Phụ nữ Châu Á dưới lăng kính Hollywood: Phân biệt chủng tộc đã ăn vào máu!?

(TGĐA) - Phụ nữ châu Á hoạt động điện ảnh tại Hollywood cho biết, họ bị đối xử phân biệt trong nhiều thập niên và phải đóng những vai xấu, mất nhân phẩm. Phụ nữ châu Á cũng bị mô tả ác ý trong nhiều bộ phim Hollywood. Nay họ nói đã đến lúc phải vùng lên để tạo ra sự thay đổi sau khi xảy ra cuộc thảm sát tại thành phố Atlanta của bang Georgia mà đa số nạn nhân là người châu Á, hành nghề massage để kiếm sống.

Không chỉ Covid-19, phân biệt chủng tộc cũng khiến làng giải trí Mỹ mất việc! Không chỉ Covid-19, phân biệt chủng tộc cũng khiến làng giải trí Mỹ mất việc!
Nạn phân biệt chủng tộc trên phim: Nỗi đau còn mãi Nạn phân biệt chủng tộc trên phim: Nỗi đau còn mãi
Netflix sa thải người phụ trách truyền thông vì phân biệt chủng tộc Netflix sa thải người phụ trách truyền thông vì phân biệt chủng tộc

Từ trường hợp của Kat Ahn

Nữ diễn viên Kat Ahn và bộ phim A Benihana Christmas khởi nguồn cho màn bông đùa miệt thị
Nữ diễn viên Kat Ahn và bộ phim A Benihana Christmas - khởi nguồn cho màn bông đùa miệt thị

Kat Ahn đang nghỉ ngơi sau một cảnh diễn vai phụ thì một đồng nghiệp lén ghi một dấu hiệu đầy ẩn ý trên cánh tay. Bị phản ứng dữ dội ông ta nói đó chỉ là trò đùa vô hại nhắc lại việc Kat Ahn từng đóng trong tập The Office của bộ phim A Benihana Christmas. Trong phim, nhân vật Michael Scott phải đánh dấu tay của một trong hai người nữ bồi bàn châu Á ông mang về từ một kỳ nghỉ để dễ phân biệt. Họ có tên chung là “Asian Hooters”. Trong tập phim trên, màn bông đùa ngu ngốc khiến Michael - kẻ vừa trở thành độc thân và khao khát tình yêu mới - phải trả giá. Nhưng nay nó được mang ra đùa không đúng chỗ đúng người. Gần 15 năm sau khi được chọn đóng trong bộ phim truyền hình này, sự phấn khích của diễn viên Kat Ahn người gốc Hàn xẹp xuống khi nó được mang ra làm trò bông đùa.

“Thực tế cho thấy, một diễn viên gốc Á không có quyền lực vì họ không là ngôi sao!”. Kinh nghiệm của bà phản ánh những loại vai mà diễn viên gốc Á luôn được giao từ nhiều thập kỷ qua trong một ngành công nghiệp vốn không dành cho họ cơ hội tiến thân. Những người có quyền quyết định tại Hollywood cũng không hề muốn thay đổi.

Báo cáo “2020 Hollywood Diversity Report” về tính đa dạng tại Hollywood do Đại học California ở Los Angeles (UCLA) thực hiện cho thấy 91% giám đốc điều hành tại các hãng phim lớn và cỡ trung là người da trắng, trong khi báo cáo hội nhập Annenberg Inclusion Initiatives do Đại học South Carolina (USC) thực hiện cho thấy chỉ có 3,3% đạo diễn của 1.300 bộ phim phổ thông nhất được phát hành từ năm 2007-2019 là người không da trắng. Đặc biệt, sự chênh lệch còn tồi tệ hơn đối với diễn viên châu Á. Họ thường bị giao các vai xấu, ngốc nghếch, bị xâm hại tình dục hay đầy tớ. Hầu như không có ai phản bác khi người châu Á bị mang ra làm trò đùa trong phim như diễn viên hạng 2.

Phụ nữ châu Á thường chỉ được giao vai phụ, mua vui và không có cơ hội tiến thân
Phụ nữ châu Á thường chỉ được giao vai phụ, mua vui và không có cơ hội tiến thân

