(TGĐA) - Tôi nhớ có hai lần đài truyền hình mời tôi tham gia tọa đàm về chủ đề: Chế tài cho việc xử lý bạo hành gia đình và quấy rối tình dục. Lúc ấy tôi thực đã muốn mắc cười về mấy chế tài xử phạt hành chính hài hước kiểu nếu bạo hành tâm lý (Cấm thành viên trong gia đình ra khỏi nhà, không cho đọc sách báo, xem ti vi, hoặc ghen tuông tò tò đi theo dõi gây tổn hại uy tín) thì phạt từ... 100.000 đến 300.000 đồng; Cứ lăm le kiểm soát tài chính của vợ/chồng thì bị phạt tận 500.000, còn nếu dùng hung khí đánh đập vợ be bét thì bị phạt tận 2 triệu lận. Đến nỗi tiến sĩ Đinh Đoàn ngồi cùng talkshow với tôi còn nói đùa rằng: Thế thì sẽ có rất nhiều anh chồng để sẵn hai triệu lên bàn rồi cầm roi bảo hôm nay tôi cho cô một bài học rồi sẽ tự đi đóng tiền.
Sống vì con | |
Tình cờ và định mệnh | |
Văn hóa đổ lỗi | |
Thư của một người từng học dốt | |
Nếu muốn, hãy tìm ra giải pháp |
Những gã đàn ông vũ phu lại thường là những kẻ ra đường không mấy khi dám bắt nạt ai |
Tôi có cô học trò lấy chồng Hàn Quốc, mỗi lần mà chồng nóng tính thượng cẳng chân hạ cẳng tay, cô chỉ việc gọi đến đường dây nóng, tức thì mươi phút sau đã có xe đến tận nơi đón, điểm hẹn có thể là một vườn hoa, công viên nào đó gần nhà để đảm bảo bí mật, tránh sự ngăn cản của anh chồng.
Hàng ngày có biết bao nhiêu vụ bạo hành gia đình, bao nhiêu vụ quấy rối tình dục ở công sở, nhưng có khi nào nạn nhân tự hỏi: Tại sao những người phụ nữ khác không rơi vào trường hợp ấy mà lại cứ đúng là mình? |
Rồi xe sẽ chở cô vợ bị bạo hành đến thẳng một điểm an toàn thường được các cô dâu Việt bên ấy gọi là “Nhà tạm lánh”. Đó là một ngôi nhà bên ngoài trông có vẻ tuềnh toàng, không đề biển, thậm chí còn không để số nhà, bên trong không có điện thoại, internet. Tất cả là để đề phòng các ông chồng vũ phu, thậm chí tâm lý không bình thường đến gây nhiễu loạn đòi vợ về, đe dọa hành hung nhân viên, hoặc các cô vợ ngờ nghệch mà lại nhấc máy liên hệ với chồng. Nhưng bên trong “Nhà tạm lánh” luôn có đầy đủ các phòng ở, tiện nghi sinh hoạt, tivi, tủ lạnh, cung cấp thực phẩm miễn phí để các cô có thể ở lại đến khi nào giải quyết xong việc thì thôi. Kèm theo đó luôn có một cặp bác sĩ tâm lý và cảnh sát giúp đỡ các cô vợ bị bạo hành, vừa để ổn định lại tâm lý cho cô gái, vừa căn cứ vào lời khai để xem có dấu hiệu hình sự thì sẽ khởi tố ông chồng.
Tại sao những người phụ nữ khác không rơi vào trường hợp ấy mà lại cứ đúng là mình? |
Đàn ông Hàn Quốc vốn nóng tính, gia trưởng, thượng cẳng chân hạ cẳng tay như cơm bữa nhưng vì vấp phải hàng rào bảo vệ của các cơ quan xã hội mà cũng phải chờn. Lơ mơ chỉ tát tai vài cái là vợ con biến mất vào nhà tạm lánh, rồi hôm sau có trát của cảnh sát, nhẹ thì nộp phạt mấy chục ngàn Won, nặng thì ngồi tù. Tái phạm nhiều lần sẽ mất cả vợ lẫn con, mất tiền, mất tự do như chơi. Ở Mỹ thì còn khiếp hơn, có cô dâu Việt bực chồng quá cả giận mất khôn mới uống thuốc ngủ. Vào cấp cứu bệnh viện, bác sĩ hỏi tại sao ra nông nỗi thế, cô trả lời là do ông chồng làm tôi giận quá. Vậy là chiều hôm ấy anh chồng vào thăm bị bệnh viện cấm cửa, cách ly và làm giấy... báo cảnh sát và các tổ chức xã hội khác.
