Sống:

Bài học về tự do, tôn trọng…

(TGĐA) - T ôi ở Mỹ, thi thoảng trường học của con gái lớn lại có một ngày có tên là pijama. Đúng là xứ sở của Tự do, thử tưởng tượng xem, thay vì nai nịt gọn gàng đồng phục thì tất cả học sinh sẽ được mặc đồ ngủ đến trường, thậm chí hôm trước đó khi tôi đón con về, cô giáo chủ nhiệm còn nhắc: “Ngày mai chị nhớ cho cháu mặc pijama đến trường nhé!”.

bai hoc ve tu do ton trong Cảm xúc của đàn ông
bai hoc ve tu do ton trong Giấc mơ “Chồng Tây” ngọt ngào
bai hoc ve tu do ton trong Thói quen khó bỏ

Điều tôi ngạc nhiên hơn là sáng hôm sau, từ thầy hiệu trưởng đến các thầy cô giáo khác đều hưởng ứng bằng việc vui vẻ mặc đồ pijama. Giống như lễ chào cờ ở Việt Nam, thầy hiệu trưởng sẽ đứng trên bục cao, đưa tay chào buổi sáng học trò bằng giọng điệu hóm hỉnh, thầy kéo dài giọng: “Good morning!” khiến tất cả phụ huynh đều bật cười, các cún con thì khỏi nói, mắt sáng long lanh, tỉnh cả ngủ.

bai hoc ve tu do ton trong

Màn thể dục buổi sáng luôn hấp dẫn và sôi động, thầy hiệu trưởng hăng hái nhảy mẫu, mọi người đều nhún nhảy theo tiếng nhạc, một bầu không khí sôi nổi và cảm động mà tôi ngỡ chỉ trong mơ mình mới được chứng kiến. Đã từng nghe mọi người khen ngợi nền giáo dục của nước Mỹ, nhưng chỉ khi mắt thấy tai nghe, tôi mới cảm nhận rõ hơn điều đó. Hầu như chưa bao giờ tôi thấy các thầy cô giáo ở đây trừng mắt hay tỏ ra giận dữ với học sinh, ngay cả khi học sinh tỏ ra bất hợp tác, luôn luôn là một thái độ thân thiện, truyền cảm hứng chứ không áp đặt. Tôi chắc rằng môi trường giáo dục nơi đây sẽ không có sự so sánh giữa bạn A với bạn B hay có những động thái làm nhụt đi ý chí phấn đấu của bất kỳ học sinh nào. Tôi cũng chưa lý giải được vì sao học trò vẫn đi vào nền nếp và quy củ, mặc dù người lớn chẳng cần đến sự trừng phạt. Ngay chính bản thân tôi với vai trò làm mẹ mà đôi khi tôi vẫn phải “hung dữ” trong việc dạy dỗ con mình.

Có lẽ người cần học bài học tư do và tôn trọng chủ nghĩa cá nhân chính là chúng tôi, những người đang hấp thu văn hóa Mỹ nhưng vẫn ngoái đầu nhìn lại quê hương.

Nước Mỹ quả thật là một thế giới đáng khám phá. Từ cái vỏ nồng nhiệt bên ngoài đến sự lạnh lùng cứng rắn bên trong. Nên để khỏi phải thất vọng hay buồn bã, tôi không để mình quá đắm đuối với cảm xúc ban đầu, khi tôi vẫn chứng kiến cảnh ngày càng nhiều người vô gia cư đơn độc lang thang trên đường phố, già có, trẻ có. Người Mỹ thương con nhưng không xót. Người Việt hội tụ cả hai nên con hư cha mẹ Việt kéo con về. Còn người Mỹ, con cái đến tuổi trưởng thành tự chịu trách nhiệm cuộc đời mình. Anh bạn tôi, vừa nhập quốc tịch Mỹ và đang chuẩn bị thủ tục bảo lãnh vợ và hai cậu con trai qua Mỹ đôi lúc lại than phiền với tôi rằng: “Anh sợ tương lai, khi anh già yếu, con trai anh theo lối sống thân ai người ấy lo bên này sẽ đưa anh vào viện dưỡng lão!”. Tôi bật cười trêu rằng anh quá lo xa. Chẳng phải anh muốn con anh qua đây sống là được hưởng một nền giáo dục tuyệt vời của nước Mỹ hay sao? Thế nên, tôi đã bớt đi nỗi xót xa khi chứng kiến giữa thiên đường vẫn rất nhiều người vô gia cư đơn độc lang thang trên đường phố, già có, trẻ có. Ngày hôm qua, kế bên chỗ đỗ xe của tôi, một người thanh niên vô gia cư tóc tai bù rù nằm thẳng cẳng ngủ trên bãi cỏ, kế chỗ anh ta là bức tượng Chúa trời đang giang rộng đôi tay. Người thân, bạn bè, anh em của anh ta đâu rồi?

bai hoc ve tu do ton trong

Có lẽ nỗi buồn của thân phận chẳng chừa ai, bài học về cái giá phải trả trên đất Mỹ chưa bao giờ sâu sắc thế, giống như cảm giác cách đây mấy hôm khi bước chân vào Taco, một tiệm ăn của người Mexico, tôi bắt gặp một chàng trai Mỹ trắng mặc chiếc quần jean bẩn thỉu đang chúi đầu vào thùng rác để bới cho bằng được một mẩu thuốc lá. Và tôi, một người mẹ Việt mang trong mình dòng máu Á đông, hỏi rằng tôi có hoang mang khi những đứa con tôi mang nặng đẻ đau sẽ dần dần tách biệt khỏi vòng tay của tôi, sẽ đối xử với tôi một cách bình đẳng và khách sáo như người Mỹ. Các con tôi sẽ luôn miệng nói yêu thương tôi nhưng chúng sẽ không có nghĩa vụ phải chăm lo cho tôi lúc tôi già. Có lẽ người cần học bài học tư do và tôn trọng chủ nghĩa cá nhân chính là chúng tôi, những người đang hấp thu văn hóa Mỹ nhưng vẫn ngoái đầu nhìn lại quê hương.

bai hoc ve tu do ton trong Cảm xúc của đàn ông

(TGĐA) - Ở đâu đó, người ta vẫn đọc được những bài viết tâm lý ...

bai hoc ve tu do ton trong Đánh mất cảm xúc

(TGĐA) - Thời gian gần đây, tôi mới phát hiện ra một điều, cô bạn ...

bai hoc ve tu do ton trong Nước Mỹ có phải là thiên đường?

(TGĐA) - Trước khi tôi theo chồng qua Mỹ, có quá nhiều lời cảnh báo, ...

Cấn Vân Khánh