‘Điện ảnh xanh’ là giải pháp phát triển bền vững cho ngành điện ảnh và môi trường

(TGĐA) - Sinh thái học là ngành khoa học cấp thiết nhất hiện nay. Rốt cuộc, mọi người hiểu ra rằng nếu không nghĩ về hành tinh bây giờ, thì có thể chúng ta sẽ đánh mất tương lai. Điều này cũng liên quan tới các lĩnh vực hẹp, trong đó có điện ảnh. Gần mười năm trước, ở các nước châu Âu và Mỹ, các liên minh "điện ảnh xanh" bắt đầu hoạt động và mang lại nhiều điều mới mẻ cho ngành xét về phương diện sinh thái.

Làm thế nào để điện ảnh Việt trở thành nền công nghiệp phát triển bền vững và có tính cạnh tranh? Làm thế nào để điện ảnh Việt trở thành nền công nghiệp phát triển bền vững và có tính cạnh tranh?
'Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXI': Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập 'Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXI': Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập
Cách mạng công nghiệp lần 4 tác động thế nào vào lĩnh vực điện ảnh? Cách mạng công nghiệp lần 4 tác động thế nào vào lĩnh vực điện ảnh?
Điện ảnh trước cuộc cách mạng 4.0: Cơ hội và thách thức Điện ảnh trước cuộc cách mạng 4.0: Cơ hội và thách thức
Việt Nam cũng bắt đầu tiếp cận điện ảnh xanh thông qua  việc Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) vừa bắt tay với Tập đoàn Netflix cùng phát động chiến dịch “Màn ảnh Xanh Việt Nam: Đường đến phát triển bền vững”
Việt Nam cũng bắt đầu tiếp cận điện ảnh xanh thông qua việc Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) vừa bắt tay với Tập đoàn Netflix cùng phát động chiến dịch “Màn ảnh Xanh Việt Nam: Đường đến phát triển bền vững”

“Điện ảnh xanh” và khái niệm bền vững

Thành công của phong trào “Điện ảnh xanh” có liên quan trực tiếp đến khái niệm “Phát triển bền vững”, được sử dụng, nghiên cứu và trình bày rộng rãi ở Mỹ và châu Âu. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Tất nhiên, một khái niệm quan trọng như vậy không thể không liên quan tới thế giới điện ảnh. Các nhà chuyên môn bắt đầu thảo luận về phát triển bền vững vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, những bài viết đầu tiên về khái niệm này được công bố trên hai tạp chí “The Hollywood Reporter” và “Variety”. Tuy nhiên, chúng chủ yếu nói là về hoạt động bảo vệ môi trường và từ thiện của các nhân vật nổi tiếng.

Nhưng thời thế thay đổi và may mắn thay, nhiều hãng phim và truyền hình trên thế giới từ lâu đã có những sáng kiến ​​trong lĩnh vực phát triển bền vững, trong đó có “5 ông lớn”: Universal Pictures, Walt Disney Pictures, Warner Bros., Columbia Pictures và Paramount Pictures...

Ngoài ra, Hiệp hội các phương tiện truyền thông môi trường (EMA) sử dụng cái gọi là "Báo chí xanh" cho nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả sản xuất phim. Báo chí xanh của EMA ghi nhận các chương trình trợ giúp nhằm đạt được sự tiến bộ trong sản xuất bền vững. Việc đánh giá được thực hiện trên kinh nghiệm tiên tiến trong các công đoạn như: vận chuyển và hậu cần, hóa trang, thiết kế trang phục, tổ chức ăn uống tại trường quay, mua sắm và các lĩnh vực khác.

Khi đoàn phim Kong Skull Island sang Việt Nam, họ còn mang theo cả hệ thống nhà vệ sinh riêng cùng 9 người chỉ để lo nhặt rác của đoàn phim
Khi đoàn phim Kong: Skull Island sang Việt Nam, họ còn mang theo cả hệ thống nhà vệ sinh riêng cùng 9 người chỉ để lo nhặt rác của đoàn phim

Giải pháp đường dài cho sự phát triển ngành và cho cả môi trường, xã hội

Sản xuất phim bền vững là quan niệm về việc làm phim, trong đó đặc biệt chú ý tới các vấn đề môi trường, kinh tế và xã hội. Quan niệm này bao gồm việc đưa ra các quyết định quan trọng về mặt xã hội và môi trường trong sản xuất phim ở mọi cấp độ và giai đoạn.

