnh Nga hiện nay cũng như câu chuyện về một thời nền điện ảnh Xô viết hưng thịnh.    

dao dien karen shakhnazarov hoac la chuyen sang mo hinh thi truong hoac tro lai he thong lien xo Andrey Konchalovsky: 'Càng ít tiền càng tự do'
dao dien karen shakhnazarov hoac la chuyen sang mo hinh thi truong hoac tro lai he thong lien xo Các đạo diễn Nga nói về Năm điện ảnh Nga
dao dien karen shakhnazarov hoac la chuyen sang mo hinh thi truong hoac tro lai he thong lien xo
Đạo diễn Karen Shakhnazarov

Thưa ông, những người sống dưới thời Liên Xô đang hồi tưởng về đất nước này qua những bộ phim thời ấy và hình như, nền điện ảnh Liên Xô có một thông điệp quan trọng về giáo dục con người?

Hãng Mosfilm có một bộ sưu tập phim Liên Xô cực lớn, được giới thiệu trên Internet và tôi thấy rất phổ biến trên thế giới. Tuần qua, trên trang YouTube của chúng tôi, có khoảng 13 triệu người xem. Trước hết là Nga, Ukraina, Kazakhstan, tiếp đến là Mỹ - 238 nghìn, Đức - 279 nghìn, Việt Nam - 130 nghìn, Israel và Ấn Độ - gần 100 nghìn, Thổ Nhĩ Kỳ - 75 nghìn, Ý - 75 nghìn, Anh - 66 nghìn, Indonesia - 62 nghìn, Tây Ban Nha - 60 nghìn, Pháp - gần 60 nghìn, Philippines... Nghĩa là, những gì chúng tôi đã làm dưới thời Liên Xô cần thiết cho mọi người và có một số ý nghĩa phổ quát. Vì sao vậy?

Không nên sùng bái điện ảnh Liên Xô, trong đó có rất nhiều phim dở. Nhưng điểm mạnh của điện ảnh Liên Xô là ở chỗ nó có một tư tưởng cụ thể, một nhiệm vụ quan trọng. Không phải ngẫu nhiên mà phương châm của LHP Moskva là “Vì chủ nghĩa nhân văn của nghệ thuật điện ảnh”. Khẩu hiệu này bắt nguồn từ nhiệm vụ chung mà hệ tư tưởng Xô viết đặt ra trước văn hóa - nó cần văn hóa để xây dựng con người mới. Điện ảnh cần giáo dục khán giả, để làm cho anh ta tốt hơn. Cuối cùng, điện ảnh trở nên gần gũi với khán giả. Bạn có biết nguyên tắc nghề nghiệp của thầy tôi Georgy Danelia là gì không? Ông nói: "Điện ảnh phải nhân hậu". Lời ông nói xác định bản chất của điện ảnh Liên Xô. Và khán giả cảm nhận điều đó, nó gần gũi với thông điệp bên trong của nền điện ảnh Liên Xô.

dao dien karen shakhnazarov hoac la chuyen sang mo hinh thi truong hoac tro lai he thong lien xo
Cảnh trong phim kinh điển Khi đàn sếu bay qua thời điện ảnh Xô Viết

Đừng nghĩ rằng các đạo diễn Liên Xô chỉ ngồi nghĩ làm thế nào cho khán giả tốt hơn. Nhưng khi bạn được dạy dỗ điều này từ nhỏ và được nghe người ta nói liên tục về nó, khi bầu không khí thấm đẫm điều đó, thì một cái gì đấy được tích tụ lại trong đầu óc bạn. Kết quả là chủ nghĩa nhân văn Xô viết thâm nhập vào tác phẩm của cả những tác giả không đặt ra những nhiệm vụ như vậy. Nghịch lý ở chỗ họ có thể mang tư tưởng bài Xô, nhưng đồng thời vẫn là nghệ sĩ Liên Xô. Ở đây thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa những gì trước đây và những gì chúng ta có hiện nay. Điện ảnh Liên Xô có một nhiệm vụ quan trọng gần gũi với mọi người. Còn nền điện ảnh hậu Xô viết thì không. Tôi chưa bao giờ làm phim về ý thức hệ, thời Liên Xô tôi làm phim về âm nhạc, nhưng thông điệp bên trong này cũng sống trong tôi. Và đạo diễn trẻ Nikita Mikhalkov lúc bấy giờ cũng không làm những bộ phim mang tính chất ý thức hệ, nhưng các tác phẩm của anh ấy tràn đầy chủ nghĩa nhân văn.

