Đi & trải nghiệm

Xõa ở Luang Prabang

(TGĐA) - Tôi bị đánh thức rất sớm bởi những tiếng động inh ỏi, tiếng hò, tiếng hát, tiếng nhạc sôi động mở ra từ những thùng loa công suất lớn. Vén rèm nhìn ra, tôi giật mình vì toàn bộ con đường trước cửa mới hôm qua không bóng người, hôm nay đã chật kín người vui Lễ hội năm mới. Ngày thứ 3 trong những ngày Tết Pi Mảy (Pi Mai) ở Lào, người dân bắt đầu vui chơi, thanh niên trẻ bắt đầu xõa sau hai ngày đầu thực hiện các nghi Lễ tắm phật, rước công chúa của năm...

xoa o luang prabang Porto, rượu, cá và người già
xoa o luang prabang Côte d'azur: Phía bên kia màu xanh
xoa o luang prabang Tháng ba Aarhus: Mùa xuân có lầy lội lắm không em?

Trận chiến của nước, bột màu và âm thanh

Chỉ trong một đêm, Luang Prabang lột xác như phép màu. Hàng ngàn ô tô đủ loại nhưng chủ yếu là xe bán tải (pick up) đổ về Luang. Suốt đêm hôm trước, con đường 400 km đèo dốc ngút ngàn xuyên qua trùng điệp núi rừng - con đường từ đồng bằng lên Luang Prabang sáng rực đèn pha của các tay lái trẻ. Họ lên Luang để cùng hòa với nhau thông qua phong tục mà tôi cho là một trong những phong tục vui vẻ nhất trong các phong tục Tết trên thế giới: Té nước chúc phúc, cầu may.

xoa o luang prabang
xoa o luang prabang

Nếu Tết ở Việt Nam mang nặng tính gia đình thì Tết ở Lào mang tính cộng đồng. Các lễ hội tổ chức rất nhiều và mọi người đều tham gia như một phần trách nhiệm. Các bạn trẻ thì lập thành từng nhóm khoảng 5 - 10 người, mặc một loại áo đồng phục cùng màu sắc, thông thường là áo thun để cùng tham gia "chiến đấu" với các nhóm khác bằng các công cụ như xô, chậu, súng phun nước... Việc lập nhóm thể hiện cá tính của thanh niên trẻ. Họ hẹn hò nhau, rủ rê nhau từ mấy tháng trước Tết thông qua mạng internet hay facebook.

xoa o luang prabang
xoa o luang prabang
xoa o luang prabang

Người đứng ven đường xịt nước, té nước vào những người đi ngang qua, những người đi ngang đường qua phần lớn là những người muốn đi để tham gia lễ hội té nước này nên hai bên hết sức vui vẻ. Ngoài té nước, người Lào còn dụng bột gạo tung vào người nhau. Bột gạo là một phong tục truyền thống, nhưng sau này, thanh niên dùng bột màu nên lễ hội hết sức vui và sặc sỡ.

Một phần quan trọng của phong tục té nước là âm nhạc. Nếu ngày xưa, người Lào múa hát, thì ngày nay, cảm giác tất cả các thành phố Lào đều biến thành một vũ trường khổng lồ. Ai cũng muốn làm một điều gì đó thật đặc biệt để vui nhộn nên ngoài trang phục thì những chiếc xe cũng được trang trí đặc biệt nhiều màu sắc. Tất cả các xe đều mở nhạc hết công suất. Mọi người nhảy nhót suốt ngày và đêm trong tiếng nhạc dance sôi động. Thế nên, dù muốn chụp thật nhiều bức ảnh để lưu giữ khoảnh khắc này nhưng tiếng nhạc sôi động đó buộc tôi phải cất máy ảnh, bay ra đường, hòa vào dòng người hết sức phấn khích này.

xoa o luang prabang
xoa o luang prabang

Tôi được mời rất nhiều bia. Những ngày Tết này, người Lào vô cùng thân thiện và cởi mở. Họ mang bia ra mời tất cả những ai muốn uống, dù chẳng quen biết. Xõa từ 8h00 sáng đến tối, tôi cho rằng mình đã được mời khoảng 30 chai bia Lào, vì hoạt động quá nhiều nên cũng thật khó để say gục...