Đấy là chuyện xứ người, phụ nữ được bảo vệ đến thế. Ở ta thì có lúc tôi nói đùa, lỡ chẳng may tôi có bị bạo hành, cũng không biết đường mà gọi đi đâu để cầu cứu cho được, chắc chỉ biết ra công an phường mà thôi. Mà ấy mình còn là người hiểu biết, có học, phụ nữ vùng sâu vùng xa thì biết đâu mà lần. Thôi thì hoàn cảnh nào thích nghi hoàn cảnh nấy, chúng ta không ở Mỹ, ở Hàn thì không có nghĩa ta đành chịu cho chồng thả đòn vũ phu. Quan trọng nhất vẫn là nạn nhân phải có kỹ năng tự bảo vệ mình.
Nghĩa là, trong lúc chúng ta chưa đủ khả năng để thay đổi thế giới khiến nơi nào cũng an toàn như Vườn cổ tích và tất cả các đấng mày râu đều đủ độ lịch sự để tự giác tôn trọng phụ nữ thì chúng ta đành phải tự bảo vệ mình. Tôi thấy nhiều cô gái than phiền rằng cô ta rất hay bị sếp/ đồng nghiệp quấy rối. Tôi những muốn nói rằng cô ta cần phải xem lại mình nữa, bởi công ty có tới hàng trăm, hàng chục nhân viên nữ, có phải ai cũng bị quấy rối cả đâu. Có những người phụ nữ hiếm khi bị quấy rối, nhưng lại có những phụ nữ, dù chẳng phải chim sa cá lặn gì nhưng hễ cứ chuyển cơ quan nào là y rằng bị quấy rối ở đấy.
Những kẻ ấy mà lấy bà vợ khác, chưa chắc bà vợ kia đã bị chồng bắt nạt |
Quay trở lại chuyện bạo hành gia đình. Những gã đàn ông vũ phu lại thường là những kẻ ra đường không mấy khi dám bắt nạt ai nhưng về nhà hay quay sang hành hạ vợ. Chứng tỏ họ cũng chẳng phải thứ gì đáng sợ, ấy là do những người vợ nhu nhược, không có kỹ năng xử lý vấn đề để cho họ làm tới mà thôi.
Những kẻ ấy mà lấy bà vợ khác, chưa chắc bà vợ kia đã bị chồng bắt nạt. Thêm nữa, phụ nữ đã để cho chồng bắt nạt một lần, quen mùi lần sau anh ta sẽ tiếp tục làm như vậy. Trong vụ án bố vợ giết con rể do tức nước vỡ bờ vì con gái mình bị hành hạ quá nhiều, người ta mới chỉ tranh cãi xem bố vợ và con rể, ai là người sai trái mà bỏ quên vai trò của cô vợ. Tôi cho rằng chính cô ta mới gián tiếp là người đẩy chồng vào cái chết thương tâm và đưa bố đẻ vào vòng lao lý.
Anh chồng rõ ràng là kẻ vũ phu, chẳng còn thương yêu gì vợ (Dù ai nói thế nào nhưng tôi chưa khi nào cho rằng tình thương yêu và việc thượng cẳng chân hạ cẳng tay với phụ nữ chân yếu tay mềm lại liên quan đến nhau), đánh vợ trước mặt con cái khiến đứa con phải chứng kiến cảnh tượng thương tâm nhất là mẹ mình bị đau đớn (và theo các nhà tâm lý học thì những kẻ hay đánh vợ đương nhiên cũng chả từ chối việc đánh con), rồi nhiều lần đến tận nhà bố mẹ vợ càn quấy và gây sự với anh chị em gia đình vợ, không coi bố mẹ vợ ra gì, vậy mà cô vợ vẫn chấp nhận. Ừ thì Việt Nam chưa có nhà tạm lánh, cũng không có luật bảo vệ phụ nữ bị bạo hành nghiêm khắc như Hoa Kỳ, nhưng không có nghĩa nước ta chỉ tồn tại luật rừng và mạnh ai nấy làm.
