Quỹ điện ảnh thế giới: Kinh nghiệm về cách vận hành và rủi ro

(TGĐA) - Với nhiều nước trên thế giới, Quỹ điện ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy nền điện ảnh, cũng như tìm kiếm được vô số tài năng làm phim đang ẩn mình. Dù vậy, việc thành lập Quỹ điện ảnh chưa bao giờ là đơn giản, nó phải được vận hành chuẩn xác và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của giới làm phim.

Việt Nam nên tham khảo mô hình Quỹ điện ảnh Hàn Quốc! Việt Nam nên tham khảo mô hình Quỹ điện ảnh Hàn Quốc!
Quỹ điện ảnh tại Việt Nam: Sao cứ mãi ‘loay hoay’? Quỹ điện ảnh tại Việt Nam: Sao cứ mãi ‘loay hoay’?
Điện ảnh Việt: Không thể không có Quỹ điện ảnh! Điện ảnh Việt: Không thể không có Quỹ điện ảnh!
1. Thành công của điện ảnh Hàn đến rất nhiều từ các quỹ hỗ trợ
Thành công của điện ảnh Hàn đến rất nhiều từ các quỹ hỗ trợ

Điện ảnh phải được xác định như một trong những ngành công nghiệp phát triển kinh tế chủ đạo

Có rất nhiều lý do để các nước thành lập ra những Quỹ điện ảnh, nhưng một trong những tiêu chí hàng đầu, chính là điện ảnh nên được xác định như một trong những ngành công nghiệp phát triển kinh tế hàng đầu.

Giai đoạn 1998 - 2002, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra nhiều chính sách để quảng bá, hỗ trợ cho điện ảnh, như thành lập Quỹ quảng bá phim và Quỹ quảng bá văn hóa, khuyến khích đầu tư tư nhân vào ngành công nghiệp điện ảnh thông qua giảm thuế. Cùng giải pháp ngăn phim nước ngoài xâm nhập vào thị trường phim trong nước - thì nhiều chính sách quảng bá khác cũng được triển khai song hành, góp phần đưa ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc từ một nền công nghiệp điện ảnh bản địa trở thành một nền công nghiệp có hệ thống và hiện đại ở tầm quốc tế, mang nét riêng biệt bởi sự pha trộn giữa “chất liệu Hàn Quốc” với phong cách “bom tấn” của Hollywood.

2. Chính phủ Ý chua bao giờ bỏ quên điện ảnh
Chính phủ Ý chưa bao giờ bỏ quên điện ảnh

Với Italia – đất nước gần đây phải chịu ảnh hưởng nặng vì đại dịch Covid-19, khi có tháng số ca tử vong lên tới hơn 100.000 người. Kể cả vậy, Chính phủ Ý chưa bao giờ hết coi trọng ngành điện ảnh, khi vẫn đang đi đúng hướng với kế hoạch khôi phục ngành sản xuất phim và nghe nhìn do Bộ trưởng Văn hóa Dario Franceschini soạn thảo đầu năm 2021, được gọi là “một thành tựu lớn”. Nguồn vốn hỗ trợ cho ngành này tăng 60% so với năm ngoái và đang được trải đều trên các lĩnh vực khác nhau. Không phải nước nào cũng dũng cảm tạo điều kiện cho ngành điện ảnh như Italia, còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế. Nhưng có lẽ nhiều người sẽ phải nghĩ lại khi bộ phim nghệ thuật King of Laughter trong tuần giữa tháng 9 đã thu về 372 ngàn USD từ 291 rạp chiếu. Phần lớn những thành công thế này đều đến từ hậu thuẫn lớn của Chính phủ, khi các rạp chiếu đem về doanh thu cực kỳ khả quan, dù chỉ hoạt động 50% công suất (giảm suất chiếu, yêu càu khán giả ngồi giãn cách…).

