Vì sao điện ảnh Trung Quốc 'vắng mặt' tại giải Kim Mã Đài Loan lần thứ 56?

(TGĐA) - Liên hoan phim Kim Mã Đài Loan, được mệnh danh là giải thưởng Oscar Hoa ngữ, đã công bố danh sách đề cử lần thứ 56 nhưng hoàn toàn vắng mặt các bộ phim đến từ Đại lục. Trung Quốc đã nghiêm cấm phim trong nước đăng ký tranh giải Kim Mã, gây xôn xao dư luận. 

vi sao dien anh trung quoc vang mat tai giai kim ma dai loan lan thu 56 'Diệp Vấn ngoại truyện: Trương Thiên Chí' & Những điều có thể bạn chưa biết
vi sao dien anh trung quoc vang mat tai giai kim ma dai loan lan thu 56 Sự bứt phá của các hãng phim trẻ Hoa ngữ

Giải Kim Mã bắt đầu nhận phim Trung Quốc đăng ký tham gia từ năm 1996, được người ngoài ngành đánh giá là giải thưởng quan trọng nhất của điện ảnh Hoa ngữ. Lý do nào dẫn đến sự thiếu vắng năm nay và cục diện của Kim Mã năm nay sẽ thế nào?

Giải Kim Mã bản địa Đài Loan?

Ngày 1/10, Liên hoan phim Kim Mã đã công bố danh sách đề cử lần thứ 56. Do tháng 8 năm nay cơ quan chức năng Trung Quốc tuyên bố “tạm đình chỉ” tất cả tác phẩm điện ảnh và người làm phim Trung Quốc tham gia Liên hoan phim Kim Mã năm nay, dẫn đến rất nhiều phim hợp tác Trung Quốc – Hong Kong rút lui khỏi giải thưởng này, lọt vào danh sách tranh giải năm nay gần như toàn bộ đều là phim Đài Loan và một số ít phim Hong Kong cùng phim Đông Nam Á, lễ trao giải thưởng sẽ diễn ra từ ngày 23/11/2019.

vi sao dien anh trung quoc vang mat tai giai kim ma dai loan lan thu 56
Liên hoan phim Kim Mã Đài Loan đã có 56 năm lịch sử, được mệnh danh là Giải thưởng Oscar Hoa ngữ

Rất nhiều tác phẩm điện ảnh Trung Quốc được chú ý không thể tham gia tranh giải. Nhiều bộ phim trọng điểm như Lan tâm đại hý viện do “khách quen” của Kim Mã – đạo diễn Lâu Diệp dàn dựng, phim Địa cửu thiên trường của Vương Tiểu Soái… hoàn toàn vắng bóng. Tác phẩm Đài Loan có nhiều đề cử là bộ phim Quán quân phòng vé năm nay – Về trường. Ngoài ra, các đạo diễn nổi tiếng Đài Loan như Chung Mạnh Hoằng, Thái Minh Lượng, Trương Tác Ký, Triệu Đức Dận đều có tác phẩm tham gia tranh giải.

Tuy nhiên, có rất nhiều bình luận phê bình danh sách đề cử lần này hầu như toàn bộ đều là điện ảnh Đài Loan, khiến giải Kim Mã trở nên nhạt nhẽo và đổ lỗi cho bài phát biểu trên sân khấu của đạo diễn Phó Du đoạt giải Phim tài liệu xuất sắc tại giải thưởng Kim Mã năm ngoái.

vi sao dien anh trung quoc vang mat tai giai kim ma dai loan lan thu 56
Ngày 1.10, Liên hoan phim Kim Mã công bố danh sách đề cử lần thứ 56 mà không có điện ảnh Trung Quốc tham gia

Giải thưởng Kim Mã và sóng gió chính trị

Năm ngoái, tại lễ trao giải thưởng Kim Mã, đạo diễn Phó Du đoạt giải Phim tài liệu xuất sắc với bộ phim Thanh xuân của chúng ta, ở Đài Loan, đã phát biểu: “Tôi thật sự rất hy vọng có một ngày, đất nước của chúng ta có thể được đối đãi như một cá thể độc lập đích thực, đây là nguyện vọng lớn nhất của tôi với thân phận một người Đài Loan”. Lời phát biểu này đã gây ra sóng gió chính trị ngay tại lễ trao giải thưởng Kim Mã, không chỉ những người đoạt giải đến từ Trung Quốc khi lên sân khấu thể hiện thái độ, mà Chủ tịch hội đồng giám khảo – Củng Lợi cũng từ chối lên sân khấu trao giải thưởng.

Cư dân mạng Trung Quốc chỉ trích bài phát biểu của Phó Du trên trang Douban, rằng cô đã để hình thái ý thức làm nhiễm bẩn nghệ thuật. Ngày 28/11/2018, văn phòng làm việc Đài Loan bày tỏ, tuyệt đối không vì lời phát biểu của Phó Du mà nghiêm cấm phim Trung Quốc tham gia tranh giải Kim Mã: “Giải thưởng Kim Mã là sân chơi giao lưu của người làm điện ảnh hai bờ, đồng bào hai bờ nên cùng quý trọng”.

vi sao dien anh trung quoc vang mat tai giai kim ma dai loan lan thu 56
Bộ phim Về trường của điện ảnh Đài Loan dẫn đầu 12 đề cử tại giải thưởng Kim Mã năm nay

Thế nhưng, tháng 8 năm nay Trung Quốc thay đổi thái độ, phát thông báo nghiêm cấm điện ảnh Trung Quốc tham gia tranh giải Kim Mã, dẫn đến phim Trung Quốc và các tác phẩm hợp tác với Hong Kong phải bỏ cuộc hoặc rút lui khỏi cuộc đua giành giải thưởng Kim Mã. Ngoài ra, đạo diễn Hong Kong Đỗ Kỳ Phong vốn đã nhận lời đảm nhận vai trò Chủ tịch hội đồng giám khảo Kim Mã lần thứ 56, nhưng vào thời điểm tháng 9 lấy lý do “bị hạn chế do hợp đồng với nhà đầu tư”, đã từ chức Chủ tịch hội đồng giám khảo.