Khi nghe truyền thông đưa tin về gã đàn ông da trắng bị buộc tội giết tám người, sáu là phụ nữ gốc Á, tại các spa ở thành phố Atlanta thuộc bang Georgia và đổ lỗi cho “chứng nghiện tình dục” đã làm y xem spa như “một nơi truỵ lạc và cám dỗ” cần phải “loại bỏ”, học giả điện ảnh Celine Parreñas Shimizu lên tiếng cảnh báo “thảm kịch này chính là một phần của căn bệnh đã có từ lâu, trong đó xem cơ thể phụ nữ châu Á là nơi để thực hiện hành vi đồi bại”. Những vai diễn trên màn ảnh chỉ phản ảnh vấn nạn thích hạ thấp nhân phẩm phụ nữ châu Á trong phim. Vụ thảm sát ở Atlanta xảy ra trong bối cảnh tội ác thù hận chống người châu Á đang tăng, và cả hai đã gây tác hại rất lớn cho các cộng đồng người Mỹ gốc Á. Ở Hollywood, sự kỳ thị thể hiện một cách kín đáo hơn trong những bộ phim như A Benihana Christmas, hay bộ phim hài Scrubs mà nhân vật trung tâm, bác sĩ Kelso, chuyên dụ đỗ phụ nữ châu Á. Nó được “biểu tượng” rõ nhất qua câu thoại nổi tiếng “Me so horny” của một cô gái mại dâm Việt Nam trong bộ phim Full Metal Jacket (1987) của đạo diễn Stanley Kubrick mà nhiều đàn ông Mỹ thường lặp lại khi đối diện một phụ nữ châu Á. “Ở Hollywood, người ta ít thấy người Mỹ gốc Á như một diễn viên thực thụ mà chỉ là phông nền cho các diễn viên khác. Những câu chuyện đã được kể trong giới hạn dân số học như vậy” - Celine Parreñas Shimizu nói.

Óc phân chủng đã ăn vào máu và triển vọng thay đổi

Ngay trước khi thương tiếc những đồng hương đã mất ở Atlanta, người gốc Á làm việc tại Hollywood đang ăn mừng những thành tựu quan trọng mà các đồng nghiệp của họ đạt được. Oscar vừa qua, nhà làm phim Trung Quốc Chloé Zhao đã trở thành phụ nữ châu Á đầu tiên được giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất và cả Phim hay nhất, trong khi đó, nữ diễn viên người Hàn Yuh Jung Youn giành giải Nữ phụ xuất sắc nhất. Steven Yeun, cũng trong Minari - người Mỹ gốc Hàn, trở thành người Mỹ gốc Á đầu tiên góp mặt ở hạng mục Nam diễn viên chính. Tham gia cùng Yeun là nam diễn viên Anh Riz Ahmed, người gốc Pakistan đầu tiên được đề cử hạng mục này.

Phụ nữ Châu Á dưới lăng kính Hollywood: Phân biệt chủng tộc đã ăn vào máu!?
Là phụ nữ châu Á đầu tiên được đề cử Oscar, Chloé Zhao có thể là hạt nhân thay đổi định kiến ở Hollywood
Là phụ nữ châu Á đầu tiên có giải Oscar, Chloé Zhao có thể là hạt nhân thay đổi định kiến ở Hollywood?

“Tiến độ thay đổi dù chậm, nhưng đáng khích lệ. Thành công về doanh thu phòng vé của Crazy Rich Asians cách đây vài năm đủ để các nhà sản xuất phim Hollywood kể thêm những câu chuyện về người châu Á. Nếu người châu Á có khả năng làm việc trong lĩnh vực tài chính thì chúng tôi cũng có thể kiếm tiền cho Hollywood”. Nữ diễn viên Jamie Chung, người Mỹ gốc Hàn, nhận định. Sau khi xuất hiện trong The Real World, Jamie Chung đã khẳng định mình là diễn viên có khả năng trong các vai khách mời khác, dù cô phải khoe da thịt hơi nhiều. Cô coi vai diễn Ji-Ah gần đây trong bộ phim siêu nhiên Lovecraft Country là một bước ngoặt trong sự nghiệp. Bộ phim dành trọn một tập cho nhân vật này, một y tá Hàn Quốc bị kumiho, một linh hồn chết chóc nhập vào. Jamie Chung có không gian để “diễn” mối quan hệ căng thẳng của Ji-Ah với mẹ cô và những cảm xúc mâu thuẫn với một lính Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Kumiho quyến rũ đàn ông trước khi giết họ, nhưng Ji-Ah đã phá bỏ định kiến ​​trên màn ảnh về phụ nữ Đông và Đông Nam Á.

