Quảng bá và phát triển điện ảnh Việt Nam qua việc xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến?

(TGĐA) - Việc quản lý và kiểm soát phim trực tuyến thế nào trong thời đại công nghệ 4.0 vẫn là bài toán loay hoay với các cơ quan chức năng ngay cả khi Luật điện ảnh sửa đổi được ra đời. Ngày 5/8/2022 vừa qua, Cục điện ảnh có tổ chức một hội thảo lấy ý kiến góp ý cho việc Xây dựng trung tâm Phát hành và Phổ biến phim trực tuyến tại TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Thế giới điện ảnh xin giới thiệu tới bạn đọc bài tham luận của PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú – Chú tịch Hội điện ảnh Việt Nam.

'Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến': Nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay 'Xây dựng trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến': Nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Điện ảnh Việt: Phân loại phim thế nào thì hợp lý? Điện ảnh Việt: Phân loại phim thế nào thì hợp lý?
Họp mặt Ban Lý luận – Phê bình và Ban công tác hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam phía Nam nhiệm kỳ IX (2020-2025) Họp mặt Ban Lý luận – Phê bình và Ban công tác hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam phía Nam nhiệm kỳ IX (2020-2025)
Thời đại 4.0, khán giả có thể ở nhà và thưởng thức phim qua nhiều ứng dụng trực tuyến từ trong nước đến nước ngoài
Thời đại 4.0, khán giả có thể ở nhà và thưởng thức phim qua nhiều ứng dụng trực tuyến từ trong nước đến nước ngoài

Thưởng thức phim chỉ cần 1 cú click!

Hầu khắp toàn cầu và tại Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học công nghệ ngày càng chiếm ưu thế và mở rộng tới chóng mặt mọi hình thức phổ biến phim trên không gian mạng. Trong khi hoạt động phổ biến phim tại hệ thống rạp chiếu bóng công cộng bị ảnh hưởng nặng nề bởi giãn cách xã hội vì đại dịch Covid - 19, thì hình thức phổ biến phim trên không gian mạng càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Không gian phổ biến phim giờ đây đã và đang biến đổi toàn diện. Không chỉ vài tuần hay vài tháng tại rạp, tuổi thọ của các bộ phim có thể kéo dài gấp nhiều lần so với trước đây, thậm chí là vô tận nhờ việc phát trên truyền hình và các nền tảng kỹ thuật số. Theo đó, việc liên kết giữa điện ảnh với truyền hình và các nền tảng số đã giúp tối ưu hóa giá trị tác phẩm điện ảnh, lan truyền phổ biến rộng rãi, linh hoạt nhất và kéo dài đời sống của nó.

Từ thực tế ấy, khán giả không chỉ thưởng thức phim tại rạp chiếu bóng công cộng trên màn ảnh lớn theo từng suất chiếu, mà ở hầu khắp mọi nơi tại nhà riêng hay không gian công cộng vào mọi lúc trong ngày, người ta có thể chọn xem trên màn ảnh nhỏ các chương trình game show giải trí, chương trình thể thao hấp dẫn và nhan nhản phim ảnh trên gần hàng trăm kênh truyền hình miễn phí và thu phí khác nhau trong nước hay quốc tế được phát sóng suốt 24/24 giờ. Còn hơn thế, với điện thoại thông minh kết nối internet, ai ai cũng có thể dễ dàng truy cập các trang chiếu phim để xem, hoặc tải về để lưu giữ theo ý muốn vô số kể những tác phẩm mình yêu thích.