Thật kỳ lạ, nhưng về mặt này, hệ tư tưởng Xô viết kế tục truyền thống của văn hóa cổ điển Nga, mà hòn đá tảng của nó là tình yêu con người. Còn nhiệm vụ hiện nay của điện ảnh là gây bất ngờ và kiếm tiền, nhưng ngay cả việc kiếm tiền thì điện ảnh Liên Xô cũng làm tốt hơn điện ảnh Nga. Dường như mục tiêu nhân văn giúp nó thành công về mặt thương mại. Điện ảnh Nga đương đại rất muốn kiếm tiền, nhưng không thể, khác với điện ảnh Liên Xô, nó hoàn toàn không sinh lợi. Trong thời đại dịch hiện nay, các rạp chiếu phim đóng cửa. Điện ảnh, đặc biệt là điện ảnh Nga đương đại, không còn nữa. Bạn có cảm giác chúng ta đã mất một cái gì đó không?

Cá nhân tôi không có cảm giác đó.

Xin nêu một ví dụ thế này: Tôi hỏi các con tôi, hỏi những thanh niên khác, hỏi những người đứng ngoài mọi hệ tư tưởng về điện ảnh hiện nay, họ đều trả lời là không cần điện ảnh. Điện ảnh chỉ còn trên Internet, chủ yếu là điện ảnh Liên Xô hoặc nước ngoài, điện ảnh Mỹ. Còn điện ảnh Nga đương đại không cần thiết cả trên YouTube, và chẳng có bi kịch nào xảy ra cả, không có nó người ta vẫn sống tốt. Từ đây có thể kết luận rằng không ai mong chờ gì ở nền điện ảnh đương đại, rằng nó không thể nói bất cứ điều gì với mọi người, rằng những vấn đề của con người nằm ngoài điện ảnh. Vì vậy không ai nhận ra sự biến mất của nó. Người đương thời của chúng ta không có cảm giác mất mát điều gì đó khi không có những bộ phim mới. Tôi nghĩ rằng đối với khán giả Liên Xô, điều này có ý nghĩa hơn. Người dân Liên Xô chờ đợi những bộ phim mới, chúng mang lại cho anh ta những điều quan trọng, ngay cả trong chiến tranh. Dịch Covid-19 cho thấy điện ảnh đương đại chiếm vị trí như thế nào trong cuộc sống của khán giả. Hóa ra, không có gì cả.

Theo ông, nền điện ảnh của chúng ta có thể hồi sinh hay nó đã chết? Có thể, đại dịch sẽ là điểm khởi đầu cho sự phát triển - một cái gì đó sẽ chết, nhưng một cái gì đó sẽ ra đời?

Thật khó nói. Nhìn chung, dự cảm về tương lai của tôi rất nặng nề. Bây giờ kịch bản khan hiếm đến mức tôi thấy không biết bấu víu vào đâu. Nền kịch đương đại không phản ảnh cuộc sống. Rõ ràng, trong ba mươi năm gần đây, đã ra đời một thế hệ nghệ sĩ rất đặc thù, tôi không biết có thể mong đợi gì ở họ. Lịch sử có những giai đoạn thất bại, có lẽ, chúng ta đang ở một trong những giai đoạn đó. Vẫn phải hy vọng vào tương lai, nhưng nghịch lý còn ở chỗ điện ảnh Liên Xô phụ thuộc vào khán giả nhiều hơn điện ảnh Nga đương đại.

Ông sẽ làm gì nếu được bổ nhiệm chức tổng giám đốc điện ảnh toàn Nga và được giao nhiệm vụ hồi sinh nền điện ảnh Nga?

