(TGĐA) - Bộ phim hoạt hình Na Tra: Ma đồng giáng thế có doanh thu phòng vé lũy kế hơn 4,5 tỷ CNY, vượt qua Biệt đội siêu anh hùng 4, trở thành bộ phim hoạt hình có doanh thu phòng vé tính trong một thị trường đơn lẻ cao nhất toàn thế giới. Tuy nhiên, thành công của Na Tra: Ma đồng giáng thế liệu có tượng trưng cho sự phát triển bùng nổ của ngành hoạt hình Trung Quốc?
Trang mạng Trung Quốc nhầm Vương Nhất Bác với kẻ bán khẩu trang giả |
Phim hoạt hình: Những hình không hoạt | |
Những phim hoạt hình gợi nhớ tuổi thơ của mọi thế hệ khán giả |
|
Ý tưởng sáng tạo tiền kỳ: Đoản mạch trí mạng
|
Na Tra: Ma đồng giáng thế là phim hoạt hình 3D, thông thường việc sản xuất cần trải qua mấy phân đoạn: kịch bản, mỹ thuật, phân cảnh, mô hình, hiệu ứng đặc biệt, phủ màu…Người trong ngành cho rằng, công đoạn chế tác trung hậu kỳ như trình độ hiệu ứng đặc biệt của Trung Quốc không tệ, nhưng mấy phân đoạn đầu hơi yếu. Trước năm 2000, giám đốc sáng tạo của công ty hoạt hình Putao – Trương Trí Vỹ làm việc trong ngành phim ảnh tại Vancouver (Canada), năm 2009 sau khi trở về Trung Quốc ông làm giảng viên phụ trách lớp Detao Master của Học viện nghệ thuật thị giác Thượng Hải, hiểu rõ sự khác biệt về cách sản xuất phim hoạt hình giữa trong và ngoài nước. Ông nói: “Chúng ta luôn có một sự hiểu lầm, cho rằng làm phim hoạt hình quan trọng nhất là kỹ thuật phải rực rỡ, nhưng thực ra kịch bản, mỹ thuật, phân cảnh càng phải tốn nhiều công sức hơn”.
Một bộ phim hay hoặc dở, chủ yếu dựa vào kịch bản. Theo Trương Trí Vỹ, muốn thể hiện một câu chuyện hay qua ống kính hoạt hình, mấu chốt là ở phân cảnh. Thông thường phân cảnh được xác định, hiệu quả kể chuyện cũng được xác định. Tầm quan trọng của đạo diễn phân cảnh không cần bàn cãi, nhưng điều kỳ lạ là, trong khoa phim ảnh và hoạt hình trong Trung Quốc, gần như không có ngành “phân cảnh chuyên nghiệp”, thông thường chỉ có một môn phân cảnh mà thôi. Địa vị của phân cảnh đã bị xem nhẹ một thời gian dài, trong ngành rất hiếm có nhân tài phân cảnh chuyên nghiệp: “Biết phân cảnh và không biết phân cảnh, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình công nghiệp hóa việc chế tác phim ảnh. Ngành phim ảnh muốn phát triển, đạo diễn phân cảnh phải có nhiều quyền phát ngôn hơn, mà hiện nay phân cảnh đang vị trí bị khuyết”. Trương Trí Vỹ nói.
|
Sự yếu kém trong sáng tác kịch bản tiền kỳ, có thể nói là “Đoản mạch trí mạng” của ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc. Năm 2015, sau thành công của phim Đại Thánh trở về, vốn đầu tư ồ ạt đổ vào lĩnh vực hoạt hình, trong thời gian ngắn khí thế sục sôi ngất trời. Một số công ty hoạt hình vốn tồn tại nhờ nhận thầu gia công cho nước ngoài, nay nhận được vốn đầu tư nên muốn thử tự làm phim hoạt hình nguyên tác. Họ luôn nghĩ rằng, có kinh phí là có thể khởi động dự án làm phim nguyên tác, không ngờ sáng tác câu chuyện lại khó và quan trọng như thế, không có ý tưởng hay, dự án dần bị lãng quên. Cuối cùng, trên con đường đi đến nguyên tác, hàng loạt công ty hoạt hình nhanh chóng sụp đổ.
