Khi người đàn ông cũng hy sinh

(TGĐA) - Nói đến những điều khiến người khác giới coi là hấp dẫn và cảm động, rất nhiều đàn ông và phụ nữ trở nên nhầm lẫn. Phần nhiều đàn ông nghĩ rằng phụ nữ thích những hành động mang tính 'vĩ mô' như trở thành chỗ dựa tài chính và chỉ cần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho nàng là đủ, hoặc chính mình đạt được danh tiếng và thành tựu lớn để nàng có thể tự hào. Vì vậy với những hành động nho nhỏ chăm sóc phụ nữ, đàn ông cho đó là chuyện vặt, không đáng để làm, thậm chí khó chịu: 'Đó là anh chàng yêu kiểu du kích. Còn nếu chàng là Napoleon thì sẽ tặng nàng bụi của chiến trường Oa téc lô'. Còn với phụ nữ, lại thường mặc định rằng yếu tố để giữ được tình cảm và sự si mê lâu dài, vĩnh viễn, khiến cho người đàn ông cảm thấy phụ nữ hấp dẫn, vĩ đại chính là lòng hy sinh...    

khi nguoi dan ong cung hy sinh Phong cách sống: Thói quen
khi nguoi dan ong cung hy sinh Hành tinh đơn độc và những hành trình bất tận

Người Mỹ có câu: “Hạnh phúc giống như một điệu nhảy Tango”. Trong khiêu vũ, cứ nam tiến một thì nữ bước lùi và ngược lại. Còn cả hai người đối mặt nhau mà cùng tiến hoặc cùng lùi thì điệu nhảy chuệch choạc bất thành. Tại sao lâu nay người ta lại chỉ nhắc đến sự hy sinh của người phụ nữ mà không phải của đàn ông.

khi nguoi dan ong cung hy sinh
“Hạnh phúc giống như một điệu nhảy Tango”

Trong các cuộc trò chuyện, tôi hay thấy đàn ông nói rằng “Vợ anh cũng khổ lắm, cô ấy là người phụ nữ rất tuyệt vời”. Câu nói đó để chứng tỏ rằng khi người phụ nữ hy sinh thì không phải người chồng không ghi nhận, nhưng nếu anh là đàn ông mà cứ để vợ mình phải hy sinh mãi, phải chịu khổ để dồn hết phần sung sướng sang cho anh trong khi anh chẳng có động thái nào khiến cho vợ mình bớt khổ mà còn điềm nhiên kể về “sự khổ” đó của vợ ở chỗ trà dư tửu hậu thì anh là gã đàn ông chẳng tuyệt vời chút nào. Một cặp đôi chỉ có thể hạnh phúc viên mãn và trở thành tri kỷ khi ngay từ ban đầu họ đã xác tín một thái độ và quan điểm là cùng hy sinh vì nhau, chứ không phải chỉ một người sống trên sự hy sinh của người khác.

“Người đàn ông lý tưởng không phải là người mang đến cho bạn cảm giác anh ta là Bạch Mã hoàng tử hay hoàng đế Napoleon mà phải luôn tạo được cho bạn cảm giác bạn đang là nữ hoàng”. Khi một người đàn ông không thể làm cho người phụ nữ của mình cảm thấy nàng luôn là nữ hoàng thì tức là anh ta có lỗi và khi người phụ nữ không có cảm giác mình là nữ hoàng trong ngôi nhà của mình, dù chỉ có hai nhân khẩu, thì tức là cô ta bất hạnh.

khi nguoi dan ong cung hy sinh
Dù người phụ nữ có cho đi bao nhiêu, đàn ông vẫn thấy là chưa đủ