Có thể bạn bảo những phụ nữ khác may mắn, còn số mình đen đủi. |
Cô vợ kia có thể đồng thời vừa đệ đơn ly hôn, vừa yêu cầu sự bảo vệ từ phía các cơ quan chức trách ở khu vực, chưa kể còn có cả đại gia đình sau lưng hỗ trợ, nhưng cô ta cứ cắn răng chịu đựng một cách mù quáng, để mặc cho cơ thể mình bị hành hạ, con cái mình bị tổn thương tinh thần, cha mẹ mình bị nhục mạ. Tôi không hiểu cô ta nhân danh điều gì mà còn chung chạ với một gã chồng như vậy, một gã đàn ông khiến ông bố vợ hiền lành, nhẫn nhục không chịu đựng nổi mới phải giết con rể rồi chở cái xác vắt vẻo sau yên xe máy đi đầu thú, một vụ án hy hữu chưa từng có trong lịch sử.
Tình thương ư? Vậy cô ta thương chồng (một gã chẳng hề đáng thương) nhưng lại không thương con mình, thương cha mẹ mình và thương chính bản thân mình.
Vì con cái ư? Các bạn ai cũng là một người con, có người con nào cảm thấy bình yên trong ngôi nhà mà mẹ mình bị lôi ra đánh chửi như cơm bữa. Khi chứng kiến người mẹ của mình bị đánh đập, đứa con sẽ có cảm giác bất lực, nhục nhã, mất an toàn, trầm uất và hoài nghi cuộc sống.
Vì tình yêu ư? Không có tình yêu nào liên quan đến sự mất tự trọng của bản thân và để kẻ khác chà đạp lên thân thể, phẩm giá, cảm xúc và lòng tự tôn của mình.
Vì danh dự ư? Cô ta còn đâu danh dự nữa khi để cho cả làng xóm nhìn thấy cảnh anh chồng đứng trước cửa nhà vợ réo chửi ngày này qua ngày khác. Đó là chuyện ai cũng biết nên tất thảy đều hết sức thông cảm cho ông bố vợ dù đây là tội ác cao nhất của loài người.
Tôi sợ nhất những người cứ hễ gặp chuyện gì là đổ cho số trời. |
Vì kinh tế ư? Bạn no đủ mà bị ăn đòn trong khi thiếu thốn một chút mà bình yên thì điều gì hơn? Cả con cái bạn cũng vậy, tôi chưa từng thấy đứa trẻ nào trả lời rằng thà chúng được sống trong một ngôi nhà bạo hành nhưng ăn cơm với thịt còn hơn mẹ không bị đánh nhưng lại phải ăn cơm rau.
Hàng ngày có biết bao nhiêu vụ bạo hành gia đình, bao nhiêu vụ quấy rối tình dục ở công sở, nhưng có khi nào nạn nhân tự hỏi: Tại sao những người phụ nữ khác không rơi vào trường hợp ấy mà lại cứ đúng là mình. Có thể bạn bảo những phụ nữ khác may mắn, còn số mình đen đủi. Tôi sợ nhất những người cứ hễ gặp chuyện gì là đổ cho số trời. Nếu do số, chắc chỉ tại trời sinh ra mình đã không đủ quyết đoán và bản lĩnh để ứng phó với những gã đàn ông xấu chơi ấy mà thôi.
Hạnh phúc là được ngồi đúng chỗ | |
Sơn móng tay theo phong thủy | |
Ác mộng ngày Tết | |
Chuyện của Khaisilk | |
'Eva nổi giận': Liều thuốc hữu hiệu cho phái yếu trong hôn nhân |
Di Li