Vì sao liên hoan phim danh tiếng Châu Á - Thái Bình Dương biến mất?

(TGĐA) - Ra đời vào năm 1954 do sáng kiến của Hội đồng giám đốc Liên đoàn các Nhà sản xuất Phim ảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Board of Directors of the Federation of Motion Picture Producers in the Asia-Pacific), LHP Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Film Festival - APFF) từng được xem là một sự kiện điện ảnh nổi bật trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, sau 53 kỳ tổ chức, LHP có bề dày lịch sử nhất nhì Châu Á đã chính thức dừng lại vào năm 2010.

vi sao lien hoan phim danh tieng chau a thai binh duong bien mat LHP Kim Mã: Gay cấn và đầy… nhạy cảm!
vi sao lien hoan phim danh tieng chau a thai binh duong bien mat Phim tâm lý Trung Quốc giành giải cao tại LHP Châu Á lần thứ bảy
vi sao lien hoan phim danh tieng chau a thai binh duong bien mat Xung quanh sự kiện LHP Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 52 bị hủy
vi sao lien hoan phim danh tieng chau a thai binh duong bien mat
Tài tử Thành Long cùng các nghệ sỹ tại LHP Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 55

Đã từng rất nổi tiếng

APFF bao gồm các 21 nước thành viên thuộc Châu Á và các quốc gia ở Thái Bình Dương như Australia, New Zealand. Tại APFF lần thứ 46, Liên bang Nga chính thức gia nhập và xin đăng cai tổ chức LHP châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 49 tại Matxcơva năm 2004. Với quy mô phủ khắp châu Á, Thái Bình Dương và một phần châu Âu, mỗi kỳ APFF lần lượt được tổ chức ở các nước thành viên chứ không cố định tại một quốc gia nào. Tuy vậy, trong suốt 51 kỳ LHP, có những nước đã đăng cai tổ chức nhiều lần và cũng có nước chưa một lần được APFF ghé thăm. Các hạng mục giải thưởng của LHP rất đa dạng và tương đối đầy đủ như bất kỳ một LHP quốc tế lâu năm nào trên thế giới gồm Phim xuất sắc, Kịch bản xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc ,Nam/Nữ diễn viên chính/phụ xuất sắc… Ngoài ra còn có các giải Quay phim, Dựng phim, Âm thanh, giải cho phim Tài liệu, Hoạt hình, Phim ngắn, Giải thưởng đặc biệt của BGK, Giải thành tựu…. Năm 2000, APFF lần thứ 45 do Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức tại Hà Nội đã trở thành một sự kiện văn hóa lớn, thu hút sự chú ý của đông đảo quần chúng nhân dân thủ đô. Mặc dù thời điểm đó, các phương tiện truyền thông chưa phát triển như hiện nay, nhưng LHP đã chiếm được tình cảm của khán giả bằng chính sự nhiệt tình của họ. Các rạp chiếu phim quốc doanh như TTCP Quốc gia, rạp Tháng Tám… trở thành điểm đến của các cuộc giao lưu, ra mắt đoàn làm phim với lượng khán giả đông nghịt. Thậm chí buổi giao lưu với đoàn phim Thái Lan đã làm nghẽn cả một đoạn phố Hàng Bài. Đêm trao giải APFF lần thứ 45 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô vô cùng sôi động khi người hâm mộ đứng tràn hai bên đường để chào đón hai diễn viên nổi tiếng của Hong Kong là Lương Triều Vỹ và Trương Mạn Ngọc. Cặp sao đóng vai chính trong Tâm trạng khi yêu (In the mood for love), cũng tham gia tranh giải Phim xuất sắc nhất LHP. Tuy nhiên, phim Đời Cát của Việt Nam đã giành chiến thắng đồng thời vai Nữ chính xuất sắc nhất được trao cho Mai Hoa. Lương Triều Vỹ và Trương Mạn Ngọc là khách mời đêm trao giải.

vi sao lien hoan phim danh tieng chau a thai binh duong bien mat
Hai ngôi sao Lương Triều Vỹ và Trương Mạn Ngọc tại LHP Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 49 tổ chức tại Việt Nam