Tại sao điều đó lại quan trong như vậy? Chúng ta hãy hình dung một thành phố nhỏ (khoảng 20.000 dân) tạo ra bao nhiêu carbon dioxide thì một hãng phim cũng tiêu thụ và ném vào bầu khí quyển bấy nhiêu. Còn rác thì thậm chí còn nhiều hơn - khoảng 95% vật liệu được sử dụng trong quá trình làm phim sau đó được chuyển đến bãi rác.

Nếu một bộ phim được tạo ra theo các quy tắc sản xuất bền vững, thì toàn bộ quy trình sẽ trở nên thân thiện với môi trường. Trước hết, điều này liên quan đến lượng khí thải carbon - ví dụ, tổ chức đúng các cuộc khảo sát và vận chuyển thiết bị, chọn phương tiện giao thông có lượng khí thải CO2 thấp hơn, xây dựng lộ trình, sử dụng chung ô tô hay chuyển sang các phương tiện giao thông có thể giúp giảm tác động đối với môi trường xung quanh.

Toàn bộ bối cảnh của đoàn phim Kong Skull Island được tặng lại phía Việt Nam trở thành địa điểm du lịch
Toàn bộ bối cảnh của đoàn phim Kong: Skull Island được tặng lại phía Việt Nam trở thành địa điểm du lịch

Theo khảo sát của Arup (công ty dịch vụ chuyên nghiệp đa quốc gia của Anh), 51% tổng lượng khí thải carbon của các bộ phim kinh phí lớn phát sinh từ các phương tiện giao thông. Trong đó, 30% liên quan đến các chuyến bay và 70% liên quan đến giao thông đường bộ. Điện và khí đốt là những nguồn phát thải carbon lớn thứ hai. Đồng thời, 34% trong số đó là tổng lượng khí thải, và 15% còn lại ngay lập tức đi vào khí quyển do sử dụng máy phát điện chạy dầu diesel.

Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng các công nghệ mới giúp tránh những ô nhiễm môi trường không cần thiết. Ví dụ, ở Anh, nhiều hãng phim tổ chức các xưởng trực quan hóa dữ liệu cho phép tránh các chi phí thừa, tiết kiệm thời gian và không gây ô nhiễm môi trường. Vì rằng việc lập kế hoạch, gặp gỡ, phân cảnh và phác họa bối cảnh đều được thực hiện trong thực tế ảo. Tương lại thuộc về Internet - nhờ trang bị mạng 5G cho các hãng phim, thời gian làm việc được rút ngắn, các cảnh quay được truyền nhanh hơn nhiều lần, điều này cho phép tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và tạo ra những dàn cảnh trực tiếp trên màn hình máy tính.

Một vấn đề rất quan trọng trong sản xuất phim là khía cạnh xã hội - nghĩa là thời gian làm việc của đoàn làm phim, sự luân phiên của các ca sản xuất và ngày nghỉ cuối tuần, nói chung là tất cả những gì liên quan đến nhân lực, sức người. Chỉ có công tác hậu cần đúng và sự chuẩn bị quá trình quay phim một cách kỹ lưỡng, kể cả việc thu hút các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ địa phương tham gia vào quá trình làm phim mới giúp giảm thời gian của các ca sản xuất.

Cần hợp tác với các tổ chức từ thiện để sau khi quay xong không phải đổ tất cả “rác” ra bãi rác mà phân loại rõ ràng những vật không cần nữa và những vật liệu còn có thể sử dụng cho những người có nhu cầu. Ví dụ, sau khi quay Spider-Man 2 (Người nhện 2), Hãng Sony đã hiến tặng gần 50 tấn vật liệu (gỗ, thép, thủy tinh) để tái sử dụng trong các ngành công nghiệp và khoảng 6.000 suất ăn cho các trại trẻ mồ côi.

