(TGĐA) - Không rộng lớn và náo nhiệt đến choáng ngợp như Tokyo, cũng không sôi động, ồn ào như Hong Kong, lại càng không có những chiến dịch quảng bá du lịch rầm rộ như Seoul, Đài Bắc thường bị du khách bỏ qua trên bản đồ du lịch. Thế nhưng, những ai từng đến với Đài Bắc và thực sự dành thời gian khám phá thành phố này với cái nhìn hiếu kỳ và cởi mở sẽ tìm thấy những bất ngờ thú vị tiềm ẩn trong đời sống thường nhật của cư dân thành phố chóp đảo Đài Loan này, trong những góc phố nhỏ xinh với những hàng quán vỉa hè bình dân, và cả những không gian văn hóa – nghệ thuật lý thú chỉ dành riêng cho tín đồ nghệ thuật.
Những Venice của Pháp | |
Côte d'azur: Phía bên kia màu xanh | |
Siena của tôi... |
Một góc nhìn toàn cảnh thành phố Đài Bắc từ trên cao
Thành phố văn minh
Điểm đầu tiên dễ gây chú ý ở Đài Bắc chính là sự sạch sẽ. Những ga tàu điện ở đây sạch bong không có dấu vết của rác thải và phần đông các toilet công cộng đều khô ráo và sạch sẽ. Đường phố Đài Bắc khá rộng rãi và thông thoáng, với mặt đường trơn mượt, lại không quá đông đúc nên việc đi lại khá thuận tiện, dù cho bạn di chuyển bằng ô tô, xe buýt, xe đạp hay xe máy (điều thú vị là xe máy vẫn còn khá phổ biến ở đây, những du khách có nhu cầu đi lại khám phá bằng phương tiện này có thể thuê một chiếc xe máy để tự tìm hiểu những điểm đến hấp dẫn trong thành phố).
Đài Bắc là một thành phố văn minh, sạch sẽ và sôi động
Các ga tàu điện ở đây đều sạch bóng
Một góc Đài Bắc ở khu Ximending
Nhờ quan sát thành phố Đài Bắc từ nhiều góc nhìn khác nhau qua các phương tiện vận tải đa dạng (từ trên máy bay, trên tàu điện và xe buýt, khi ngồi xe máy, lúc đi bộ, và cả khi leo núi), tôi có thể cảm nhận được đời sống công nghiệp năng động nhưng vẫn thong thả và bình yên của thành phố, và trên hết là sự phát triển vượt bậc nơi đây. Hình ảnh một Đài Bắc hiện đại và sạch đẹp, với hàng loạt những tòa nhà cao tầng và các trung tâm thương mại sầm uất chính là kết quả của “kỳ tích Đài Loan” – quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hóa siêu tốc từ nửa cuối thế kỷ 20 đã đưa Đài Loan trở thành một trong những con hổ châu Á bên cạnh Singapore, Hàn Quốc và Hong Kong. Tòa nhà chọc trời Taipei 101 với 101 tầng – từng giữ vị trí tòa nhà cao nhất thế giới trong suốt 6 năm trước khi nhường vị trí này cho tòa Burj Khalifa tại Dubai vào năm 2010 – là một biểu tượng cho sự phồn thịnh của thành phố Đài Bắc nói riêng và Đài Loan nói chung ngày hôm nay. Tòa nhà được xây dựng với thiết kế đặc biệt giúp chống chọi những hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nhất như bão tố và động đất, với nhiều sáng chế kỹ thuật từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế. Vào dịp năm mới, người dân Đài Bắc thường tụ tập xung quanh tòa nhà này để được chiêm ngưỡng những màn pháo hoa tuyệt đẹp được nhiều đài truyền hình quốc tế ghi hình lại, vì vị trí bắn pháo hoa từ Taipei 101 được coi là một trong những điểm bắn pháo hoa đẹp nhất thế giới.
Một bức tượng tại Bảo tàng
Một trưng bày ấn tượng tại Bảo tàng
Bên ngoài bảo tàng mỹ thuật Đài Bắc cũng rất ấn tượng
Sự văn minh và phép lịch sự của người Đài Loan không thua kém gì người dân ở nhiều quốc gia phát triển mà tôi từng đến. Thậm chí, họ còn xởi lởi với khách du lịch hơn một số nơi. Ở chốn công cộng, người Đài Loan rất có ý thức giữ trật tự và vệ sinh chung, tránh gây ồn ào. Người bán hàng ở các gian hàng ngoài phố thường rất thân thiện, nhưng không chèo kéo nếu khách không muốn mua hàng và không có thói quen “hét” giá lên trời.