Nhờ tiến bộ không ngừng của kỹ thuật công nghệ hiện đại và sự kết nối trong không gian Internet, con người thời đại 4.0 có thể dễ dàng, nhanh chóng trở thành đầu mối phổ biến phim tự phát. Mạng xã hội cũng tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực đời sống, từ kinh tế, thương mại đến chính trị - xã hội với công nghệ thông tin và truyền thông vừa mang tính chất cá nhân, vừa mang tính toàn cầu nên sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Một thông tin từ cá nhân cũng có thể tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng tới lượng người tiếp nhận tiềm năng và trên phạm vi rộng khắp. Do thế, việc chia sẻ, lan truyền phát tán cho nhau những sản phẩm phim ảnh với đủ mọi thể loại, nội dung đã trở nên quá dễ dàng. Chỉ sau thao tác đơn giản (một cú click), những tác phẩm nghệ thuật có giá trị hay những sản phẩm nghe - nhìn với chất lượng hàng chợ nhằm mục đích “câu view”, “câu like” cũng có thể lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Theo Tổng Giám đốc YouNet Media, số người sử dụng internet trên thế giới và tại Việt Nam chiếm trên 50% tổng số dân và gần như tất cả người dùng internet đều tham gia mạng xã hội, mọi vấn đề đều trở nên rất nhạy cảm, việc bảo vệ thương hiệu trở nên khó khăn hơn và rủi ro tổn hại thương hiệu tăng gấp nhiều chục lần. Trong đó, truyền thông mạng xã hội là kênh khuếch đại, lan truyền nội dung từ báo chí, gây ảnh hưởng và có thể thay đổi nhận thức của công chúng. Mạng xã hội và người có ảnh hưởng vừa là thách thức vừa là cơ hội với truyền thông thương hiệu và quản trị danh tiếng. Và… không gian mạng đã trở thành mảnh đất làm ăn theo dịch vụ với sự hình thành và phát triển như vũ bão của những trang truyền thông trực tiếp làm biến đổi môi trường văn hóa nói chung và cảm thụ văn học nghệ thuật nói riêng. Nhan nhản trên mạng là những rao vặt, đại loại như trên facebook: nhận chạy quảng cáo fanpage, bán trang fanpage có tương tác, nhận tăng theo dõi thật có tương tác, nhận tăng like bài viết tự động, nhận tăng mắt livestream, nhận tăng comment tự động, share, view, nhận khóa nick đối thủ, nhận lên tích xanh”; trên Youtube: “nhận bật kiếm tiền, tăng subscribe kênh, tăng giờ xem thật, tăng view lượt xem, tăng like video, nhận Pr kênh Youtube, Auto bình luận video…” và… “vui lòng kết bạn zalo để được hỗ trợ nhanh nhất”…

Quản lý phim trực tuyến: Tiền kiểm hay hậu kiểm?

Giải pháp nào cho việc quản lý phim trực tuyến
Giải pháp nào cho việc quản lý phim trực tuyến

Tùy thuộc quan điểm, thể chế, điều kiện về nguồn lực của mình, mỗi quốc gia có những ứng xử khác nhau. Nên “tiền kiểm” hay “hậu kiểm”? Việc kiểm soát phim phổ biến trên không gian mạng ở mỗi nước trên thế giới cũng có quan điểm và cách vận hành khác nhau.

Trong điều kiện kỹ thuật, năng lực hiện có ở nước ta, việc thực hiện phương án “tiền kiểm” phim phổ biến trên không gian mạng là khó có thể thực hiện. Do đó, phương án “hậu kiểm” phim phổ biến trên không gian mạng mang tính khả thi hơn và rất cần nghiên cứu các giải pháp cụ thể để kiểm soát phim phổ biến trên không gian mạng và thể chế hóa Luật Điện ảnh sửa đổi vừa được ban hành.

