(TGĐA) - Nhiều tri thức sang Âu, Mỹ định cư, lúc ở nhà họ có công việc vô cùng sáng láng, vị trí đàng hoàng, có danh có tiếng, nhưng sang đến 'bển' lại cặm cụi chịu làm một việc tệ hơn gấp nhiều lần, phần lớn là việc chân tay hoặc bán hàng (ngoài chợ hoặc online). Thậm chí, sống nhiều năm châu Âu mà không mấy khi nhìn thấy ánh mặt trời vì tờ mờ sáng đã phải thức dậy rồi vội vã ra chợ, chợ thì nằm dưới hầm, lúc rời cổng chợ đêm đã buông rồi. Thành thử chỉ được chiêm ngưỡng ánh sáng nhân tạo.
'Eva nổi giận': Liều thuốc hữu hiệu cho phái yếu trong hôn nhân | |
Tình cờ và định mệnh | |
Văn hóa đổ lỗi | |
Thư của một người từng học dốt |
Sống xứ người, bạn bè ít đi, người thân không mấy khi gặp. Hỏi cuộc sống có vui không, bảo chả vui vẻ gì, tôi có thích sống thế này đâu, ở Việt Nam là sướng nhất, nhưng đành hy sinh vì con là chính, để con cái được hưởng một bầu không khí văn minh và hệ thống giáo dục tiên tiến, chứ học ở nhà ngu si cả đầu óc đi.
Nhiều người đi làm thu nhập tốt, nhà chung cư hạng sang vài ba chiếc, tiền tiết kiệm cũng nhiều, nhưng chẳng dám ăn dám tiêu. Làm việc rạc dài cả người nhưng không mấy khi dám tự thưởng cho mình một chuyến nghỉ dưỡng hay bữa tối xa xỉ ở nhà hàng. Làm bao nhiêu chỉ thích tích cóp nhìn lãi mẹ đẻ lãi con trong ngân hàng, rồi vun vun được khoản lớn thì mua thêm cái nhà nữa cho thuê.
Sống vì con |
Nhìn thấy ai làm gì họ cũng bảo người đời sao sướng quá thế. Thậm chí có người sống trong cái nhà trị giá vài chục tỉ, chưa kể các bất động sản để dành khác, nhưng cả tháng chỉ dám ăn độc món là cá kho với rau muống luộc, con cái chưa bao giờ được món ngon. Hỏi có nhiều tiền sao phải khổ thế, thì bảo để dành cho con sau này, mình sống cũng phải vì con là chính, tiêu hết thì sau còn gì để lại cho con cho cháu.
Gần nhau một mét mà cả trời xa lạ và cách biệt |
Nhiều người sống với nhau từ vài thập niên đến cả nửa thế kỷ nhưng đồng sàng mà dị mộng, nhìn thấy mặt nhau đã ngán lắm rồi, khổ nhất là tối phải chui cùng một chăn, đành đoạn người đi ngủ trước kẻ đi ngủ sau, sáng dậy người thức trước kẻ thức sau để khỏi phải gặp nhau bao giờ.
Thậm chí, có những đôi cùng ngồi trên giường, nhưng mỗi người một góc, mỗi góc một cửa sổ chat online, mỗi góc một khoảng trời riêng. Gần nhau một mét mà cả trời xa lạ và cách biệt. Tật xấu của nhau ghi sổ trong đầu khéo được ngót 300 gạch đầu dòng, không còn sự trân trọng, tôn trọng lại càng không.
Người này đi công tác lâu ngày thì kẻ kia thở phào nhẹ nhõm vì thoát nạn, vì được tự do. Hỏi sao phải chịu khổ đến nông nỗi thế, thì bảo thôi cứ thế để con có cả bố lẫn mẹ, mình sống vì con là chính chớ yêu đương nỗi gì.
Cái sự “vì con” này là một sự che đậy cho hành vi và sự mong muốn của người lớn |
Tôi buộc lòng phải công nhận, khéo mà người Việt Nam yêu con nhất thế giới.
Mà đa phần, cái sự “vì con” này là một sự che đậy cho hành vi và sự mong muốn của người lớn, bởi những đứa trẻ chưa bao giờ được hỏi rằng chúng có muốn như thế hay không, liệu chúng có muốn cha mẹ sống xa quê hương xứ sở, sống tằn tiện một cách khốn khổ và đối mặt với nhau hàng ngày không tình yêu chỉ vì chúng.
Không một đứa trẻ bình thường nào lại muốn sung sướng trên sự khốn khổ của cha mẹ mình. Và bản chất, sự “vì con” đó chỉ là một lối ngụy biện. Nhiều người thậm chí mang con cái ra để làm phương tiện phục vụ cho mục đích của mình.
Và sự “vì con” được biện minh cho hành động tranh giành trẻ con như một món đồ. |
Họ sinh ra một đứa trẻ chỉ để nhằm trói buộc nhau, giữ chân nhau và sẽ phỉ báng người kia không “vì con” nếu anh ta/cô ta ứng xử không như mong muốn. Hoặc họ có thể giằng co một đứa trẻ để thỏa mãn cho sự trả thù của mình, và sự “vì con” được biện minh cho hành động tranh giành trẻ con như một món đồ.
Điều hạnh phúc nhất của con cái, là khi chúng nhìn thấy ánh mắt hạnh phúc, đủ đầy, bao dung và bình yên của cha mẹ chúng. Đấy mới chính là “vì con” vậy. Trong cuốn “Tìm lại chính mình” của nhà tâm lý học nổi tiếng người Anh Menis Yousry, ông nói rằng bất kỳ đứa trẻ nào nhìn thấy bố mẹ chúng không hạnh phúc, không vui tươi là chúng cảm thấy bất an. Thậm chí đó còn là nỗi ám ảnh lớn nhất của những đứa trẻ.
Điều hạnh phúc nhất của con cái, là khi chúng nhìn thấy ánh mắt hạnh phúc, đủ đầy, bao dung và bình yên của cha mẹ chúng |
Và nếu bạn luôn khen con mình là đứa trẻ thông minh, thì cũng đừng bao giờ nghĩ rằng thi thoảng chúng có khả năng trở nên “chậm hiểu” đúng những lúc bạn cần chúng phải thành chậm hiểu, để không nhận ra những gì chỉ đơn thuần là ý muốn của bố mẹ chúng, chứ chưa bao giờ là vì chúng cả.
Điều hạnh phúc nhất của con cái, là khi chúng nhìn thấy ánh mắt hạnh phúc, đủ đầy, bao dung và bình yên của cha mẹ chúng. Đấy mới chính là “vì con” vậy. |
Tình cờ và định mệnh | |
Thư của một người từng học dốt | |
Tự bằng lòng không dẫn đến hạnh phúc |
Di Li