Vì sao 'tình yêu vong niên' trên màn ảnh Hoa ngữ gây phản cảm?

(TGĐA) - Yêu tôi đừng nghĩ nhiều đã kết thúc đợt phát sóng, phần kết của bộ phim tình cảm đô thị này chỉ được Douban chấm 3.3 điểm, một lần nữa gây ra hiện tượng cô lập thẩm mỹ: một mặt khán giả không ngừng chê trách, mặt khác tỷ suất rating vẫn cao. Điểm bị khán giả phàn nàn nhiều nhất là tuổi tác của hai diễn viên chính cách nhau quá xa, khiến “tình yêu vong niên” giữa Trần Kiến Bân và Lý Nhất Đồng gây phản cảm cho khán giả.

vi sao tinh yeu vong nien tren man anh hoa ngu gay phan cam Màn ảnh Hoa ngữ tháng 8: Gặp lại Dương Tử, Tiêu Chiến, Tôn Di…
vi sao tinh yeu vong nien tren man anh hoa ngu gay phan cam Ngô Lỗi - Mỹ nam cổ trang sáng giá của màn ảnh Hoa ngữ
vi sao tinh yeu vong nien tren man anh hoa ngu gay phan cam
Phim tình yêu vong niên của truyền hình Trung Quốc luôn là đề tài gây tranh cãi nhưng vẫn đạt hiệu ứng xem rất cao

Vì sao đề tài tình yêu vong niên ở Trung Quốc luôn gây tranh cãi?

Trong phim Yêu tôi đừng nghĩ nhiều, nam chính Trần Kiến Bân sinh năm 1970, nữ diễn viên Lý Nhất Đồng diễn cặp với anh lại thuộc thế hệ 9X, mà theo diễn tiến của câu chuyện, những vấn đề phía sau bộ phim như quan niệm tiền bạc, quan niệm tình yêu, quan niệm giá trị… cũng bắt đầu bị nghi ngờ. Thậm chí, Trần Kiến Bân còn bị cư dân mạng cho rằng là vì “kẹt tiền” hoặc “trả nợ ân tình” mới nhận đóng bộ phim truyền hình này. Song, những tin đồn này đã bị Trần Kiến Bân phủ nhận khi trả lời phỏng vấn: “Chỉ là muốn thử thách bản thân với một vai diễn khác biệt”.

vi sao tinh yeu vong nien tren man anh hoa ngu gay phan cam
Yêu tôi đừng nghĩ nhiều gây phản cảm cho khán giả bởi kịch bản gượng ép...

Trong số phim Trung Quốc được sản xuất những năm gần đây, số lượng phim lấy đề tài tình yêu vong niên như Yêu tôi đừng nghĩ nhiều tuy không nhiều, nhưng không thiếu tác phẩm gây tranh cãi, như phim Đại trượng phu năm 2014, Vương Chí Văn khi đó đã gần 50 tuổi đóng “chồng già vợ trẻ” với Lý Tiểu Nhiễm; phim Giáo viên thể dục của tôi năm 2017 cũng tương tự, Trương Gia Dịch gần 50 tuổi sánh đôi với nữ diễn viên trẻ Vương Hiểu Thần sinh năm 1988.

So với những bộ phim Trung Quốc thuộc thể loại tình yêu vong niên thường xuyên bị “lật xe”, thì truyền hình Nhật Bản với bộ phim kinh điển Majo no Jouken (1999) do Takizawa Hideaki và Matsushima Nanako đóng, truyền hình Hàn Quốc với bộ phim Ông chú của tôi (2019) từng được đón nhận nồng nhiệt. Vậy tại sao phim Trung Quốc đề tài tình yêu vong niên luôn gây tranh cãi, trong khi phim Nhật – Hàn cùng thể loại lại trở thành phim ăn khách? Câu trả lời nằm ở sự cách biệt về quan niệm sáng tác, trình độ biên kịch, còn có sự ảnh hưởng của tư tưởng mới trong quan niệm xã hội. Dù rằng sự đổi mới của truyền hình Trung Quốc cũng đang lặng lẽ diễn ra, chỉ là thời đại sức hấp dẫn của đàn ông trung niên đã không còn nữa.