Nam và nữ Lào vào những ngày này thoải mái chọc ghẹo nhau dù không quen biết. Điều đặc biệt ở Lào là trong không khí cực kỳ phấn khích, tiếng nhạc sôi động, trong men bia chếnh choáng nhưng tôi chưa thấy một hành động nào của nam thanh niên Lào mang tính xúc phạm thân thể với phụ nữ. Thế nên với chai bia trong tay và âm nhạc cực khủng phát từ những chiếc loa đặt dọc theo hai bên đường, các cô gái Lào xõa hết mình và trở nên thân thiện tuyệt đối. Nghĩ lại thật tội lỗi, vì lúc đó tôi đã thầm ước, giá mình chưa có vợ.

xoa o luang prabang
xoa o luang prabang
xoa o luang prabang
xoa o luang prabang
xoa o luang prabang

Tết Lào: Một góc nhìn khác

Theo truyền thuyết Lào, Kabinlaphom là một vị thần trời, nghe nói có 1 chàng trai dưới hạ giới rất thông minh bèn thách đố trả lời 3 câu hỏi, nếu ai thua sẽ phải cắt đầu mình dâng cho kẻ kia. Nhưng thần Kabinlaphom thua cuộc nên đã phải dâng dầu mình. Trước khi tự cắt đầu, thần căn dặn 7 cô con gái phải chăm sóc cái đầu thật kỹ, nếu đầu quăng lên trời thì sẽ hạn hán, đầu rơi xuống biển sẽ lũ lụt. 7 cô con gái đặt đầu cha vào cái đĩa vàng và cất rất cẩn thận trong núi Phoukaokailat. Hàng năm, vào dịp Tết, các cô con gái đem đầu cha mình ra rửa sạch sẽ. Vì thế tục tắm Phật vào dịp Tết Năm mới ra đời cho đến ngày hôm nay và việc té nước vào người nhau để chúc phúc cũng từ đây mà ra.

Tết Lào diễn ra trong ba ngày, từ ngày 13 đến 15/04 dương lịch hàng năm. Ngoài lễ hội té nước diễn ra vào ngày cuối, ngày đầu năm, người Lào thường đi chùa cầu may. Thống kê cho thấy rằng, có khoảng 1400 ngôi chùa được xây dựng ở đất nước lấy đạo Phật làm quốc giáo này. Ngoài kiến trúc đặc trưng theo hình tháp, lộng lẫy của các tượng vàng, bạc… những ngôi chùa Lào còn làm du khách ngây ngất trước các điêu khắc gỗ, trạm trổ trên kim loại như những bức phù điêu tinh xảo trên các cánh cửa chùa. Trên đó không chỉ là hình ảnh của Đức Phật, các thần linh tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng của đất nước, mà còn có biểu tượng của Linh vật - Voi, với những dũng sĩ huyền thoại bất tử của Lào, là hình ảnh hạnh phúc, bình yên của gia đình có cha - mẹ - con và những người thân…

xoa o luang prabang
xoa o luang prabang
xoa o luang prabang
xoa o luang prabang
xoa o luang prabang
xoa o luang prabang Tháng tư ở Echallens

(TGĐA) - Thụy Sĩ tháng tư này rất đẹp. Có lẽ các mùa khác cũng ...

xoa o luang prabang Ba bảo tàng nghệ thuật đương đại nổi tiếng nhất châu Âu

(TGĐA) - Với mỗi người “how it is – như thế nào?” là một trải ...

xoa o luang prabang Gubbio: Nơi dừng chân của người trẻ “điên rồ”

(TGĐA) - Không được biết đến nhiều như các địa danh khác của nước Ý, ...

Cao Thủ