Quỹ điện ảnh phải là hình thức đầu tư có kế hoạch cụ thể và lâu dài

Với các nhà làm phim, ý tưởng là rất quan trọng nếu muốn tạo ra một tác phẩm có giá trị. Nhưng ý tưởng sẽ không bao giờ khả thi nếu dòng tiền trong ngành điện ảnh không được lưu thông đều đặn. Nguồn tiền ngoài việc dành cho làm phim, còn phải đầu tư vào các khâu tiền kỳ, hậu kỳ, quảng bá, bảo dưỡng trang thiết bị, phân phối, phát hành…

3. Pháp có quy trình đầu tư quỹ điện ảnh rõ ràng, đem đến hiệu quả thiết thực
Pháp có quy trình đầu tư quỹ điện ảnh rõ ràng, đem đến hiệu quả thiết thực

Các nước khi lập ra Quỹ điện ảnh, đều phải tính toán rất kỹ việc dòng tiền được lưu thông ra sao, hoặc thậm chí có thể tái đầu tư qua nhiều hình thức nhằm khuyến khích sự phát triển của các nhà làm phim trẻ.

Như ở Pháp, Quỹ Hỗ trợ Điện ảnh có nguồn thu từ các đài truyền hình. Các đài truyền hình sẽ đầu tư từ 30-35% cho các dự án phim, sau đó các dự án phim này sẽ được trình chiếu trên truyền hình. Ngoài ra, Trung tâm Điện ảnh Quốc gia cũng có hỗ trợ khoảng vài chục % kinh phí cho các dự án phim.

Ở Hàn Quốc, có một quỹ điện ảnh thuộc Hội đồng điện ảnh (KOFIC) ra đời với mục đích riêng là giúp đỡ các dự án phim độc lập, còn chính phủ Hàn Quốc sẽ tham gia qua phát hành và trình chiếu. Chính phủ quy định trích 3% tiền mỗi vé xem phim được bán ra để đưa lại vào quỹ.

4. Phim kinh dị Saint Maud được tài trợ bởi BFI Film Fund
Phim kinh dị Saint Maud được tài trợ bởi BFI Film Fund

Những ai biết tới điện ảnh Anh quốc chắc chắn sẽ không xa lạ gì BFI Film Fund. Khi thông qua chương trình này, Quỹ xổ số sẽ rót vào 26 triệu bảng Anh mỗi năm để hỗ trợ phát triển, sản xuất phim. BFI Film Fund sẽ không ngần ngại đầu tư cho các nhà làm phim, kể cả không có kinh nghiệm, miễn là họ có thể nhận ra “chất lượng của sự khác biệt trong quan điểm, tài năng”.

Như bộ phim kinh dị Saint Maud (2019) của đạo diễn Rose Glass được BFI Film Fund và Film4 tài trợ hoàn toàn, nhận về 83/100 điểm của Metascore. Ngoài việc được giới thiệu ở Liên hoan phim BFI London, Saint Maud còn được tạo điều kiện để phát hành DVD khi bộ phim vì Covid-19 nên không thể chiếu rộng rãi, rồi còn được chiếu trên nền tàng trực tuyến. Theo người viết đánh giá, Saint Maud đã trải qua đầy đủ 3 quy trình nên có của một quỹ điện ảnh: thẩm định và đánh giá - đầu tư và sản xuất - phân phối và phát hành.

Cũng tại Liên hoan phim Hồng Kong 2021, thay vì tập trung quá nhiều vào các chương trình về chiếu phim hay hội thảo, ban tổ chức quyết định lập quỹ hỗ trợ các nhà làm phim chịu ảnh hưởng Covid-19 mà không thể hoàn thành công đoạn hậu kỳ do thiếu kinh phí hay trang thiết bị. Có thể thấy, đây là ý tưởng rất thực tế, phù hợp với hoàn cảnh lại kịp thời đáp ứng mong muốn của người làm phim.

Đặc thù phải tính đến nếu muốn thành lập quỹ điện ảnh

5. The Legend of King Naresuan - bộ phim khiến giới làm phim Thái tranh cãi 1 thời gian dài
The Legend of King Naresuan - bộ phim khiến giới làm phim Thái tranh cãi 1 thời gian dài

Quỹ điện ảnh tuy có thể được coi là một hình thức đầu tư, nhưng phải tính đến nhiều mặt đặc thù của nó. Năm 2010, cộng đồng làm phim Thái Lan xảy ra tranh cãi khi Chính phủ Thái rót đến 200 triệu bạt vào bộ phim sử thi The Legend of King Naresuan, khiến các nhà làm phim độc lập cảm thấy “tủi thân” và nghĩ rằng mình không được quan tâm, khi có 295 dự án khác đã được trình để được hỗ trợ mà bị “bỏ lơ”.

Thật ra, Chính phủ Thái khi đó cũng có cái lý của họ khi khoản tài trợ này là một phần của gói kích thích "nền kinh tế sáng tạo" (Strong Thailand), vì vậy các dự án được coi là có giá trị kinh tế sẽ được ưu tiên. Như với The Legend of King Naresuan, phim dự kiến ​​sẽ trả lại 50 triệu bạt cho quỹ từ doanh thu.

Trong khi đó, bộ phim Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives của đạo diễn Apichatpong Weerasethakul được tài trợ 3,5 triệu bạt, dù đoạt giải cao nhất tại Liên hoan phim Cannes, nhưng chắc chắn những phim kiểu vậy sẽ không thể tạo nên được thành tích như The Legend of King Naresuan, như trả lại 1 phần tiền thu về vào quỹ. Nhưng nếu thành lập quỹ điện ảnh mà chỉ tính đến chuyện sinh lời, sẽ rất khó để cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị độc đáo, mang về nhiều giải thưởng tầm cỡ quốc tế.

Bên cạnh đó, những cá nhân được lựa chọn trở thành đầu não của một quỹ điện ảnh, đóng vai trò thẩm định, đánh giá để đầu tư, thì ngoài sở hữu chuyên môn, nên có tinh thần “lăn xả” và nhiệt huyết để đồng hành cùng các nhà làm phim trẻ đi tới cuối con đường – tức là tác phẩm có thể ra mắt công chúng một cách thuận lợi.

Thomas Verdi – nhà sản xuất người Mỹ, cũng là người sáng lập ra Quỹ The Film Fund chia sẻ, anh từng phải vật lộn rất nhiều để xin tài trợ cho các dự án phim độc lập của mình khi mới bắt đầu làm phim. Anh nhanh chóng biết rằng các nhà làm phim có uy tín đã thống trị hầu hết các cuộc thi và cơ hội tài trợ. Sau này, The Film Fund sẵn sàng chi ra 50.000 USD cho các nhà làm phim trẻ thực hiện phim ngắn, đó là chưa bao gồm dịch vụ hỗ trợ hậu kỳ hoặc cho thuê thiết bị.

Box - Đạo diễn Apichatpong Weerasethakul
Đạo diễn Apichatpong Weerasethakul

Như Apichatpong Weerasethakul từng phát biểu: quỹ điện ảnh phải phân bổ ngân sách rõ ràng cho mọi quy trình như phát triển kịch bản, sản xuất, chỉnh sửa và hậu kỳ… Nên muốn minh bạch trước Chính phủ, các nhà đầu tư và thậm chí là công chúng, cần có có sự tham gia vận hành và điều phối bởi các cá nhân có chuyên môn cao. Dù sao nếu Chính phủ không “nới lỏng” và điều chỉnh một số điều luật, như kiểm duyệt hay phân loại phim, rất khó để quỹ điện ảnh có thể thu hút những tài năng tham gia, và là tiền đề cho những tác phẩm chất lượng.

Việt Nam nên tham khảo mô hình Quỹ điện ảnh Hàn Quốc! Việt Nam nên tham khảo mô hình Quỹ điện ảnh Hàn Quốc!

(TGĐA) - Luật Điện ảnh dự thảo hiện không chỉ đang rất “nóng” với vấn ...

Quỹ điện ảnh tại Việt Nam: Sao cứ mãi ‘loay hoay’? Quỹ điện ảnh tại Việt Nam: Sao cứ mãi ‘loay hoay’?

(TGĐA) - Giống như nới lỏng kiểm duyệt hay phân loại phim, Quỹ điện ảnh ...

Quỳnh Anh