Kỹ thuật trung hậu kỳ: Thiếu hợp tác phát triển
Vậy giai đoạn chế tác trung kỳ của ngành hoạt hình Trung Quốc, rốt cuộc đạt đến trình độ nào? Khoảng cách cụ thể với tác phẩm Nhật Bản, Hollywood là gì? Các chuyên gia lấy ví dụ như thế này: giả sử phim hoạt hình 3D, cần mô hình máy tính làm ra một cánh tay. Cánh tay có thể uốn cong, ít nhất phải bố trí 3 khớp nối cho khung xương. Chỗ đặt khớp nối càng hợp lý, động tác của cánh tay càng tự nhiên. Nhưng trình độ bố trí khớp nối khung xương của chúng ta vẫn còn yếu, mô hình có thể làm ra rất đẹp, nhưng không thể cử động linh hoạt.
Nhân vật hoạt hình Disney, DreamWorks, hình dạng phác thảo có thể tương đối đơn giản, nhưng biểu cảm nhân vật rất phong phú, di chuyển tới lui như dây thun, đôi môi có thể cuộn lên xuống, lông mày có nhiều kiểu chuyển động, mí mắt nhắm mở có tiết tấu, vô cùng sinh động. Những chi tiết sống động này, đều có liên quan đến đặt khớp nối thế nào khi tạo mô hình.
Vậy làm thế nào nâng cao công nghệ liên quan? Ví dụ trường hợp nổi tiếng toàn cầu. Trước khi đạo diễn James Cameron dựng phim Avatar, ông đã tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu công nghệ quay phim 3D, ông tìm được một công ty chế tác, đối phương đã có công nghệ liên quan, nhưng muốn đáp ứng yêu cầu quay phim, cần phải hợp tác với mấy công ty khác cùng nghiên cứu, thế là nhân viên kỹ thuật của nhiều công ty lớn đến từ khắp thế giới như Maya, Sony… hợp tác với nhau, sau khi kết thúc mỗi bên đều có bằng sáng chế riêng. Sau đó, Sony đã trực tiếp đặt tên cho máy quay phim loại mới là máy quay 3D Cameron.
Nói cách khác, do nhu cầu của các dự án phim, các công ty hàng đầu đã cử nhân viên kỹ thuật dốc sức hợp tác, mỗi bên đều sở hữu sản phẩm mới có bằng sáng chế riêng. Kiểu mẫu này, rất hiếm thấy trong ngành phim ảnh Trung Quốc. Các công ty liên quan trong nước vì câu nệ nhiều vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, thất thoát nhân tài… Để giữ chặt công nghệ, họ luôn tự bồi dưỡng nhân viên, tự phát triển. Họ không “bắt tay liên minh” với nhau, còn phải đề phòng lẫn nhau, hơn nữa mỗi một lần họ đều phải bắt đầu từ con số không.
Đạo diễn Giảo Tử từng than thở với truyền thông, bộ phim Na Tra: Ma đồng giáng thế liên kết mấy chục công ty hiệu ứng đặc biệt cùng tham gia, đã khiến ông mệt đứt hơi, không dám tưởng tượng nếu hàng trăm công ty hợp tác, ông có bị ép đến điên không: “Đó là vì cơ bản hoàn toàn do ông một mình điều khiển, không có sự phân công nhân viên chuyên nghiệp ở mỗi vị trí. Qua đó có thể thấy, phim hoạt hình Trung Quốc vẫn chưa có hệ thống công nghiệp hoàn thiện”.