Viện Bảo tàng Mỹ Thuật Đài Bắc: Một thế giới khác
Đến với Đài Bắc, hầu hết du khách sẽ không muốn bỏ qua những điểm đến quen thuộc như Taipei 101; núi Con Voi – nơi bạn có thể leo lên ngắm toàn cảnh thành phố Đài Bắc; khu mua sắm Ximending dành cho người đi bộ vô cùng sầm uất, được mệnh danh là “Harajuku” hay “Shibuya” của Đài Bắc; chùa Long Sơn, hay Longshan Temple – một trong những di tích cổ quan trọng nhất của thành phố; đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch mang đậm dấu ấn kiến trúc Trung Hoa và Bảo tàng Cung điện Quốc gia, nơi trưng bày hơn 696.000 di vật quý giá của lịch sử Trung Hoa. Tuy nhiên, ngoài những điểm đến “hiển nhiên” nói trên, Đài Bắc còn có một viên ngọc quý thường bị nhiều du khách bỏ qua một cách uổng phí: Viện Bảo tàng Mỹ Thuật Đài Bắc, nằm cách không xa Grand Hotel – một điểm đến nổi tiếng khác của thành phố.
Một hiện vật khác tại bảo tàng mỹ thuật Đài Bắc
Một ý tưởng trưng bày ở bảo tàng
Chiếc hộp gì đây?
Sẽ không mấy ai để ý đến viện bảo tàng này nếu không phải là một tín đồ nghệ thuật. Nhưng những người đã tìm đến sẽ thông thể nào thất vọng với các tác phẩm nghệ thuật đương đại được trưng bày tại đây. Đối với một du khách yêu thích nghệ thuật là tôi, nói không quá thì đây chính là một trong những viện bảo tàng lý thú nhất Châu Á, đồng thời là điểm đến thú vị nhất tại Đài Bắc.
Được mở cửa lần đầu vào năm 1983, từ giữa thập niên 90 thế kỷ trước, Bảo tàng Mỹ Thuật Đài Bắc đã xác định sứ mệnh là quảng bá bản sắc của Đài Loan qua đóng góp trong nghệ thuật đương đại. Chính vì thế, viện bảo tàng được đầu tư rất công phu với thiết kế và bố trí ánh sáng hiện đại, tinh tế. Đây cũng là nơi thường tổ chức các lễ hội trưng bày nghệ thuật lớn, quy tụ hàng trăm nghệ sĩ trong và ngoài Đài Loan.
Một không gian nghệ thuật sắp đặt ở bảo tàng mỹ thuật Đài Bắc
Kiến trúc bên ngoài của Bảo tàng Mỹ thuật Đài Bắc rất hiện đại với bố trí hình khối vuông vức bất cân xứng trông giống như những ống kính vuông nhô ra phía ngoài. Đây là một thiết kế địa phương phỏng theo phong cách kiến thúc biến thể của Nhật Bản (metabolism). Bên trong bảo tàng là một thế giới tràn ngập sắc màu kỳ ảo với những tác phẩm nghệ thuật thuộc đủ mọi thể loại, kích cỡ và chất liệu khác nhau.
Bạn nghĩ đây là ý tưởng gì
Đối với một du khách yêu thích nghệ thuật là tôi, nói không quá thì Viện bảo tàng Mỹ thuật Đài Bắc chính là một trong những viện bảo tàng lý thú nhất Châu Á, đồng thời là điểm đến thú vị nhất tại Đài Bắc. |
Sự sáng tạo của các nghệ sĩ được chọn để trưng bày tại bảo tàng là điều gây ấn tượng hơn cả. Người ta sử dụng mọi thứ chất liệu nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình một cách tài tình: một tác phẩm nghệ thuật được làm từ… bã kẹo cao su và giấy gói thiếc, tranh vẽ được ghép từ giấy báo cũ và vải cũ, không gian 3D siêu thực được tạo ra một cách khôn khéo nhờ tận dụng các khoảng tường trống để treo các loại tranh và dụng cụ kỳ lạ. Thậm chí, các chai nhựa đựng đồ uống cũng được sử dụng để sắp xếp làm thành vật trưng bày vô cùng bắt mắt. Có tác giả còn tạo ra những bức tranh được “vẽ” bởi côn trùng nhờ bôi mực đen vào chân một chú côn trùng hiếu động (Tiêu đề của tác phẩm là “Chữ viết tay của chú bọ”), khiến khách tham quan không khỏi bất ngờ khi sự di chuyển ngẫu nhiên, không mục đích của chú côn trùng lại đem đến một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt như vậy.
Có những phòng trưng bày những bức tranh siêu thực sặc sỡ, và cả một phòng nhỏ treo tranh vẽ chì ngộ nghĩnh của các em thiếu nhi quốc tế. Nhiều tác phẩm được trưng bày không chỉ mang tính thể hiện mà còn kích thích các giác quan và truyền cảm hứng, ví dụ như những khoảng tường trống được bố trí treo những tấm biển đen có đề những thông điệp như: “Lý tưởng thì nơi đây sẽ phải có mùi của đại dương len lỏi vào trong căn phòng này”, “Lý tưởng thì chỗ này sẽ có một người hét tướng lên làm nhiễu loại mọi thứ”, hay “Lý tưởng thì giữa căn phòng này sẽ có một chú cá voi quẫy đuôi khuấy động bầu không khí”…
Cuộc sống ở quảng trường | |
Porto, rượu, cá và người già | |
Saas-Fee “Vùng đất thần tiên” ở Thụy Sĩ | |
Zaanse Schans: Ngôi làng hoa thủy tiên vàng |
Minh Thi