Bằng đóng góp hết sức tâm huyết, nhóm nghiên cứu Đề tài khoa học cấp Bộ thuộc Viện nghiên cứu lập pháp Quốc Hội do Th.S Vũ Minh Đạo (chủ nhiệm đề tài) và Th.S Phan Viết Lượng (Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) thực hiện, đã đề xuất cụ thể:

Một là, cần xây dựng bộ tiêu chí phân loại phim chi tiết, minh bạch để áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim. Các cơ sở phổ biến phim có căn cứ tự kiểm duyệt và phân loại phim trước khi phổ biến; các cơ sở sản xuất, phát hành phim cũng có căn cứ để sản xuất, nhập khẩu phim đáp ứng tiêu chí cần thiết đã được xác định, tránh sản xuất, nhập khẩu các bộ phim vi phạm quy định pháp luật;

Hai là, cần quy định cụ thể về hành vi vi phạm, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phổ biến phim, cơ quan quản lý ở từng cấp, trong đó quy định trách nhiệm của đơn vị phổ biến phim trên không gian mạng phải tự phân loại phim trước khi phổ biến; thực hiện các biện pháp kỹ thuật để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý; hiển thị cảnh báo rõ ràng cho người xem về mức phân loại và những nội dung có thể không phù hợp, gỡ bỏ nội dung vi phạm khi có yêu cầu; tổ chức, doanh nghiệp có mạng viễn thông, nền tảng số để phổ biến phim tại Việt Nam có trách nhiệm ngăn chặn phim vi phạm;

Ba là, xây dựng tổ chức bộ máy, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ (công nghệ, trí tuệ nhân tạo) trong thực hiện cơ chế “hậu kiểm” để có thể phản ứng kịp thời với những bộ phim vi phạm, bảo đảm thuần phong, mỹ tục, giá trị văn hóa dân tộc;

Bốn là, cần tính đến trường hợp nhà sản xuất và phát hành phim có yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước phân loại phim của mình và coi đây là dịch vụ công có thu phí để đáp ứng nhu cầu của xã hội, kết hợp hài hòa việc tự phân loại phim và cấp giấy phép phân loại phim của nhà nước; nghiên cứu cơ chế huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội (Hội, Hiệp hội...vv…);

Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và tăng mức xử phạt để tăng tính răn đe, đáp ứng được công tác “hậu kiểm”…

Bên cạnh kiểm soát và quảng bá phim Việt thì việc quản lý phimt rực tuyến tránh được nhiều hệ lụy về phim lậu hay vi phạm bản quyền
Bên cạnh kiểm soát và quảng bá phim Việt thì việc quản lý phim trực tuyến tránh được nhiều hệ lụy về phim lậu hay vi phạm bản quyền

Như vậy, nhà nước cần đề cao vai trò, trách nhiệm và năng lực quản lý, cần kết hợp “hậu kiểm” và “tiền kiểm” một cách hợp lý, trong đó hậu kiểm là chủ yếu, và phải phù hợp với điều kiện, khả năng quản lý nhà nước. Để thực hiện được phương án hậu kiểm, cần đánh giá năng lực quản lý, tác động của chính sách; nghiên cứu các cơ chế kiểm soát hoạt động phổ biến phim phù hợp với thực tiễn trong nước và phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, cần xây dựng bộ tiêu chí phân loại phim chi tiết, tường minh, áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim để các cơ sở phổ biến phim có căn cứ tự phân loại phim; các cơ sở sản xuất, phát hành phim cũng có căn cứ để xác định loại hình phim, không để vi phạm quy định pháp luật đối với phim định sản xuất, nhập khẩu.

Phim là sản phẩm văn hóa có yếu tố tư tưởng, do vậy, thẩm quyền cấp Giấy phép phân loại phim/Quyết định phát sóng phim là trách nhiệm của Nhà nước, tức là chỉ có Bộ VH, TT và DL, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh và các Đài truyền hình có giấy phép hoạt động truyền hình theo Luật Báo chí là những cơ quan được cấp Giấy phép hoặc Quyết định phát sóng phim;

Hội chuyên ngành có thể tổ chức thẩm định, phân loại phim, hỗ trợ cho cơ quan quản lý nhà nước đưa ra kết luận chuẩn xác cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Có thể thành lập hội đồng thẩm định, phân loại phim của Hội, Hiệp hội nhưng Bộ VH,TT và DL có đại diện tham gia trong Hội đồng thẩm định, phân loại phim và quyết định cuối cùng vẫn là của Bộ - với vai trò thực hiện chức năng quản lý nhà nước về điện ảnh. Hội đồng thẩm định, phân loại phim địa phương là do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập trên cơ sở tham mưu của cấp Sở.

Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, Luật Điện ảnh sửa đổi cũng đã quy định rõ:

Thứ nhất, xây dựng bộ tiêu chí phân loại phim chi tiết, minh bạch để các cơ sở sản xuất, phát hành, phổ biến phim có căn cứ tự kiểm duyệt và phân loại phim trước khi phổ biến;

Thứ hai, quy định trách nhiệm của đơn vị phát hành, phổ biến phim trong việc cung cấp công cụ đo lường tự động, kiểm duyệt tự động để đánh giá được nội dung, phát hiện nội dung vi phạm; hiển thị cảnh báo rõ ràng cho người xem về những nội dung có thể không phù hợp, gỡ bỏ nội dung vi phạm khi có yêu cầu, cung cấp công cụ để người xem có thể phản ánh về nội dung vi phạm;

Thứ ba, quy định cụ thể các hành vi vi phạm để có căn cứ xử lý vi phạm;

Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trí tuệ nhân tạo để kịp thời phát hiện vi phạm;

Thứ năm, xây dựng tổ chức bộ máy, ứng dụng công nghệ thực thi công tác hậu kiểm;

Thứ sáu, nghiên cứu cơ chế huy động có sự tham gia của Hội Điện ảnh - tổ chức Chính trị xã hội nghề nghiệp (được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ) nhằm hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định, kiểm soát phổ biến phim;

Thứ bảy, có cơ chế thành lập Hội đồng để thẩm định và phân loại phim theo yêu cầu từ nhà sản xuất.

Cần xây dựng Trung tâm phát hành và Phổ biến phim trực tuyến!

Cục điện ảnh vừa có hội thảo về việc Xây dựng Trung tâm Phát hành và phổ biến phim trực tuyến vào tháng 8
Cục Điện ảnh vừa có hội thảo về việc Xây dựng Trung tâm Phát hành và phổ biến phim trực tuyến vào tháng 8

Từ chủ trương của Đảng và các văn bản pháp luật của nhà nước; căn cứ thực tiễn hoạt động chiếu phim trực tuyến, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh đã bước đấu xác định chức năng nhiệm vụ, mục tiêu, quy mô và nhu cầu phát triển của trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến cũng như đề xuất những giải pháp đầu tư. Hiển nhiên, giải pháp nào cũng có những ưu nhược điểm nhất định và đòi hỏi những đánh giá đúng - mang tính khách quan để các cấp có thẩm quyền xem xét toàn diện đến: tính khả thi; hiệu quả mong muốn đạt được; đồng thời cũng cần dự liệu trước một số tác động không mong muốn và đề ra hướng khắc phục.

Đề án chỉ có thể trở thành hiện thực khi có được sự quan tâm mang tính chiến lược và nguồn lực đầu tư của nhà nước; đồng thời cần có sự vận hành của đội ngũ chuyên gia về công nghệ thông tin có trình độ chuyên sâu phối hợp chặt chẽ với những nhà chuyên môn điện ảnh trong các lĩnh vực: phát hành, lưu trữ, phổ biến, quảng cáo, mỹ thuật truyền thông đa phương tiện…; Trang thiết bị cần không ngừng cập nhật để đủ khả năng tích hợp nguồn tài nguyên khổng lồ từ lĩnh vực sản xuất phim điện ảnh, truyền hình...

Điện ảnh Việt: Phân loại phim thế nào thì hợp lý? Điện ảnh Việt: Phân loại phim thế nào thì hợp lý?

(TGĐA) - Vừa qua, tại khách sạn Victory, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, ...

Điện ảnh Việt đang ở vị trí không tốt! Điện ảnh Việt đang ở vị trí không tốt!

(TGĐA) - Điện ảnh Việt hiện nay đang ở đâu trong dòng chảy của nền ...

PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú