Từ 'Mùi đu đủ xanh' tới 'Vợ Ba' - Không thể lấy văn hóa làm phương tiện để lòe nhau

(TGĐA) - “Văn hóa” là một khái niệm cao đẹp, có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung. Nhưng tiếc rằng, trong khi hành nghề, một số người, do hiểu biết còn hạn chế và non kém về thái độ sống, đã dùng văn hóa như một phương tiện để lòe người khác.    

tu mui du du xanh toi vo ba khong the lay van hoa lam phuong tien de loe nhau Đạo diễn phim ‘Us’ tin vào văn hóa ‘giữ bí mật’ của khán giả hiện nay
tu mui du du xanh toi vo ba khong the lay van hoa lam phuong tien de loe nhau
Hãy làm về văn hóa một cách trung thực

Nhiều năm trước, có câu chuyện về một bậc trưởng lão trong ngành nghiên cứu văn hóa lên tiếng trách một vị tiền bối “là một học giả có đủ chữ Hán và tiếng Việt để bịp người Tây và có đủ chữ Tây để lòe người An Nam”. Thiết tưởng, câu nói đó vẫn còn giá trị để chỉ một vài trường hợp tương tự trong ngành điện ảnh hiện nay.

tu mui du du xanh toi vo ba khong the lay van hoa lam phuong tien de loe nhau
Cảnh trong Mùi đu đủ xanh.

Còn nhớ, vào năm 1993, khi đạo diễn Mùi đu đủ xanh mang phim về chiếu tại Hội Điện ảnh Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Trong phim có chi tiết đôi uyên ương, đêm tân hôn, cùng lắng nghe giai điệu của tiếng dế kêu. Sau buổi chiếu phim, có thời gian thảo luận tại rạp, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát có ý kiến, rằng trong phim, có một số chi tiết không phải văn hóa Việt mà ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Ví dụ như chi tiết để đôi uyên ương nghe dế kêu. Đạo diễn Mùi đu đủ xanh đứng lên, phản ứng ngay: “Vì Việt Nam bị Trung Hoa đô hộ một nghìn năm, chịu ảnh hưởng văn hóa là điều đương nhiên”. Mọi người đều sửng sốt. Chị Hồng Ngát cười nhạt. Cũng bởi lịch sự, không nên tranh luận với một đạo diễn Việt kiều trẻ lại đang có nhã ý khoe tác phẩm của mình với các đồng nghiệp trong nước. Cần phải nói rõ rằng, chúng ta, dù bên cạnh Trung Quốc, nhưng cái văn hóa “nghe dế kêu trong đêm tân hôn” không hề tồn tại. Ở Trung Hoa xưa, có loại văn hóa này. Khi đôi bạn trẻ làm lễ cưới, người Hoa thường tặng món quà là đôi dế gáy. Tiếng dế gáy trong đêm thu, trăng sáng, không gian yên tĩnh, trong lành, thường gợi những cảm xúc tình yêu dâng trào. Dù người Trung Quốc có xâm lược nước ta bao nhiêu lần nữa, thì cái văn hóa đó nhất quyết không được người Việt tiếp nhận. Không biết vô tình hay hữu ý, đạo diễn đã lấy văn hóa Trung Hoa đưa vào phim về Việt Nam để cho người nước ngoài xem. Điều đó dẫn đến sự hiểu lầm về văn hóa người Việt.

tu mui du du xanh toi vo ba khong the lay van hoa lam phuong tien de loe nhau
Cảnh trong Mê Thảo- Thời vang bóng

Năm 2002, khi xem phim Mê Thảo – thời vang bóng, một tác phẩm dựa theo truyện vừa Chùa Đàn của Nguyễn Tuân và “có nhiều thêm thắt và biến đổi”, nhiều người đã không chịu nổi nhiều chi tiết áp đặt, nhiều hình ảnh khiên cưỡng. Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn, trong bài viết “Mê Thảo” chống lại “Thời vang bóng” đã chỉ rõ nhiều điều bất cập trong phim, đặc biệt là chi tiết nhân vật Nguyễn làm tình với tượng gỗ. Nhân vật này lánh đời sau khi chứng kiến vợ chưa cưới của ông bị tai nạn ô tô (cái xe biểu tượng cho “văn minh” Pháp). Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn viết về nhân vật Nguyễn: “Những hành động của ông ta (buộc mọi người trong ấp phải tiêu hủy đồ dùng sản phẩm công nghiệp, đặt ra lệ: người nào vào ấp phải bỏ tư trang thành thị ở ngoài cổng gác v.v…), nếu ở trong truyện, chúng được phủ lên bằng không khí âm u ma quái đượm mầu sắc “liêu trai” - thì ở phim, chúng lại được miêu tả bằng không khí trần trụi, thậm chí cả việc ông ta “làm tình” thực sự với bức tượng gỗ (chi tiết này không có trong truyện). Tất cả những cái đó nhằm minh họa cho tính cách (hay tình trạng nhân cách) của ông ta: nửa người nửa ma quái, nửa phần cõi dương nửa phần cõi âm và chúng hoàn toàn không đủ thuyết phục rằng ông ta có thể phục hồi lại được lương tri nhờ nghe tiếng hát của cô đào Tơ ở cuối phim’’.