Khi người đàn ông làm theo đúng phương châm này nghĩa là anh ta đang có ý thức cho đi nhiều hơn nhận lại. Những cặp đôi hạnh phúc nhất (theo định nghĩa là sau bao năm gió bụi của thời gian, cặp đôi đó vẫn phải si mê nhau như những ngày đầu mới gặp mặt) lại thường rơi vào những cặp mà người đàn ông luôn có ý thức như vậy. Ấy là bởi vì, dù người phụ nữ có cho đi bao nhiêu, đàn ông vẫn thấy là chưa đủ, hoặc thấy đó là bình thường. Dù đàn ông phương Tây cũng vậy thôi, đặc thù về giới là thế chứ không phải anh ta gia trưởng hay vô ơn. Bạn chăm sóc anh ta, nhắc anh ta mặc áo ấm, mua quà tặng cho anh ta, pha cà phê cho anh ta, lắng nghe anh ta hùng biện, giúp đỡ anh ta trong công việc, chăm sóc con cái từ A đến Z để anh ta không phải đụng tay đụng chân vào, làm cỗ linh đình để bạn bè anh ta nhậu nhẹt, chờ đợi anh ta (dù là đợi cơm tối hay đợi tình)... thì cần phải nói rằng tất cả những sự ấy, tất nhiên đàn ông thấy vui chứ không thể buồn, nhưng niềm vui ấy và cảm xúc biết ơn, so với phụ nữ khi nhận những điều tương tự sẽ thấp hơn rất nhiều. Chưa kể có những người đàn ông thấy sự đó là đương nhiên, rồi lâu dần không để ý, thậm chí nữa là cảm thấy phiền toái.

khi nguoi dan ong cung hy sinh

Có những điều thực đơn giản mà hai giới chúng ta ở cùng một nhà vẫn cứ nhầm lẫn về nhau cả đời người.

Nhưng phụ nữ thì sao? Khi những người bạn gái kể cho tôi nghe về người yêu của họ thì thường chỉ xoay quanh những thứ mà đàn ông cho là rất tủn mủn: “Bọn tao đi du lịch, anh ấy chuẩn bị cho tao từ A đến Z, cả đồ underwear” hoặc “Anh ấy chiều em lắm, luôn lắng nghe em nói, em kể chuyện linh tinh anh ấy cũng nghe, anh ấy còn đi mua thuốc bổ các loại về cho em”. Lần nọ ở một cuộc ra mắt sách, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai khi lên phát biểu đã kể về người chồng ngoại quốc như sau: “Làm sao mà tôi không yêu anh ấy cho được khi mà mỗi lần hai vợ chồng đi xa, anh ấy đều lặng lẽ chuẩn bị cả lọ nước mắm cho tôi vào vali, vì biết tôi không thể thiếu thức ấy”.

Khi kể về những chai nước mắm, những cái quần underwear, những lọ thuốc bổ, ánh mắt họ rạng ngời hạnh phúc, còn thành tích về những người đàn ông của họ thì chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ hoặc có thể gọi là hầu như không có trong “nội dung khoe” (dù những người ấy đều có lắm thành tích để kể). Và họ sẽ còn kể mãi những chuyện này cho đến hết đời không biết chán. Trong giọng kể có sự tự hào và biết ơn – Một điều có thể gây thất vọng cho đàn ông khi họ luôn đinh ninh rằng điều hấp dẫn nhất ở bản thân họ là tài khoản bao nhiêu số 0, đã đạt được những cấp độ học hàm nào và danh tiếng bản thân ra sao, đang ngồi chức vụ gì chứ không phải nước mắm, dưa hành.

khi nguoi dan ong cung hy sinh
Phụ nữ trưởng thành chọn sự thông minh, hài hước, phóng khoáng của người đàn ông làm tiền đề.

Trong khi người chồng có thể chỉ hơi xót lòng một chút khi về muộn nhìn thấy vợ chờ đợi bên mâm cơm, rồi lâu dần thành quen, thấy sự ấy cũng là bình thường, thì người vợ, về quá bữa mà nhìn thấy chồng mặt buồn thiu ngồi cạnh mâm cơm nguội ngắt, tức thì rơi nước mắt và lần sau đố có dám đi đâu về muộn (không phải sợ chồng giận, mà vì sợ nhìn thấy hình ảnh ấy).

Khi một người lấy việc trao tặng làm vui mà người nhận luôn không ngừng tỏ lòng biết ơn (dù chỉ là một chai nước mắm) và nỗ lực đền đáp thì đấy là hạnh phúc lâu dài.

Khi một người lấy việc trao tặng làm vui, người nhận lại coi đó là sự bình thường ai chả thế, thì anh ta sẽ không thể nào có ý thức đền đáp được, càng không thể tỏ lòng biết ơn hàng ngày. Và cuối cùng, đó trở thành mối quan hệ chỉ một chiều.