Vì thế, nhiều người trong ngành giải trí hai bờ đã phê bình Phó Du khi cô đề cập đến vấn đề nhạy cảm tại “cung điện nghệ thuật”, làm tổn hại giao lưu điện ảnh hai bờ, thậm chí có người còn chỉ trích Phó Du có ý đồ chính trị. Sau đó, khi trả lời phỏng vấn của BBC, Phó Du phủ nhận bài phát biểu của mình có động cơ chính trị, nhưng gửi lời xin lỗi đến những người bị phát ngôn của mình làm tổn thương.

vi sao dien anh trung quoc vang mat tai giai kim ma dai loan lan thu 56

Đạo diễn Hong Kong Đỗ Kỳ Phong đã xin từ chức Chủ tịch hội đồng giám khảo Kim Mã lần thứ 56 sau khi Cục điện ảnh Trung Quốc ban lệnh cấm

Phản ứng của giới điện ảnh Đài Loan

Thế nhưng, một bộ phận trong giới điện ảnh Đài Loan cho rằng, đổ lỗi việc điện ảnh Trung Quốc vắng mặt tại Liên hoan phim Kim Mã năm nay hay Phó Du đều không công bằng. Nhà phê bình điện ảnh nổi tiếng Đài Loan – La Tỉ nói với BBC, Kim Mã vốn không phải giải thưởng điện ảnh chủ đạo của phim thương mại. Trái lại, nó luôn khuyến khích các đạo diễn và diễn viên không ngừng tạo đột phá, trao giải thưởng cho thành tựu nghệ thuật. La Tỉ nói, phim tranh giải năm nay so với phim đoạt giải những năm trước, không thua kém chút nào: “Chỉ là ít đi mùi vị ngôi sao mà thôi! Điều đáng tiếc duy nhất là, năm nay mất đi cơ hội cạnh tranh với những bộ phim điện ảnh Trung Quốc xuất sắc như Con voi chiếu đất mà ngồi, nhưng đây không phải trách nhiệm mà giải Kim Mã phải chịu”.

Một nhà làm phim Hoa ngữ danh tiếng không chịu tiết lộ danh tính nói với BBC, 56 năm trước khi giải thưởng Kim Mã được thành lập, vì bối cảnh chính trị khi đó, giải thưởng vốn đã mang mùi vị chính trị. Nhưng gần 20 năm qua, Kim Mã cố gắng thay đổi, tất cả lấy nghệ thuật làm trọng, giám khảo và đơn vị chấp hành đều vô cùng nghiêm cẩn, không bị các yếu tố khác làm ảnh hưởng.

vi sao dien anh trung quoc vang mat tai giai kim ma dai loan lan thu 56
Tuy 'vắng mặt' điện ảnh Trung Quốc, nhưng Liên hoan phim Kim Mã lần thứ 56 có tổng cộng 588 bộ phim tham gia, cao thứ hai trong lịch sử giải thưởng Kim

Nhà phê bình điện ảnh Lý Quang Tước bày tỏ, tình hình tương lai của giải thưởng Kim Mã như thế nào, hiện tại rất khó phán đoán. Số lượng phim đăng ký tranh giải Kim Mã lần thứ 56 tổng cộng có 588 bộ, cao thứ hai trong lịch sử giải thưởng Kim Mã. Thật vậy, điện ảnh Trung Quốc và Hong Kong rút lui không ảnh hưởng gì đến Kim Mã, bởi vì Kim Mã đã đủ lớn mạnh, phần nhận xét còn lại dành cho bên ngoài./

Điện ảnh Hong Kong cũng không tham gia Kim Mã
Sau khi Cục điện ảnh Trung Quốc ban hành lệnh cấm phim trong nước đăng ký tranh giải Kim Mã, một số công ty điện ảnh Hong Kong bao gồm Điện Ảnh Hoàn Á, Điện Ảnh Hoàn Vũ, Điện Ảnh Tinh Hạo, Điện Ảnh Anh Hoàng, Công ty giải trí Mỹ Á… đều bày tỏ sẽ không tham gia Kim Mã.

vi sao dien anh trung quoc vang mat tai giai kim ma dai loan lan thu 56
Bộ phim Bão trắng 2 - Trùm á phiện của điện ảnh Hồng Kông cũng rút lui sau lệnh cấm

Trước đó, bộ phim Bão trắng 2: Trùm á phiện do Lưu Đức Hoa và Cổ Thiên Lạc đóng, Sứ đồ hành giả 2 do Trương Gia Huy, Cổ Thiên Lạc đóng chính, Trùm hương cảng 2 do Lương Gia Huy, Nhậm Đạt Hoa đóng chính, phim hoạt hình No.7 Cherry Lane do Trương Ngãi Gia, Triệu Vy lồng tiếng… đều đã đăng ký tham gia tranh giải Kim Mã năm nay, nhưng sau đó thì rút lui.

vi sao dien anh trung quoc vang mat tai giai kim ma dai loan lan thu 56 Vương Tư Thông lập công ty 'cứu rỗi' sự xuống dốc của điện ảnh Trung Quốc
vi sao dien anh trung quoc vang mat tai giai kim ma dai loan lan thu 56 Sự 'mất tích' của điện ảnh Hong Kong

Trịnh Nghi