Dấu ấn Lê Văn Duy: Từ chiến trường đến phim trường

(TGĐA) - Tại hiện trường quay của đoàn phim, đạo diễn đang chỉ đạo diễn xuất: "Nhìn đây, nhìn đây nè!". Bàn tay của đạo diễn Lê Văn Duy vẫy vẫy ra dấu cho diễn viên tập trung vào điểm diễn, chỗ vị trí tay ông. Lẽ ra, diễn viên theo chỉ đạo phải lo diễn tả nét mặt, cảm xúc và tiếng nói của nhân vật.

Lâm Nguyễn cùng NSƯT Hạnh Thúy, đạo diễn Bảo Chu tham dự Liên hoan phim ngắn TP.HCM 2023 Lâm Nguyễn cùng NSƯT Hạnh Thúy, đạo diễn Bảo Chu tham dự Liên hoan phim ngắn TP.HCM 2023
Đạo diễn Long Vân - Những ấn tượng không thể quên Đạo diễn Long Vân - Những ấn tượng không thể quên

Cả đoàn phim đang tập trung, bỗng tất cả bật cười ré lên như không thể kiềm chế được. Đạo diễn chưng hửng, nhìn theo hướng nhìn của diễn viên. Thì ra, mọi người đang nhìn về bàn tay đang vẫy vẫy của ông. Có gì lạ? Chẳng có gì ngoài 4 ngón nguyên vẹn, bình thường, nhưng có một ngón giữa như bị vẹo đi, đang nhúc nhích theo từng cử động của ông.

Dấu ấn Lê Văn Duy: Từ chiến trường đến phim trường

Hỏi ra, thì đây là dấu tích thương binh của ông trong một trận chiến đấu xa xưa, năm Mậu Thân 68 tại Sài Gòn. Tại cuộc chiến khốc liệt đó, ông đã đổ máu khi một viên đạn của địch gấp rút rượt theo bàn tay ông. Chiến tranh đã lùi xa hơn 50 năm, nhưng dấu ấn vẫn còn trên thân thể người phóng viên chiến trường Lê Văn Duy. Vết thương đó là tự hào của ông, là kỷ niệm của một thời bỏ áo cơm theo nghiệp chiến binh.

Cho nên, ai đã từng theo đạo diễn Lê Văn Duy rong ruổi khắp rừng sâu núi thẳm, lên đồi xuống ruộng hay miệt mài với những cánh đồng chó ngáp của Nam Bộ, đều biết ông có ngón tay bị thương tật, mà ông lại có thói quen bắt diễn viên hay tập trung vào bàn tay ra dấu của ông. Diễn viên từng làm nhiều phim quen thuộc thì không sao, diễn viên mới đi phim lần đầu, bảo đảm không ai nín được cười. Chỉ cần một tiếng cười cất lên là lây cả đoàn phim từ ánh sáng, quay phim, đạo cụ cho đến thiết kế, chủ nhiệm, không ai kiềm chế được.

Còn đạo diễn thì sao? Có lúc ông cũng cười xòa thông cảm, có lúc ông cũng phải đổ quạu quát lên: "Tập trung, tập trung! Cười cái gì? Máy, diễn!".

Dấu ấn Lê Văn Duy: Từ chiến trường đến phim trường

Đó, đạo diễn - Nghệ sĩ ưu tú Lê Văn Duy là như vậy, ông sống hồn nhiên, mộc mạc với bạn bè, diễn viên, với em út của nhiều thế hệ. Mới biết vì sao ông hay thích làm phim về chiến tranh, cả tài liệu lẫn phim truyện. Vì nơi đó, có một phần xương máu của ông đổ ra để góp lại cho hòa bình thống nhất hôm nay qua các tác phẩm ông thực hiện như: Người không mang súng, Hoa cát, Tình đất Củ Chi, Bản hùng ca.

Ông sống rất có tình với anh em đồng đội. Nên khi về làm Giám đốc Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu năm 1996, ông đã âm thầm hướng cho mình nhiệm vụ phải đào tạo lớp trẻ kế thừa. Ngoài những em cháu của các đồng chí trong chiến khu xưa, là việc đương nhiên, ông còn cập nhật thêm lớp trẻ có năng khiếu, đưa về Hãng phim cưu mang, cho học nghề, làm nghề. Từ công việc nhỏ nhặt nhất lúc ban đầu là vác đèn, khiêng đồ đến làm ánh sáng, phụ quay. Ai cũng đi lên từ công việc khiêm tốn này trước khi trở thành đạo diễn, quay phim chuyên nghiệp sau này.

