Đi & trải nghiệm:

Những phiên chợ thành London

(TGĐA) - Nhớ tới London, người ta thường hay nhớ tới Trung tâm tài chính ở khu City hay Canary Wharf, nơi có thị trường chứng khoán sôi động, những tòa nhà văn phòng với kiến trúc hiện đại và những giao dịch cổ phiếu hàng triệu đô la. Nhưng riêng tôi, tiếng là sinh viên kinh tế, tôi không hâm mộ mấy khu nhà giàu ấy chút nào. Trái lại, tôi yêu tha thiết những phiên chợ rộn ràng ở thành phố này…

nhung phien cho thanh london Nice - Thành phố của những mảng màu
nhung phien cho thanh london London - Sự ám ảnh hình ống
nhung phien cho thanh london Porto, rượu, cá và người già
nhung phien cho thanh london
May ở London còn có chợ...

London nổi tiếng là thành phố có mật độ camera giám sát CCTV nhiều nhất trên thế giới. CCTV cùng với hệ thống báo động, khoá chống trộm... là những yếu tố khiến có người nhận xét London đã trở thành một “Thành phố của sự sợ hãi” (City of Fear). Sự sợ hãi và dè chừng khiến con người giam mình trong những chiếc hộp, bốn bức tường ở nhà, bốn bức tường công sở, xe bus là chiếc hộp màu đỏ, tàu điện ngầm mang hình dạng một chiếc quan tài, mỗi mặt người lạnh tanh như xác chết...

May mà London còn có chợ. Người cười, người nói, người bán, người mua. Thành phố sống động và rộn ràng. Cùng với công viên và những quảng trường tạo thành những không gian xanh điều hoà không khí, chợ là không gian xã hội đặc biệt của London mà tôi đồ rằng, nếu thiếu nó, thành phố này chỉ hoạt động như một con rối đi cà kheo, cứng nhắc và què quặt!

nhung phien cho thanh london

Sống ở thành phố, những lần đi chợ gợi tôi nhớ về nếp sống quen thuộc của ngày cũ, con người gần gũi và chia sẻ với nhau trong những không gian công cộng đặc biệt. Chợ là một không gian giao lưu như thế.

Đi chợ xứ người mà chợt nhớ tới xứ mình. Hà Nội của tôi góc nào cũng có chợ. Khu tập thể nơi tôi ở ngày xưa, mỗi sáng sớm là ồn ào tiếng họp chợ, huyên náo tới tận gần trưa, cứ như câu thơ của Nguyễn Duy: “Có món ngon nào giá rẻ không em/ Gạo trắng, rau tươi, cá bơi tôm nhảy”. Thời mở cửa, đi siêu thị giờ thành mốt, những plaza, đại siêu thị hoành tráng mọc lên. Chợ cóc, chợ tạm bị phá bỏ vì nó là biểu tượng của cái cũ, cái nhà quê và lạc hâu. Ừ thì chợ cóc của mình nó lem luốc. Ừ thì ngày mưa chợ bẩn. Nhưng ước gì chợ bẩn thì người ta làm sạch chợ chứ đừng như mấy ông giao thông công chính không quản được thì dẹp. Chợ là một hình ảnh xưa cũ. Đi chợ là một thói quen xưa cũ. Nhưng thiếu những cái cũ ấy, con người đôi khi sẽ bơ vơ trong cái mới mà không biết vin vào đâu.

Dù bận rộn thế nào với công việc, chiều cuối ngày của tôi bao giờ cũng kết thúc bằng việc ghé vào một cái chợ nho nhỏ nơi ông cụ bán hàng hoa quả chỉ vào con gấu nho nhỏ trên găng tay của tôi và hỏi rất thích thú “chú gấu này tên là gì thế?”, “nó không có tên ông ạ”, “thế từ mai ta sẽ gọi nó là Krili nhé”. Ông cụ bán hàng đã biết tôi từ lâu mà hôm nào cũng hỏi “Cô từ đâu đến?” “Việt Nam à, thế hôm nay tôi bán rẻ cho cô người Việt Nam nhé”.

London là thành phố lớn ở châu Âu có nhiều chợ nhất mà tôi từng biết. Chợ đồ ăn và rau quả tươi ở Borough, chợ quần áo nhăng nhố và kiểu cách ở Camden, chợ đồ cổ ở Notting Hill, chợ hàng hoa ở Columbia Road, chợ bán thịt Smithfields, chợ cá Billingsgate, chợ trong nhà ở Covent Garden, chợ Leadenhall, chợ Leather Lane, Chợ Greenwich, chợ Spitalfields, chợ Whitecross. Trong bài viết này, tôi chỉ điểm danh bốn khu chợ lớn nhất của London.