Tôi là giám đốc hãng “Mosfilm”, và nếu như dưới thời Xô viết, tôi có thể tham gia nhiều hơn vào việc hình thành nền điện ảnh như một hiện tượng. Nhưng hiện nay, tình hình đã khác. Dưới thời Liên Xô, nhà nước cấp kinh phí cho các hãng phim, và tại đây các đoàn làm phim được thành lập. Quả thật, rất nhiều điều phụ thuộc vào giám đốc hãng phim. Hiện nay, không phải như vậy, chúng tôi không nhận được tiền ngân sách và chủ yếu hoạt động như một nhà máy sản xuất phim. Chúng tôi làm những bộ phim của mình, nhưng, tất nhiên, hoàn toàn không phải như dưới thời Xô viết.

dao dien karen shakhnazarov hoac la chuyen sang mo hinh thi truong hoac tro lai he thong lien xo
Zashchitniki - Phim bom tấn của điện ảnh Nga năm 2017

Vấn đề của nền điện ảnh chúng ta là ở chỗ nó thoát thai từ hệ thống Xô viết, nhưng không bắt rễ vào bất kỳ một hệ thống nào. Nền điện ảnh của chúng ta nằm giữa hai chiếc ghế, và theo tôi, đây là vị trí rất bất tiện. Mọi rắc rối của chúng ta phát sinh từ đây. Hoặc là chuyển hẳn sang mô hình thị trường thuần túy, giảm bớt sự hỗ trợ của nhà nước, có thể, dành nó cho các nhà làm phim trẻ, và mọi thứ còn lại phó mặc cho thị trường. Sẽ khó khăn, nhưng rồi mọi chuyện sẽ ổn. Hệ thống này hoạt động ở Mỹ, ở Pháp, ở các nước khác. Ở Pháp, sự hỗ trợ của nhà nước rất ít ỏi, nước Pháp có nền kinh tế điện ảnh thị trường, thế nhưng, mỗi năm họ làm 400 bộ phim, và nhiều phim trong số đó, thẳng thắn mà nói, không tồi. Hoặc chúng ta trở lại hệ thống Xô viết.

Hiện nay nhà nước chúng ta thực sự là một nhà sản xuất. Nhà sản xuất này không tham gia vào việc hình thành phim mục và thị hiếu khán giả. Theo tôi, điều này không chấp nhận được. Nhà nước Liên Xô là một nhà sản xuất và đồng thời hình thành nên một đường lối sáng tạo. Vâng, đã xảy ra chuyện này chuyện nọ. Khi thì chúng tôi không được phép làm phim, khi thì bị chỉ trích. Nhưng dù sao vẫn có một nền điện ảnh.

Trong điện ảnh Liên Xô, công tác biên tập được tiến hành rất kỹ lưỡng. Kịch bản được viết đi viết lại từ 3 đến 6 lần. Hiện nay, người ta nghĩ rằng thời bấy giờ, nhiều bộ phim bị cấm chiếu chỉ vì lý do tư tưởng. Thực ra, không hẳn như vậy. Về cơ bản, những bộ phim không được chấp nhận là do trình độ nghệ thuật thấp. Có kiểm duyệt chính trị, nhưng chủ yếu, những đòi hỏi liên quan tới chất lượng chuyên môn. Các biên tập viên theo dõi sát sao trình độ nghệ thuật, 90% những gì họ làm liên quan tới kịch bản. Xét về mặt này, hệ thống Liên Xô rất giống với những gì Hollywood đang làm. Còn hiện nay, ở nước ta nhà biên tập phim đã biến mất...

Xin cảm ơn ông!

Vào giữa những năm bảy mươi của thế kỷ trước, khi tôi đến làm việc ở hãng “Mosfilm, ở đấy có Gayday, Ryazanov, Tarkovsky, Mikhalkov, Andron Konchalovsky, Shepitko, Alov và Naumov, Lotyanu, Solovyev, Grigory Naumovich Chukhrai. Marlen Khutsyev, Shukshin và Kolya Gubenko. Lúc bấy giờ, ở Mosfilm còn có cả Mark Zakharov. Và đấy mới chỉ là một hãng phim - bây giờ bạn tìm đâu ra những nhân vật tầm cỡ như vậy trong cả nền điện ảnh Nga
dao dien karen shakhnazarov hoac la chuyen sang mo hinh thi truong hoac tro lai he thong lien xo Sergei Gerasimov: Một cuộc sống dài lâu, một sức sáng tạo bền bỉ

(TGĐA) - Sergei Gerasimov - diễn viên, biên kịch, đạo diễn, nhà sư phạm nổi ...

dao dien karen shakhnazarov hoac la chuyen sang mo hinh thi truong hoac tro lai he thong lien xo Các đạo diễn Nga nói về Năm điện ảnh Nga

(TGĐA) - Năm điện ảnh Nga 2016 đã kết thúc, nhân dịp này phóng viên ...

Trần Hậu