(TGĐA) - Đối với bộ phim kinh điển Hồng Lâu Mộng năm 1987 mà nói, tháng 5 – 2017 là thời điểm đặc biệt: kỷ niệm 30 năm bộ phim chính thức phát sóng. Vì thế, hàng loạt ký ức về bộ phim đã được ôn lại trong dịp này.
'Tây du ký: Nữ nhi quốc' nhá hàng bối cảnh hậu trường | |
Tôn Ngộ Không nhập viện, bị đưa tin tử vong | |
Ngẩn ngơ với 10 đại mỹ nhân đẹp nhất 'Tây Du Ký' 1986 |
Trước thời điểm kỷ niệm 30 năm bộ phim kinh điển Hồng Lâu Mộng ra đời, là tin buồn đạo diễn Dương Khiết (phim Tây du ký) qua đời, mọi phương tiện truyền thông đều khai thác thông tin để tưởng nhớ bà. Trong đó, weibo của một người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông có một tiêu đề gây chú ý: “Tây du ký là bộ phim hay nhất trong bốn bộ phim được chuyển thể từ Tứ đại danh tác”. Quả thật, giữa Tây du ký và Hồng Lâu Mộng có sự khác biệt rất lớn.
|
Nếu so sánh vị thế của hai tác phẩm Tây du ký và Hồng Lâu Mộng trong lòng đọc giả thì Hồng Lâu Mộng nhất định vượt xa Tây du ký. Một mặt, vì Hồng Lâu Mộng có thành tựu nghệ thuật cao; mặt khác, người Trung Quốc vốn xem trọng lịch sử, xem trọng hiện thực, coi thường sự tưởng tượng, cho rằng nó thứ kỳ quái.
Năm 1980, đài truyền hình Trung Ương Trung Quốc (CCTV) quyết định đưa Hồng Lâu Mộng lên màn ảnh, quy tụ êkíp làm phim hàng đầu thời bấy giờ, còn phim Tây du ký thì bị ghẻ lạnh, kinh phí làm phim thiếu thốn, diễn viên bị trả thù lao cực thấp, suýt chút nữa còn phải dừng quay vì vấn đề kinh phí.
|
Thế là sự khác biệt bắt đầu xuất hiện. Sự khác biệt này không nằm ở cách đối đãi dành cho đoàn làm phim, mà xuất hiện ở một mắc xích quan trọng hơn, đó chính là, sáng tác là một loại hình lao động mang tính cá nhân cao, trong quá trình sáng tác, cần có sự dân chủ, càng cần có sự tập trung, sáng tác độc lập so với sáng tác tập thể càng dễ dàng phát huy tính sáng tạo. Phong cách cá nhân, dù có độ lệch, nhưng nhất định càng đặc sắc.
Trong quá trình viết kịch bản Hồng Lâu Mộng, nhà biên kịch đã quá thận trọng, thận trọng đến nặng nề. Bộ phim không có những lời lẽ dư thừa, không có cảm xúc thừa thãi, điều quan trọng hơn là bộ phim “lạm dụng” việc phản ánh thời đại, thể hiện thế giới quan sâu sắc, thế là sử dụng phương thức tích lũy sự kiện làm giá đỡ cho câu chuyện, khiến câu chuyện giống như được hình thành từ việc tích lũy một chuỗi sự kiện.
Tất cả cảnh tượng kinh điển đều không bỏ qua, từng cảnh phim ngay ngắn chỉnh tề, tao nhã hoa lệ. Nhưng, tác dụng phụ chính là, câu chuyện không chuyển động, nên không có diễn tiến câu chuyện, khán giả không cách nào chìm đắm vào đó, vẫy vùng trong nội dung câu chuyện.
Cũng chính vì như thế, câu chuyện nhìn như lấy tình yêu “Bảo – Đại – Thoa” làm trọng tâm, nhưng “Bảo – Đại – Thoa” lại không phải vai chính, họ chỉ có nhiều cảnh phim hơn những nhân vật khác, đảm nhận vai trò người tham dự quan trọng trong những sự kiện lớn.
|
Trong phim Hồng Lâu Mộng không có vai chính đích thật, mà là nhóm nhân vật, điều này khiến khán giả không có ấn tượng đặc biệt sâu đậm với nhân vật nào, thực tế êkíp làm phim cũng không mong khán giả có ấn tượng sâu sắc với một nhân vật nào, đây là một nhiệm vụ sáng tác trọng đại, nên sở thích cá nhân của khán giả không nằm trong phạm vi được xem xét.
Đây chính là khác biệt lớn nhất giữa Hồng Lâu Mộng và Tây Du Ký, cũng là khuyết điểm của Hồng Lâu Mộng. Tác phẩm đặc sắc nhất của tác giả Tào Tuyết Cần, cuối cùng dưới sự nhào nặn của một tập thể hùng hậu, sự cố chấp, đam mê trong nguyên tác đã biến mất.
Đến nay, phiên bản Hồng Lâu Mộng năm 1987 đã trở thành hồi ức của một thời đại, khó phục chế lại, nên đã được “thần thánh hóa”. Một lần nhớ lại thì lại một lần nuối tiếc, nếu phim có nhiều ấm áp hơn, nhiều chuyển động hơn, nhiều màu sắc chủ quan hơn, có lẽ bộ phim sẽ hấp dẫn hơn.
Cuộc đời lận đận, trái ngang của "Thỏ Ngọc" trong phim Tây du ký | |
Hòa nhạc “Tây Du Ký”, thầy trò Đường Tăng lại hội ngộ | |
Ngẩn ngơ với 10 đại mỹ nhân đẹp nhất 'Tây Du Ký' 1986 |
Trịnh Nghi