Tại sao “tình yêu vong niên” ngọt ngào lại biến thành “trâu già gặm cỏ non”? Vấn đề lớn nhất không phải là chênh lệch tuổi tác, mà là thiết kế nhân vật không hợp lý. Từ khi bộ phim Yêu tôi đừng nghĩ nhiều phát sóng, điểm trừ bị khán giả chê trách nhiều nhất là: nam chính Trần Kiến Bân không chú trọng giữ gìn ngoại hình, không xứng đôi với nữ chính Lý Nhất Đồng.

vi sao tinh yeu vong nien tren man anh hoa ngu gay phan cam
Việc không chú trọng giữ gìn ngoại hình đã khiến hình tượng người đàn ông trung niên thành đạt của Trần Kiến Bân thiếu thuyết phục người xem

Vì ngoại hình phát tướng ở tuổi trung niên nên trông Trần Kiến Bân kém hấp dẫn hơn Phương Trung Tín trong phim Một thoáng mộng mơ, hoặc Kim Thành Vũ trong phim Thích em là sự thật không cần bàn cãi, điều này đương nhiên tạo thành sự khập khiễng về ngoại hình giữa nam nữ diễn viên chính, trong thời đại khán giả đều thích cái đẹp, khó tránh khỏi bị ném đá. Tuy nhiên, cũng có khán giả cho rằng, lý do phía sau không hoàn toàn là vì vấn đề lựa chọn diễn viên, mà là thiết kế nhân vật nam chính có vấn đề, trên thực tế chính nhờ diễn xuất chân thực của Trần Kiến Bân và diễn xuất hài hước của Phan Việt Minh phối hợp nhịp nhàng tạo ra hiệu ứng thú vị, mới giúp bộ phim đạt tỷ suất rating cao, nếu không có hai diễn viên thực lực này “bảo chứng”, có lẽ bộ phim “thiếu muối” này càng không có gì đáng xem. Hơn nữa, trong những bộ phim tình yêu vong niên thành công, sự đấu tranh nội tâm của “ông chú” không thể hiện ở bề ngoài phong độ, mà ở sức hấp dẫn về tính cách.

Thế nhưng, trong phim nam chính là tổng giám đốc một công ty lên sàn, giá trị con người bạc tỷ, mà biểu hiện thì chẳng khác gì một ông chú “trẻ con”, mối quan hệ với bạn gái đã đến giai đoạn bàn chuyện cưới hỏi, lại vì nằm mơ thấy bạn gái là cô gái tham tiền, liền đề nghị chia tay, vì muốn có một tình yêu thuần khiết. Với thân phận ông chủ tiệm bánh bao, sau khi thành công thử thách sự chân thành của nữ chính, lại dễ dàng vì mấy câu nói vu vạ của một kẻ không thân thiết do bạn gái cũ thuê, lập tức xem nữ chính là cô gái tham tiền và đề nghị ly hôn…

Theo một ý nghĩa nào đó, là phim đã lãng phí tài năng của nam diễn viên gạo cội Trần Kiến Bân, nếu thiết kế nhân vật hợp lý, dù tuổi tác của Trần Kiến Bân và Lý Nhất Đồng có sự chênh lệch rõ ràng, dựa vào tình tiết phim hợp lý, kỹ năng diễn xuất điêu luyện của diễn viên, vẫn có thể tạo ra cảm giác xứng đôi, nhưng trên thực tế vai diễn này gần như đã dẫm vào toàn bộ vết xe đổ của dạng nhân vật “trâu già gặm cỏ non”, không những gây tranh cãi về mặt đạo đức, dễ khiến người xem chán ghét, thậm chí kịch bản còn có những câu thoại thiếu tôn trọng phụ nữ như “đàn ông uống rượu đàn bà ít can thiệp”…

Luôn bị chê trách nhưng sao lại thu hút được chú ý?

vi sao tinh yeu vong nien tren man anh hoa ngu gay phan cam
Trái với tình yêu vong niên, mối tình chị em luôn chinh phục được người xem, ví dụ Tôi là Kim Sam Soon của Hàn Quốc

Vì sao phim tình yêu “trâu già gặm cỏ non” lại phổ biến như thế? Một nguyên nhân đơn giản trực tiếp là: Hiệu ứng. Những nhà phê bình phim cho rằng, bất kể là mẫu nhân vật “phi công trẻ”, “tổng tài bá đạo”, hay “ông chú chín chắn” trong phim tình cảm đều được “đo ni đóng giày” dành cho khán giả. Theo cách nhìn ngày càng cởi mở của khán giả đối với hôn nhân, cùng quan niệm tình yêu của giới trẻ dần thay đổi, phụ nữ ngày càng độc lập tự cường, những tác phẩm truyền hình lấy góc nhìn từ phụ nữ không ngừng xuất hiện, đề tài tình yêu chị em bắt đầu thay thế dần sức hấp dẫn của tình yêu vong niên – chú cháu.

