(TGĐA) - Một nhà thơ lớn đời Đường là Bạch Cư Dị (772 – 846) có bài thơ nhan đề là ‘’Hung Trạch’’, có nghĩa là Ngôi nhà xấu. Bài thơ kể về một dãy nhà, cao ráo, đẹp, nhưng bị bỏ hoang. Người ta đồn là do phong thủy không tốt. Đất hại chủ. Nhưng Bạch Cư Dị tìm hiểu, thì ra không phải vậy.
Mỹ nhân xứ Đài Chung Nhã Như trở thành ‘bà mối’ mát tay trong 'Phong thủy thế gia' | |
Ngày Tết, cùng dọn lại nội thất ô tô |
Ngôi nhà xấu
Mở đầu bài thơ, ông miêu tả khung cảnh ghê rợn như có ma nơi này.
"Ở Trường An có nhiều nhà lớn
San sát hai bên đường phố.
Thường thường bên trong cửa son
Phòng hiên đối diện nhau đều vằng
Cú kêu trên cây tùng cây quế
Chồn nấp trong bụi cúc bụi lan
Mặt đất đều rêu xanh lá vàng
Chiều chiều nhiều cơn gió lốc thổi mịt mù".
Tiếp đó, ông kể về lai lịch từng ông chủ, một thời có máu mặt ở đây.
"Chủ trước làm quan tướng
Mắc tội đi đầy Ba Dung
Ông chủ sau làm đến công khanh
Ốm nằm mãi rồi chết trong nhà
Liên tiếp bốn, năm chủ
Tai vạ nối tiếp nhau.
Và dân gian bàn tán, tìm hiểu nguyên nhân. Họ đồn nhau.
Mười năm trở lại đây
Nhà này không lợi chủ
Gió mưa làm hỏng hiên cửa
Rắn chuột đục hang ngách
Người ta sợ không dám mua
Càng ngày gạch gỗ càng mục nát'.
| |
Trạng thơ Bạch Cư Dị |
Nhưng Bạch Cư Dị không tin những chuyện đồn. Ông ngạc nhiên thấy thiên hạ sao mà nhẹ dạ dễ tin thế. Người ta không tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Ông kêu lên.
"Than ôi! Lòng dạ người đời
Sao mà ngu dốt thế!
Chỉ sợ cái vạ sắp tới
Chứ không xem nó từ đâu ra".
Và để thức tỉnh người dân, ông chỉ ra nguyên nhân sâu sa cùng những bài học sơ đẳng:
"Nay ta làm bài thơ này
Muốn thức tỉnh những người bụng dạ u mê
Phàm là, làm chức quan lớn
Tuổi hẳn nhiều, lộc hẳn cao
Quyền to thì không giữ được lâu
Ngôi cao thì dễ cùng khốn
Lẽ của vật, hễ đầy quá thì đổ
Số người ta, già thì phải chết
Bốn thứ ấy như trộm cướp
Ngày đêm xúm lại tấn công mình!"
Quan sát thiên hạ, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, ông rút ra chân lý:
"Dù tìm được chỗ đất tốt
Ai có thể giữ được toàn thân?
Từ việc nhỏ mà tỏ rõ việc lớn
Mượn chuyện nhà ví với chuyện nước
Nhà Chu và nhà Tần đều ở Hào Hàm
Chỗ ở đều giống nhau
Một đằng thịnh tám trăm năm
Một đằng hết đời ở cung Vọng Di
Nhắn bảo kẻ có nhà có nước
Người xấu chứ nhà có xấu bao giờ'.
Dân gian thường mê tín. Thấy sự việc bất thường, hay đổ lỗi ngoại cảnh chứ ít tìm hiểu nội tình. Thấy ngôi nhà ma, họ thường đổ lỗi cho phong thủy. Một cái lỗi rất trừu tượng. Mà phong thủy thì mỗi thầy giải một cách. Và dù người xưa có trăm lời khuyên bảo, quan lại vẫn mắc các chứng bệnh tham lam như thường. Bởi đã làm quan thì thường ít đọc sách. Và tất cả tâm trí anh ta đều tập trung vào quan lộ. Hơn nữa, khi lòng tham nổi lên, thì anh ta thường không nhìn thấy ai, không nghe thấy gì, chỉ chạy theo tiếng gọi của ‘’trái tim’’. Họ đâu biết, phúc thường đi liền với họa. Như triết lý âm dương trong cuộc sống.
Mỹ nhân xứ Đài Chung Nhã Như trở thành ‘bà mối’ mát tay trong 'Phong thủy thế gia' | |
Ngày Tết, cùng dọn lại nội thất ô tô |
Giang Giang