Tượng gỗ trong văn hóa người Việt nói chung hay người Tây Nguyên nói riêng, đều có ý nghĩa thiêng liêng. Đối với người Việt, tượng gỗ thường là hình ảnh Bồ Tát hay Thích Ca, đặt nơi tôn nghiêm trong chùa. Đối với người Tây Nguyên, tượng gỗ thường được đặt bên nhà mồ, tượng trưng cho người đã khuất nhưng linh hồn họ vẫn còn. Bức tượng gỗ trong phim là hình ảnh phản cảm trong tâm trí công chúng.

tu mui du du xanh toi vo ba khong the lay van hoa lam phuong tien de loe nhau
Cảnh picnic trong Vợ Ba

Trong những ngày này, dư luận đang bàn nhiều về phim Vợ ba, một phim mà trong đó có nhiều chi tiết văn hóa lai tạp, phản cảm. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thúy Quỳnh trong bài Vợ ba hay là sự nhầm lẫn văn hóa đã viết: “Chẳng hạn, hành động mang tính nghi lễ trong đêm tân hôn: người vợ thả lòng đỏ trứng gà từ cổ xuống rốn và người chồng húp cái trứng đó không biết có xuất xứ từ văn hóa nào, chứ người Kinh không có nghi lễ này… Rồi hình ảnh đêm tân hôn, Mây mặc đồ trắng, đứng dưới tấm khăn lót mầu trắng với dấu máu trinh tiết treo trên cành liễu, trước mặt người vợ cả và bà vú, cúi xuống đầy chịu đựng, cũng không hợp lý, xa lạ. Khung cảnh phim đậm chất đồng bằng Bắc bộ, nhưng các nhân vật nữ toàn… tắm suối chảy róc rách (phải là giếng làng, là ao, là sông mới đúng…); hay lá ngón – thứ chỉ mọc ở vùng núi cao, thường được một số tộc người thiểu số dùng để làm thuốc độc, rất xa lạ với văn hóa người Kinh. Trong đám tang, quan tài được ngựa kéo và chuyển lên thuyền trôi lênh đênh cũng không thuộc về nền văn hóa này”.

Còn rất nhiều những “cú sốc văn hóa” trong nhiều phim khác, nhất là của các đạo diễn trẻ. Trong văn chương hay trong điện ảnh, những chi tiết hay biểu tượng, nghi lễ văn hóa là tấm hộ chiếu của mỗi dân tộc, quốc gia để trình diễn với quốc tế về vẻ đẹp riêng biệt của mình. Kho tàng văn hóa của mỗi dân tộc luôn dồi dào và là vốn quý để các nhà làm phim khai thác, nhưng không nên lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” để đạt mục đích của mình.

Kho tàng văn hóa của mỗi dân tộc luôn dồi dào và là vốn quý để các nhà làm phim khai thác, nhưng không nên lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” để đạt mục đích của mình.

tu mui du du xanh toi vo ba khong the lay van hoa lam phuong tien de loe nhau Chiến tranh tàn khốc được sinh viên Văn hóa tái hiện chân thực qua sự kiện ‘Làng – Ngày khói lửa’

(TGĐA) – Chiều ngày 12/4 tại THPT A Hải Hậu – Nam Định đã diễn ...

tu mui du du xanh toi vo ba khong the lay van hoa lam phuong tien de loe nhau Đạo diễn phim ‘Us’ tin vào văn hóa ‘giữ bí mật’ của khán giả hiện nay

(TGĐA) - Jordan Peele đã trả lời câu hỏi về việc liệu ông có lo ...

Đoàn Tuấn