So với tình yêu chị em của truyền hình Trung Quốc thì phim Hàn có thế mạnh hơn, từ lúc đầu đã chú trọng cốt chuyện đơn giản, nhấn mạnh vào tình yêu nhẹ nhàng, ngọt ngào, như phim Tôi là Kim Sam Soon năm 2005 do Hyun Bin và Kim Sun Ah đóng chính là điển hình của mối tình chị em, nhưng câu chuyện lại là kiểu lãng mạn tiêu biểu của Hàn Quốc. Ngoài đời, Kim Sun Ah và Hyun Bin cách nhau 7 tuổi, nhưng không gây trở ngại gì cho việc đóng cặp của hai người trong phim, thời điểm đó phim đã phá vỡ kỷ lục tỷ suất rating của truyền hình xứ Hàn. Năm 2018, câu chuyện tình yêu trong phim Chị đẹp mua cơm ngon cho tôi lấy cảm hứng từ mối tình của Song Hye Kyo và Song Joong Ki cũng là kiểu tình yêu chị em tiêu chuẩn, nhưng trọng điểm không đặt vào vướng mắc đạo đức về vấn đề chênh lệch tuổi tác, tiết tấu phim nhanh, đến tập ba hai người đã yêu nhau tạo nên một mối tình lãng mạn, nhưng phạm phải sai lầm giống như phim Trung Quốc là, nửa sau bộ phim cũng rơi vào mô tuýp bị trưởng bối ngăn cản, khiến tiếng vang của bộ phim sụt giảm rõ rệt. Những năm gần đây, khi phim Hàn dần thay đổi tập trung vào chiều sâu cốt truyện, trong đề tài tình yêu chị em, tvN cũng tung ra phim Ông chú của tôi có nội dung hơi nặng nề, kể về câu chuyện cô gái nhỏ và người đàn ông trung niên dìu đỡ nhau trong cuộc sống tăm tối do Lee Ji Ahn và Lee Sun Kyun đóng chính. Vốn chứa đựng yếu tố tình yêu chú cháu, nhưng mãi đến khi bộ phim kết thúc tình cảm của hai người vẫn ở trạng thái “tình trong như đã mặt ngoài còn e”, câu chuyện chủ yếu nói với khán giả làm cách nào tích cực đối diện với thất bại trong cuộc sống, còn tình yêu chú cháu chỉ là một loại gia vị cho câu chuyện thêm đậm đà, nhưng để lại dư vị khó quên hơn cả những tình tiết gay cấn trong phim.

Số liệu điều tra tại Hàn Quốc cho thấy, ngày càng nhiều phụ nữ Hàn Quốc trong lần kết hôn đầu tiên có xu hướng chọn bạn đời nhỏ tuổi hơn mình, từ năm 2013 đến năm 2017 tỷ lệ này ổn định ở mức 16.3%. Trong số phụ nữ kết hôn lần đầu ở độ tuổi từ 35 đến 45, có 30% chọn đối tượng kết hôn là “em trai”. Đối với phụ nữ Châu Á mà nói, dù đa số đều chọn bạn đời là người đàn ông lớn tuổi hơn, nhưng xu hướng hẹn hò kết hôn đang hướng về phía những chàng trai trẻ, điều này cũng có nghĩa, sức hấp dẫn của ông chú trên thị trường phim tình cảm đang bước vào giai đoạn thoái trào.
vi sao tinh yeu vong nien tren man anh hoa ngu gay phan cam Màn ảnh Hoa ngữ tháng 8: Gặp lại Dương Tử, Tiêu Chiến, Tôn Di…

(TGĐA) - So với tháng 7, màn ảnh nhỏ Hoa ngữ tháng 8 không hề hạ ...

vi sao tinh yeu vong nien tren man anh hoa ngu gay phan cam Màn ảnh Hoa ngữ tháng 7: Cuộc chiến của các siêu phẩm truyền hình?

(TGĐA) - Bước vào tháng 7, màn ảnh nhỏ Hoa ngữ khởi động mùa phim chiếu ...

vi sao tinh yeu vong nien tren man anh hoa ngu gay phan cam Đàm Tùng Vận - Kiều nữ bền bỉ và kiệt xuất của màn ảnh Hoa Ngữ

(TGĐA) - Những gì mà Đàm Tùng Vận làm được quả thực hết sức đáng ...

Trịnh Nghi