Hậu kỳ: Gián đoạn nhân tài mang tính kết cấu
|
Mấy năm gần đây, việc bổ sung nhân tài cho ngành hoạt hình và phim ảnh hậu kỳ xuất hiện sự gián đoạn mang tính kết cấu, là vấn đề cần nhìn nhận một cách nghiêm túc. Bồi dưỡng chuyên môn và ngành công nghiệp phim hoạt hình rõ ràng không ăn khớp với nhau. Từ năm 2012, khi lĩnh vực hậu kỳ Trung Quốc luôn đuổi theo Hollywood, các cơ sở đào tạo đã không theo kịp, bổ sung nhân tài bị gián đoạn khoảng từ năm 2013.
Thời điểm đó ngành công nghiệp hậu kỳ phim ảnh Trung Quốc gần như sụp đổ, Hàn Quốc luôn chăm chỉ làm việc, rất nhiều phim bom tấn Trung Quốc được chế tác hậu kỳ tại Hàn Quốc. Gần hai năm nay tình hình có chuyển biến tốt, nhưng nguy cơ về nhân tài vẫn chưa được giải quyết triệt để. Ví dụ, làm phim hoạt hình cho một số IP (sở hữu trí tuệ) tiểu thuyết, phát hiện trên thị trường có rất ít nhóm làm hoạt hình 2D. Hơn nữa không phải tác phẩm nào cũng thích hợp hoạt hình 3D, hoạt hình 2D cũng có nhu cầu rất lớn, nhưng rất hiếm người sản xuất.
Công ty văn hóa Thập Nguyệt - nhà làm phim Đại Thánh trở về, Na Tra: Ma đồng giáng thế cho rằng, về tổng thể, thị trường hoạt hình Trung Quốc đang tốt dần lên. Giám đốc công ty văn hóa Thập Nguyệt – Lưu Vỹ nói, so sánh hoàn cảnh của hai bộ phim hoạt hình, thì có thể thấy chúng ta đang tiến bộ.
Năm xưa, bộ phim Đại Thánh trở về càng khó khăn hơn, chỉ có thể tìm được 3 – 4 công ty chế tác, nhưng đến bộ phim Na Tra: Ma đồng giáng thế đã tìm được mấy chục công ty hợp tác. Khi chế tạo mô hình nhân vật Đại Thánh, khung xương cần phải làm thủ công bằng tay, còn khi chế tạo nhân vật Na Tra, có công ty có sẵn hệ thống khung xương, hoàn thành một bộ khuôn, hai lần điều chỉnh trang bị là xong, hiệu quả tăng lên gấp nhiều lần. Cho thấy một số đạo cụ, hệ thống của ngành hoạt hình đã được kết tủa và tích lũy trong thời kỳ đầu.
Chẳng hạn một nhân vật hoạt hình, nhìn bản vẽ mặt phẳng khá đẹp, nhưng biến thành 3D thì khác hẳn, bị trừ điểm ngay. Nguyên nhân chính trong đó là phát triển thị giác, nó đòi hỏi phải tiêu tốn rất nhiều thời gian, sức lực. Thông thường mà nói, phát triển thị giác nhân vật chính phải mất thời gian 1 – 2 năm để mài dũa, để kiểm chứng hiệu quả của động tác, biểu cảm, có phù hợp với tính cách nhân vật hay không.
Nhìn vào giai đoạn hiện tại, thứ mà ngành hoạt hình Trung Quốc thiếu không phải kỹ thuật, mà là nghệ thuật, thẩm mỹ, năng lực sáng tạo nguyên tác, và khả năng công nghiệp hóa đem toàn bộ nhân tài tập hợp lại một cách hiệu quả. |
Phim hoạt hình: Những hình không hoạt (TGĐA) - Viết về phim hoạt hình nước ta hiện nay quả là khó. Bởi vì, nhiều ... |
Những phim hoạt hình gợi nhớ tuổi thơ của mọi thế hệ khán giả (TGĐA) - Hoạt hình là những mảnh ghép màu sắc đầy ý nghĩa đối với ... |
Hoạt hình Việt Nam, cần phải thay đổi thế nào? (TGĐA) - Là một chuyên đề thảo luận trong tháng để nhìn lại thực trạng và ... |
Trịnh Nghi