Chợ cá Billingsgate

nhung phien cho thanh london
nhung phien cho thanh london

Chợ cá Billingsgate trước đây nằm ở khu Billingsgate ngay bên bờ sông Thames để thuận lợi cho việc chuyên chở cá bằng thuyền. Vào thế kỉ 19, đây là chợ cá lớn nhất trên thế giới. Vào năm 1982, chợ này đã được chuyển tới khu Isle of Dogs phía đông của thành phố. Cá được vận chuyển tới đây từ những vùng xa như Cornwall hay Aberdeen. Ngoài ra người ta cũng nhập khẩu tôm hùm từ tận Canada hay lươn từ New Zealand. Với những người yêu thích cá và hải sản, đây thực sự là một nơi lí tưởng để mua cá tươi với giá rẻ, tuy nhiên bạn sẽ phải có mặt ở chợ từ rất sớm bởi Billingsgate chỉ mở cửa tới 9h30 sáng.

Chợ thịt Smithfield

nhung phien cho thanh london

Smithfield là một trong những khu chợ lâu đời nhất London và đây là nơi buôn bán thịt gia súc từ hơn 800 năm nay. Trong lịch sử, Smithfield có nguồn gốc là một chợ gia súc. Nhà văn Daniel Defoe, tác giả nổi tiếng của cuốn tiểu thuyết Robinson Cruso trên đảo hoang từng nhận xét vào năm 1726 rằng “không nghi ngờ gì, đây là chợ gia súc lớn nhất thế giới”. Người ta thống kê rằng trong khoảng thời gian hơn 100 năm từ năm 1740 tới 1750 đã có tới 74000 gia súc và 570 000 con cừu được bán hàng năm ở chợ này

Ngày nay, mục đích của chợ là để phục vụ các cửa hàng thịt và các nhà hàng trong trung tâm thành phố vì thế chợ chỉ mở cửa từ 4h sáng tới 12h trưa các ngày trong tuần. Ước tính có khoảng 120,000 tấn thịt được mua bán tại đây mỗi năm.

Chợ rau quả Covent Garden

nhung phien cho thanh london
nhung phien cho thanh london

Người ta lần đầu nhóm họp chợ Covent Garden vào năm 1654. Nhà vua Charles đệ nhị khi ấy cho phép bá tước vùng Bedford được thành lập một chợ bán rau và hoa quả tươi hàng ngày trừ ngày chủ nhật và lễ giáng sinh. Trong khoảng thời gian này, dứa bắt đầu được trồng trong các nhà kính ở nước Anh và suốt hàng trăm năm sau đó, quả dứa được coi như biểu tượng của sự giàu sang và lòng hiếu khách. Chợ Covent Garden đặc biệt gắn bó với loại quả này. Khi đến thăm chợ, bạn hãy ngước nhìn lên và sẽ thấy mỗi ngọn đèn đều được trang trí một quả dứa.

Ngày nay Covent Garden đã mở rộng trở thành chợ tổng hợp nhiều gian hàng bán đủ mọi thứ từ những đồ nội thất trang trí nghệ thuật đến đĩa than cổ. Covent Garden không chỉ có một chợ nữa mà bao gồm ba chợ: chợ Apple, chợ Jubilee và chợ East Colonnade trong đó riêng chợ Apple tập trung vào các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và đồ cổ của Anh. Khu vực quảng trường phía ngoài chợ giờ đây trở thành một địa chỉ quen thuộc để các nghệ nhân đường phố biểu diễn âm nhạc và hài kịch.

Chợ ẩm thực Borough

nhung phien cho thanh london
nhung phien cho thanh london

Với những người yêu thích ẩm thực không thể không tới thăm chợ Borough ở khu Southwalk phía nam sông Thames. Nơi đây tràn ngập các loại đồ ăn hấp dẫn, và đặc trưng từ mọi miền trên thế giới. Bạn có thể thưởng thức bánh mì và xúc xích Đức, pho mát Ý, món paella của Tây Ban Nha, rượu vang Pháp, hay món Falafel của Thổ Nhĩ Kì.

Với nhiều người, đi chợ Borough đã trở thành một niềm yêu thích vì họ có thể chọn mua nguyên liệu cho các món ăn độc đáo của mình trong khi trò chuyện cùng những người bán hàng mến khách. Những ai muốn mua hoa quả tươi thường tới quầy của Elsey & Bent, trong khi khách hàng muốn mua bánh ngọt sẽ tới Artisan Bakers DeGustibus. Quầy của Furness Fish & Game Supplies cung cấp các loại cá và hải sản trong khi Peter Gott là nơi lí tưởng để mua trứng và các sản phẩm từ sữa.

nhung phien cho thanh london Ngắm cá voi ở Hermanus
nhung phien cho thanh london Cuộc sống ở quảng trường
nhung phien cho thanh london Cape Town - Bão tố và hy vọng
nhung phien cho thanh london Saas-Fee “Vùng đất thần tiên” ở Thụy Sĩ
nhung phien cho thanh london Côte d'azur: Phía bên kia màu xanh
nhung phien cho thanh london Siena của tôi...

Thùy Dương