Bom tấn Người nhện siêu đẳng 2 được công nhận là bộ phim sạch nhất trong lịch sử Sony Pictures khi áp dụng mô hình điện ảnh xanh
Bom tấn Người nhện siêu đẳng 2 được công nhận là bộ phim sạch nhất trong lịch sử Sony Pictures khi áp dụng mô hình điện ảnh xanh

Cũng cần các cải cách từ lĩnh vực kinh tế - ví dụ, nếu bạn thuê người dân địa phương và thu hút các cơ sở dịch vụ ăn uống nhỏ tại địa phương, bạn không chỉ bảo đảm thêm thu nhập cho mọi người mà còn giảm đáng kể số lượng bát đĩa dùng một lần và các bộ đồ ăn. Nhà bếp cố định sử dụng ít carbon hơn nhà bếp di động. Các tổ chức như “Film London” và “Greenshot” đang tìm mọi cách bắt buộc các nhà sản xuất quan tâm đến việc giảm thiểu năng lượng và tài nguyên được sử dụng trong quá trình làm phim, không những vì ý thức trách nhiệm đối với hành tinh mà còn vì sự thân thiện đối với môi trường cũng có thể mang lại lợi nhuận.

Điện ảnh phải có trách nhiệm với môi trường

Trên thế giới hiện tồn tại nhiều liên minh và hiệp hội các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực điện ảnh "xanh". Các tổ chức này xây dựng các bộ quy tắc và văn bản cho việc làm phim bền vững ở quốc gia của họ, cũng như các cơ sở cung cấp dịch vụ và hàng hóa xanh. Ví dụ như “Sách hướng dẫn về sản xuất bền vững” được xây dựng bởi Hiệp hội các nhà sản xuất phim Mỹ và PGAGreen.org với sự hỗ trợ ban đầu của NBCUniversal, Sony Pictures Entertainment, HBO, Netflix, Amazon Studios, Disney, WarnerMedia, 20th Century Studios… hay sách hướng dẫn tương tự ở Pháp dành cho các nhà cung cấp địa phương cũng như các giám sát viên sinh thái.

Đoàn phim Người nhện 2 của hãng Sony đã hiến tặng 50 tấn vật liệu để tái sử dụng sau khi phim quay xong
Đoàn phim Người nhện 2 của hãng Sony đã hiến tặng 50 tấn vật liệu để tái sử dụng sau khi phim quay xong

Để trở thành một ngành bền vững, sản xuất phim đòi hỏi nhiều thay đổi mang tính hệ thống. Vào tháng 9 năm 2020, ở Anh và Mỹ, người ta đã công bố báo cáo về tương lai của điện ảnh bền vững “A Screen New Deal” do Quỹ Nghiên cứu và Thống kê BFI và Hiệp hội Albert hợp tác xây dựng dưới sự chỉ đạo của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh (BAFTA). Vương quốc Anh đặt mục tiêu trở thành nước trung hòa 100% carbon vào năm 2050, vì vậy những báo cáo tương tự đang được xây dựng cho tất cả các ngành như là kế hoạch 10 năm gần nhất.

Dự báo phát triển ​​của ngành điện ảnh thế giới một lần nữa xác nhận việc chuyển sang các phương pháp làm việc bền vững hơn là vấn đề không thể trì hoãn.

Theo bà Pippa Harris, nhà sản xuất phim kiêm đồng sáng lập hãng Neal Street Productions: “Báo cáo này được công bố vào một thời điểm hết sức quan trọng đối với ngành điện ảnh. Tất cả chúng ta đều cảm nhận được sự tàn phá về kinh tế và văn hóa của đại dịch Covid-19, vì vậy bây giờ chính là lúc cần tập hợp lại và trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng ta không thể tiếp tục làm những bộ phim như trước đây, thiếu kế hoạch lâu dài đối với môi trường xung quanh. Ngành điện ảnh truyền cảm hứng cho hàng triệu người. Vì vậy, nó phải có trách nhiệm làm cho thế giới bền vững bằng mọi cách có thể trên ví dụ của mình”.

