(TGĐA) - Xe đạp một thời trở thành "nữ hoàng" - phương tiện không thể thiếu của mỗi nhà. Thời xưa, gia đình nào có chiếc xe đạp là quý lắm, bởi để có được chiếc xe đạp nhiều gia đình phải tích góp vài năm mới có được. Dưới đây, là bài phỏng vấn... cái xe đạp!
'Kẻ thách thức': Thử sức xe đạp 1 bánh, kỹ sư xây dựng chiến thắng với thông điệp nhân văn | |
Bi Rain hóa thân thành cua-rơ huyền thoại Triều Tiên trong ‘The cyclist King’ |
| |
Chiếc xe đạp được coi là một phương tiện không thể thiếu và vô cùng quý giá |
PV: Xe đạp ơi, nói anh đừng buồn, đã có một thời anh ngang dọc trên khắp các ngả đường, bất cứ gia đình nào có anh cũng tự hào, giữ gìn như báu vật. Vậy bây giờ thì sao?
Xe đạp: Bây giờ tôi gần như xếp xó, chỉ là một phương tiện để giải trí và tập luyện. Nhưng tôi không buồn. Đó là kết quả của quá trình văn minh.
PV: Lúc này anh im lặng hơn, trầm tĩnh và có thời gian suy nghĩ hơn, đúng không?
Xe đạp: Đúng vậy.
PV: Và anh thường xuyên nghĩ vấn đề gì?
Xe đạp: Còn vấn đề gì nóng hơn nữa: Kẹt xe.
PV: Đúng rồi. Thưa anh, tình trạng kẹt xe ở các thành phố lớn Việt Nam đã tiến tới chỗ không còn chịu nổi. Theo anh thủ phạm là ai?
Xe đạp: Thủ phạm có rất nhiều. Tuy nhiên chắc chắn không phải xe đạp. Theo con mắt thật khách quan, thật bình tĩnh, ở đâu tôi không biết, chứ ở Sài Gòn, đặc biệt là các phố trung tâm, thủ phạm gây kẹt xe là… xe buýt!
|
PV: Kìa, xe buýt? Anh có nhầm lẫn không?
Xe đạp: Không. Tôi khẳng định.
PV: Đã bao nhiêu năm qua, ở Sài Gòn, người ta ca ngợi xe buýt, trợ giá cho xe buýt, coi đó là một phương tiện giảm ùn tắt giao thông.
Xe đạp: Tôi cam đoan những ai nói thế không ra một con đường trung tâm thành phố Sài Gòn và nhìn giờ cao điểm?
PV: Nếu nhìn sẽ thấy gì?
Xe đạp: Tất cả các con đường đều chật hẹp. Chỉ cần một chiếc xe buýt di chuyển là chiếm gần một nửa. Thế mà rất nhiều khi, có vài chiếc cùng đi, dựng đứng như một bức tường.
PV: Một bức tường?
Xe đạp: Không những thế, còn là đường thành bằng sắt. Tất cả những ai ở phía sau đó đều cảm thấy ngạt thở. Xe buýt vừa di chuyển với tốc độ chậm, vừa dàn hàng ngang, và đôi khi có… lèo tèo vài khách trên đó khiến những công dân lộn cả ruột. Xe buýt lại tự do lấn tuyến, không cần theo nguyên tắc gì cả và chưa hề thấy cảnh sát giao thông xử phạt bao giờ.
PV: Theo anh, xe buýt vừa là con cưng vừa là hung thần.
Xe đạp: Tôi cương quyết hiểu thế. Để cho xe buýt đi vào nội thành theo tôi là một sai lầm vĩ đại. Chúng chỉ nên chạy ở vùng ven hoặc chạy vào những giờ nào đó.
PV: Ý kiến của anh lạ thật.
Xe đạp: Chả có gì lạ cả. Tại sao kẹt xe? Tại vì chúng ta thiếu diện tích mặt đường. Đã thiếu diện tích thì chỉ còn một cách là tăng tốc độ di chuyển. Mà tốc độ của xe buýt ở nội thành như rùa bò vậy.
| |
Không thể phủ nhận, việc xuất hiện xe buýt khiến các phương tiện giao thông khác bị tắc nghẽn trong giờ tan tầm tại một số tuyến đường ở Sài Gòn |
PV: Điều anh nói ngẫm ra cũng phải. Nhưng lý do gì bao nhiêu chuyên gia ở thành phố không thấy?
Xe đạp: Tôi cam đoan là họ thấy. Nhưng đã từ lâu họ hô hào xe buýt, ủng hộ xe buýt nên há miệng mắc quai. Họ suy nghĩ theo công thức là hễ kẹt xe phải cần đến phương tiện công cộng mà không chịu chấp nhận loại công cộng này ở một số nơi đã lỗi thời.
PV: Sài Gòn như thế, còn Hà Nội thì sao?
Xe đạp: Hà Nội hiểu muốn dùng xe buýt hiệu quả thì phải có đường riêng cho nó. Điều ấy đúng về phân tích. Nhưng về cách thực hiện, có lẽ ta sẽ bàn sau!
| |
Ở Hà Nội, đã có làn đường riêng dành cho xe buýt nhanh nhưng còn về hiệu qua, có lẽ chúng ta nên bàn sau! |
'Kẻ thách thức': Thử sức xe đạp 1 bánh, kỹ sư xây dựng chiến thắng với thông điệp nhân văn | |
Bi Rain hóa thân thành cua-rơ huyền thoại Triều Tiên trong ‘The cyclist King’ |
Lê Hoàng