Tuột dốc không phanh

Có lẽ vì mỗi năm tổ chức ở một nước nên APFF đã trở nên lộm cộm dần. Đỉnh điểm là năm 2007, LHP lần thứ 51 dù cũng quy tụ nhiều phim đình đám của châu Á nhưng khâu tổ chức đã lộ rõ sự… thiếu quan tâm của nước chủ nhà Đài Loan. Theo đạo diễn Ngô Quang Hải của đoànđiện ảnh Việt Nam chia sẻ với báo chí sau khi trở về từ LHP thì “công tác tổ chức rất thiếu chuyên nghiệp; Thời gian trao giải kéo dài lê thê do liên tục phát quảng cáo, trong khi âm nhạc, hệ thống loa đài tậm tịt và đôi khi không phiên dịch tiếng Anh... khiến khách mời mệt mỏi”. Tại LHP lần này, điện ảnh Việt Nam cũng giành được nhiều giải thưởng ở các Hạng mục quan trọng với giải Phim tài liệu hay nhất thuộc về phim Thời gian còn lại. Phim Chuyện của Pao giành giải đặc biệt của BGK. Riêng phim Sống trong sợ hãi cũng có giải, nhưng các đại biểu Việt Nam không biết cụ thể giải gì bởi các giải được xướng lên bằng cả tiếng Đài Loan và tiếng Anh không theo một thứ tự nào. Giải của phim Sống trong sợ hãi nghe được là giải thưởng lớn của BGK nhưng không có cup, bằng chứng nhận trong khi phiên dịch người Trung Quốc nói phim đoạt giải… Thiết kế mỹ thuật. Trang web của LHP cũng không đầy đủ thông tin.

vi sao lien hoan phim danh tieng chau a thai binh duong bien mat
Nữ minh tinh Chương Tử Di trên thảm đỏ APFF lần thứ 56
Hơn nửa thế kỷ tồn tại trong thời kỳ châu Á nói chung và châu Á Thái Bình Dương nói riêng gồng mình trải qua các cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị xã hội cùng với sự bối rối khi bước tới cánh cửa giao thoa văn hóa Đông Tây, APFF vẫn được nhắc đến như một LHP danh tiếng, là nơi hội tụ của các tinh hoa điện ảnh đến từ khắp nơi trong khu vực. APFF lần thứ 56 được diễn ra vào năm 2013 và là kỳ liên hoan cuối cùng khi mà Thái Lan - nước chủ nhà của LHP lần thứ 57 quyết định dời thời điểm tổ chức từ 2014 sang năm 2015 và từ đó đến nay chưa có thêm thông tin nào.

Thật ra, nước đăng cai APFF lần thứ 51 là Hong Kong, nhưng sau đó Hong Kong tuyên bố hủy LHP khi chính quyền từ chối cấp 2 triệu USD làm kinh phí tổ chức bởi năm đó trùng với thời điểm Hong Kong kỷ niệm 10 năm được trao trả về Trung Quốc. Sau đó, LHP được chuyển cho Đài Loan và dẫn đến sự lủng củng trong khâu tổ chức như đoàn điện ảnh Việt Nam chia sẻ. Indonesia là nước đăng tổ chức APFF lần thứ 52 dự kiến diễn ra từ 18 đến 21/11/2008. Tuy nhiên, đến sát thời điểm diễn ra LHP, BTC chỉ nhận được khoảng 61 phim đăng ký tham dự cùng với tổng số 350 khách mời. Đến phút cuối 60% đại biểu thông báo sẽ không tham dự liên hoan phim dẫn đến chỉ còn khoảng 100 đại biểu. Từ một LHP quy mô, nay chỉ còn 100 khách mời, Ban tổ chức APFF lần thứ 52 quyết định hủy bỏ LHP. Vậy là trong lịch sử 50 năm tồn tại, APFF liên tiếp bị hủy hai lần dẫn đến phải đổi nước chủ nhà đăng cai. Điều đáng nói Indonesia từng là chủ nhà của APFF tới 6 lần, xem như đã quá quen thuộc và thành thục trong công tác tổ chức, vậy mà họ vẫn hủy bỏ LHP chứng tỏ khó khăn lớn nhất có lẽ là vấn đề tài chính.