Điện ảnh Xanh bắt đầu khởi động ở Việt Nam

Chiều ngày 05/01/2022, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) và Tập đoàn Netflix đã ký kết một Biên bản ghi nhớ (“MOU”) nhằm hỗ trợ việc phát triển ngành công nghiệp điện ảnh và kinh tế sáng tạo tại Việt Nam. Buổi lễ công bố việc ký kết Biên bản ghi nhớ này đã được tổ chức cùng với lễ phát động chiến dịch “Màn ảnh Xanh Việt Nam: Đường đến phát triển bền vững” với sự tham dự của đại diện Ban lãnh đạo VFDA, Netflix, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng như các chuyên gia, nghệ sĩ và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sáng tạo.

“Màn ảnh Xanh Việt Nam: Đường tới phát triển bền vững” là một phần của sáng kiến “Màn ảnh Xanh Đông Nam Á: Đường tới phát triển bền vững” của Netflix được khởi động vào tháng 11 năm 2021. Sáng kiến này nhằm mục đích giúp các bên hiểu rõ hơn về các ưu tiên phát triển bền vững ở Đông Nam Á và khám phá cách thức mà Tập đoàn Netflix, vốn là một phần của ngành công nghiệp giải trí và điện ảnh trong khu vực, có thể giúp đưa ra các giải pháp bền vững với sự hợp tác của các chính phủ và các hiệp hội điện ảnh hàng đầu.

‘Điện ảnh xanh’ là giải pháp cho sự phát triển bền vững của ngành điện ảnh
Các nhà làm phim Việt Nam thảo luận về điện ảnh xanh tại buổi lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) và Tập đoàn Netflix

Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch VFDA cũng vui mừng về thỏa thuận hợp tác với Netflix. Bà cho biết: “Là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp với các thành viên là các hãng phim, nhà làm phim, nhà đầu tư điện ảnh…, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) đã quan tâm và có nhiều hoạt động, tuy chưa thành hệ thống nhưng rất hữu ích nhằm bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước nói chung và của công nghiệp điện ảnh nói riêng. Chúng tôi rất mong đợi có thể thông qua chiến dịch “Màn ảnh Xanh Việt Nam: Đường đến phát triển bền vững” góp phần lan tỏa thông điệp về chủ đề bền vững môi trường, giúp định hướng ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam theo xu thế phát triển bền vững của thế giới. Thông qua thỏa thuận hợp tác, VFDA sẽ cùng Netflix và các tổ chức, cá nhân liên quan tiếp tục triển khai nhiều hoạt động để xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam”.

Phim bom tấn The Amazing Spider-Man 2 (Người nhện siêu đẳng 2) được công nhận là bộ phim sạch nhất trong lịch sử “Sony Pictures” và nhờ đó đã thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan báo chí lớn như “The Hollywood Reporter”. Làm một bộ phim “xanh”, các nhà làm phim có thể tiết kiệm được khoảng 400.000 USD. Bằng những việc tưởng chừng như không đáng kể như thay thế chai nhựa bằng bình nước 5 lít các nhà làm phim đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Bị coi là phim Người Nhện tệ nhất lịch sử nhưng 'The Amazing Spider-Man 2' vẫn làm được điều đáng khâm phục này! Bị coi là phim Người Nhện tệ nhất lịch sử nhưng 'The Amazing Spider-Man 2' vẫn làm được điều đáng khâm phục này!
Làm thế nào để điện ảnh Việt trở thành nền công nghiệp phát triển bền vững và có tính cạnh tranh? Làm thế nào để điện ảnh Việt trở thành nền công nghiệp phát triển bền vững và có tính cạnh tranh?
Cách mạng công nghiệp lần 4 tác động thế nào vào lĩnh vực điện ảnh? Cách mạng công nghiệp lần 4 tác động thế nào vào lĩnh vực điện ảnh?

Trần Hậu