Phụ nữ Châu Á dưới lăng kính Hollywood: Phân biệt chủng tộc đã ăn vào máu!?
Ngôi sao Minari Yuh Jung Youn trở thành nữ diễn viên Hàn Quốc đầu tiên giành giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 93
Những phim Crazy Rich Asians ở Hollywood chưa nhiều
Những phim Crazy Rich Asians ở Hollywood chưa nhiều

Quay trở lại thập niên 1980, Renee Tajima-Peña học giả người Mỹ gốc Á kiêm nhà làm phim từng được đề cử giải Oscar đã nghiên cứu “đóng góp của sự phân đôi giữa rồng và hoa sen vào quá trình làm méo mó diện mạo của phụ nữ châu Á”. Tajima-Peña nói: “Hiện nay, đây vẫn là suy nghĩ mang tính huyễn hoặc về hình ảnh chính của người Mỹ gốc Á: hoặc là thiểu số hoá rồng nguy hiểm, xấu xa hoặc là đa số hoa sen phục tùng, bị lạm dụng”. Còn nhớ, năm 1875, phụ nữ người Hoa bị hạn chế nhập cư vào Mỹ vì bị coi là gái mại dâm và mang mầm bệnh! Đạo luật The Chinese Exclusion Act ban hành chưa đầy một năm sau đó đã chính thức đưa chủ nghĩa phân chủng chống châu Á vào lịch sử Mỹ. Tajima-Peña nhận định: “Những định kiến đối ​​với người châu Á ngày càng tăng; và khi điện ảnh xuất hiện, nó được thể hiện cả trong phim”.

“Tình dục là một phần của cuộc sống, nhưng thật không may, nó được sử dụng một cách vô kỷ luật đối với phụ nữ châu Á” – một diễn viên gốc Á nói.

Anna May Wong, được xem là ngôi sao điện ảnh người Mỹ gốc Hoa đầu tiên, nổi lên vào thập niên 1920 với bộ phim câm The Toll of the Sea và sau đó là The Thief of BaghdadDaughter of the Dragon. Mặc dù tài năng được công nhận, Wong cảm thấy mệt mỏi với những vai diễn bà nhận được và có lúc bà bỏ sang châu Âu làm việc một thời gian vì quá chán bị Hollywood “đo ni đóng giày” vai diễn. “Tại sao diễn viên gốc Á luôn phải là nhân vật phản diện, tàn nhẫn, giết người, xảo quyệt?” - bà trả lời phỏng vấn năm 1933 của tờ The Los Angeles Times. Theo Tajima-Peña, “Luôn luôn có ‘sự tưởng tượng tiêu cực’ về phương Đông, và sự tưởng tượng này càng được củng cố khi người Mỹ tham gia nhiều cuộc chiến tranh ở châu Á. Ví dụ bộ phim Full Metal Jacket phô bày hoạt động mại dâm trong chiến tranh Việt Nam, xem phụ nữ là ‘hàng hoá mua vui’ cho lính Mỹ. Sự xuyên tạc ăn sâu vào văn hóa Mỹ và len lỏi vào các bộ phim như Sex and the City, trong đó có tập nói về một quản gia châu Á tìm cách phá hoại mối quan hệ của sếp nam với nhân vật Samantha để trục lợi tình dục. Một trong những trò đùa đáng nhớ nhất từ ​​bộ phim điệp viên hài Austin Powers in Goldmember là cặp song sinh người Nhật Fook Mi và Fook Yu bị cố tình phát âm tục tĩu trước khi họ massage cho Austin!

Anna May Wong - nữ minh tinh người Mỹ gốc Hoa đầu tiên từng chán nản vì định kiến ở Hollywood
Anna May Wong - nữ minh tinh người Mỹ gốc Hoa đầu tiên từng chán nản vì định kiến ở Hollywood

Khi các diễn viên gốc Á tìm thấy nhiều cơ hội hơn ở Hollywood, sức nặng đại diện cho toàn bộ cộng đồng dồn lên vai họ. Crazy Rich Asians, The Joy Luck Club (1993) hay The Farewell của đạo diễn Lulu Wang và Minari của đạo diễn Lee Isaac Chung, dù nhận được nhiều lời khen ngợi vì nhưng chưa đủ để phục hồi phẩm giá và danh dự cho phụ nữ Mỹ gốc châu Á. Tajima-Peña dự đoán những miêu tả trên màn ảnh về người châu Á sẽ phát triển để trở nên đa dạng hơn khi những người da màu có được quyền lực phía sau hậu trường.

Anne Hathaway chống “thiên vị da trắng” trong vụ đâm người trên xe lửa Anne Hathaway chống “thiên vị da trắng” trong vụ đâm người trên xe lửa
Đạo diễn ‘Thor: Ragnarok’ tố New Zealand phân biệt chủng tộc Đạo diễn ‘Thor: Ragnarok’ tố New Zealand phân biệt chủng tộc
Chloe Bennet phải đổi họ để khỏi bị Hollywood kỳ thị Chloe Bennet phải đổi họ để khỏi bị Hollywood kỳ thị
Đạo diễn Kathryn Bigelow muốn thảo luận về phân biệt chủng tộc Đạo diễn Kathryn Bigelow muốn thảo luận về phân biệt chủng tộc

Trung Nguyên