Chẳng ai không thích một người luôn biết hy sinh vì người khác, nhưng đó không phải là đức tính hàng đầu để được đàn ông chú ý. Trái lại, tất cả những người đàn ông nước ngoài kết hôn với vợ Việt theo tôi biết, khi được hỏi thì lại đều nói “Tôi bị hấp dẫn vì cô ấy rất cá tính và phóng khoáng”, chứ hoàn toàn không phải vì đức hy sinh đã được coi như một “đặc sản” dành riêng cho phụ nữ Việt Nam.

khi nguoi dan ong cung hy sinh
Liệu có phải đàn ông cần quá nhiều sự hy sinh của phụ nữ hay không?

Một người đàn ông tử tế không bao giờ đặt phẩm chất hy sinh của phụ nữ lên đầu như một yêu cầu về đặc tính lý tưởng, bởi chẳng ai mong gì cái việc cứ có một người đàn bà com cóp hy sinh cho mình hết ngày nọ tháng kia để rồi mình phải mang ơn mắc nợ nghĩa tình. Một tình yêu chân chính là đôi bên cùng hy sinh vì nhau. Còn nếu một bên cứ hy sinh mãi, một đằng đàng hoàng thụ hưởng mà không áy náy, điềm nhiên nhận nó ngày này qua tháng khác mà không chịu hy sinh lại, cũng không tìm cách để chấm dứt việc đó thì khái niệm biết ơn và yêu thương cũng chẳng tồn tại trong những người đàn ông như vậy.

Trước đây tôi có dạy một giáo trình tiếng Anh, trong đó có bài trắc nghiệm vui về những đức tính mà đàn ông và phụ nữ mong muốn về người bạn đời. Tôi từng dạy nhiều lớp sinh viên, vì thế đã có tới gần 1.000 em làm bài tập đó, kết quả kinh ngạc đến nỗi tôi lấy luôn bài này ra làm trắc nghiệm cho nhiều người trưởng thành khác. Cuối cùng thì đức tính hy sinh thậm chí bị đứng tít sau cùng. Hầu hết các nam sinh chọn sự dịu dàng, nhạy cảm, cá tính làm số 1, nữ sinh và phụ nữ trưởng thành chọn sự thông minh, hài hước, phóng khoáng của người đàn ông làm tiền đề. Kết quả này, khi ấy đã khiến chính tôi ngạc nhiên, bởi cũng có lúc tôi từng băn khoăn rằng: Liệu có phải đàn ông cần quá nhiều sự hy sinh của phụ nữ hay không?

Chẳng hóa ra, có những điều thực đơn giản mà hai giới chúng ta ở cùng một nhà vẫn cứ nhầm lẫn về nhau cả đời người.

khi nguoi dan ong cung hy sinh
Hy sinh của đàn ông, đôi khi chẳng phải to tát rằng từ bỏ sự nghiệp hay nhảy xuống biển cứu mỹ nhân, chỉ là một quãng đường đưa đón nàng hàng ngày mà thôi.

Trong một lần họp lớp trung học, một cậu bạn cùng lớp (mà ngày xưa lũ con gái chúng tôi vẫn hay chê là “ngố Tàu” vì cậu ấy ít nói và hơi bẽn lẽn) kể rằng ngày nào cậu ấy cũng đưa vợ đi làm rồi mới về trụ sở của mình vì “Đường đi của cô ấy vừa xa vừa bụi”, chiều lại điệp khúc đón về. Chúng tôi mắng sao phải khổ thế, đi loằng ngoằng khác gì một vòng Hà Nội, mất thời gian, hư vợ. Cậu bảo thời gian trên đường ấy tranh thủ... hai vợ chồng trò chuyện, chia sẻ với nhau chứ về nhà còn lắm việc con cái. Hết thuốc chữa rồi. Từ lúc ấy lũ con gái xinh đẹp lớp tôi bắt đầu tròn xoe mắt nhìn chàng ngố Tàu năm nào và bảo “Chồng tớ chẳng bao giờ được một phần thế. Tớ chưa bao giờ được diễm phúc ấy”. Hy sinh của đàn ông, đôi khi chẳng phải to tát rằng từ bỏ sự nghiệp hay nhảy xuống biển cứu mỹ nhân, chỉ là một quãng đường đưa đón nàng hàng ngày mà thôi. Nhưng quãng đường ấy, cộng lại cả đời người cũng đi được vòng quanh Trái đất.

khi nguoi dan ong cung hy sinh Yêu và Thương
khi nguoi dan ong cung hy sinh Những người giàu túng thiếu

Di Li