Dấu ấn Lê Văn Duy: Từ chiến trường đến phim trường

Cho nên, đến ngày hôm nay, khi ông thầy "nằm xuống", đã không còn. Họ, những đứa trẻ ngây ngô ngày nào trước máy quay đã có chỗ đứng vững vàng trên trường quay của các Hãng phim bạn như đạo diễn Hồng Chi, Thanh Phúc, Đức Dũng, Hồng Sơn, quay phim Nguyễn Huỳnh…

Có một thời, Chương trình văn hóa của Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với tên tuổi Lê Văn Duy. Phát minh này là của Giám đốc, ông xông xáo tạo được công ăn việc làm cho cả Hãng phim. Tất nhiên là phải có sự hậu thuẩn của Sở VHTT và Đài truyền hình TP. Quyết liệt đưa Chương trình văn hóa do Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu sản xuất làm tiếng nói chính trị của Sở là Giám đốc năng động Lê Hồng Liêm (anh Sáu Liêm), bên cạnh sự trợ giúp của Phó giám đốc chuyên môn - nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn. Đúng! Đã có một thời mà Chương trình văn hóa do Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu sản xuất như một ngọn gió mới thổi vào khắp các quận, huyện. Chương trình trở thành món ăn thường xuyên, đặc sản của Sở Văn hóa, là công cụ tuyên truyền hữu ích về các chính sách văn hóa của TP.HCM.

Dấu ấn Lê Văn Duy: Từ chiến trường đến phim trường

Đó cũng chính là cái nôi để đào tạo lớp trẻ kế thừa sau này. Các bạn trẻ đã có dịp va chạm, thực hiện những thước phim đầu tiên ngay trên sân nhà. Ông không còn coi đó là nhiệm vụ, mà thực sự là nghĩa vụ của lớp đàn anh, của người đi trước.

Có phải sống trên đời, ai cũng được thiên sứ hướng cho những điều để thực hiện nhân duyên của mình. Duyên là cơ hội đủ để thỏa mản ước mơ, còn nghiệp là cái phải đến trong cuộc đời, dù muốn hay không. Cho nên, nếu ta kết hợp duyên với nghiệp lại là nghiệp duyên, tức là điều không thể chối bỏ, bắt buộc phải diễn ra và ta phải chấp nhận.

Dấu ấn Lê Văn Duy: Từ chiến trường đến phim trường

NSƯT Lê Văn Duy trước khi là đạo diễn, quay phim, ông còn là Nhà văn, Nhà biên kịch, sau này còn là Nhiếp ảnh. Tôi cũng không hiểu, vận vào cuộc đời ông từng ấy chuyên môn, cái nào là duyên, cái nào là nghiệp? Nhưng chỉ thấy ông vui vẻ, sống hoàn hảo trong từng ấy 82 năm, thì cũng là phúc duyên trong mỗi một đời người.

Ngay cả sự ra đi, ông cũng biết chọn đúng thời điểm, chậm một chút cũng không được, sớm một chút cũng không hay! Chậm một chút sẽ trùng với những ngày giáp Tết, sớm một chút sẽ làm chùng lại niềm vui của buổi liên hoan Hội Điện ảnh Thành phố cuối năm.

Rất cảm ơn cho những thành ý của đạo diễn NSƯT Lê Văn Duy. Vĩnh biệt anh, anh Tư Duy ạ…!

Dấu ấn Lê Văn Duy: Từ chiến trường đến phim trường

Đạo diễn - NSƯT Lê Văn Duy tên thật là Dương Ngọc Chúc, bút danh Lê Hằng, sinh ngày 15/9/1942, là một đạo diễn, nhà biên kịch, nhà văn. Ngoài tuổi cao sức yếu, ông còn mắc căn bệnh hiểm nghèo, vừa qua đời lúc 12 giờ 18 phút ngày 27/1/2024 tại nhà riêng ở tuổi 82. Ông là em trai của Nhà văn Lê Văn Thảo (tên thật Dương Ngọc Huy) và là anh trai của Nhà biên kịch Dương Cẩm Thúy - Chủ tịch Hội Điện ảnh TP.HCM, Ủy viên BCH Hội Điện ảnh Việt Nam.

Đạo diễn Long Vân của 'Biệt động Sài Gòn' qua đời Đạo diễn Long Vân của 'Biệt động Sài Gòn' qua đời

(TGĐA) - Đạo diễn Long Vân - người từng làm nên bộ phim kinh điển ...

Đạo diễn Long Vân - Những ấn tượng không thể quên Đạo diễn Long Vân - Những ấn tượng không thể quên

(TGĐA) - Đạo diễn Long Vân – tác giả của bộ phim kinh điển Biệt ...

Nhất Mai