vi sao lien hoan phim danh tieng chau a thai binh duong bien mat
Diễn viên Eddie Garcia nhận giải tại LHP Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 55 tại Macau
vi sao lien hoan phim danh tieng chau a thai binh duong bien mat
Đạo diễn Hirokazu Koreeda khoe hai giải thưởng tại LHP Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 56

Cơ hội cho những người mới

Một trong những lý do khác dẫn đến việc các nước không còn mặn mà với APFF chính là thập niên 2000 đánh dấu nhiều sự bất ổn về mặt trính trị tại Indonesia, Thái Lan, Iran và một số nước ở khu vực Trung Đông. Trong khi đó, ở một số nước châu Á có tình hình kinh tế và chính trị ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… cũng có các LHP Quốc tế của riêng mình, tổ chức cố định hàng năm tại một địa điểm như LHP Quốc tế Pusan (tổ chức ở thành phố cảng Pusan, Hàn Quốc); LHP Quốc tế Tokyo (tổ chức tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản) và LHP Quốc tế Singapore. Bên cạnh sự vững mạnh về tài chính (yếu tố quan trọng nhưng có thể nhiều nhà tổ chức APFF cố gắng không đề cập đến vấn đề này khi họ tuyên bố hủy LHP) thì sự chuyên nghiệp và mới mẻ của BTC các LHP quốc tế Busan, Tokyo, Singapore đã góp phần tạo vị thế của họ, khiến cho giới mộ điệu quan tâm tới các LHP này hơn. Là nước chủ nhà, là ban tổ chức của LHP do chính nước mình sở hữu, rõ ràng họ phải có trách nhiệm hơn so với một LHP của chung, du hành mỗi năm một nơi như APFF. Việc APFF trở nên rệu rã và cũ kỹ bởi lối mòn và sự thiếu nhiệt huyết của một vài thành viên dẫn đến việc chấm dứt hoàn toàn là điều không khó hiểu. Đó là điều vô cùng đáng tiếc, bởi như đã nói APFF là một LHP lâu năm, có sự đa dạng của các nước thành viên tham gia, có một hệ thống giải dày dặn và tương đối đầy đủ ít nhiều là hình mẫu cho nhiều LHP Quốc tế mới thành lập. Tuy nhiên, việc APFF chấm dứt cũng là cơ hội để các LHP Quốc tế khác trẻ hơn tạo được vị thế của mình và trở thành cầu nối gắn kết điện ảnh châu Á – Thái Bình Dương với các nền điện ảnh lớn trên thế giới mà LHP Quốc tế Hà Nội, LHP Quốc tế Luangprabang, LHP Quốc tế Philippines là ví dụ tiêu biểu.

vi sao lien hoan phim danh tieng chau a thai binh duong bien mat Ngắm nhìn dàn sao trên thảm đỏ bế mạc Haniff 2016

(TGĐA) - Trong buổi tối ngày 5/11/2016 tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô. ...

vi sao lien hoan phim danh tieng chau a thai binh duong bien mat Liên hoan phim Venice: Những thú vị có thể bạn chưa biết!

(TGĐA) - Được thành lập vào năm 1932, LHP Quốc tế Venice là một phần ...

vi sao lien hoan phim danh tieng chau a thai binh duong bien mat Cuộc đời của Yến đoạt giải Phim hay nhất tại LHP Quốc tế Philippines

(TGĐA Online) - Bộ phim Cuộc đời của Yến của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ ...

vi sao lien hoan phim danh tieng chau a thai binh duong bien mat Phim tâm lý Trung Quốc giành giải cao tại LHP Châu Á lần thứ bảy

(TGĐA Online) - Tại Hong Kong, lễ trao giải Phim Châu Á lần thứ bảy ...

Thiên Thanh