(TGĐA) - Hôm bữa thấy được ở đâu cái câu mà một anh diễn viên rất trẻ lấy vợ nhiều hơn vô số tuổi, sau ảnh lấn bấn tình cảm với một cô diễn viên khác, ảnh nói với báo chí về tình cảm với người mình đang sống cùng là giờ “tình thương nhiều hơn là tình yêu”. Câu này ta hay bắt gặp. Thoạt nghe tưởng đúng, nhưng thực ra có gì đó sai sai. Bởi vì anh ta không còn thương cô ấy nữa đâu.
Những người giàu túng thiếu | |
Phong cách sống: Thói quen |
Tôi có cô bạn tính rất thích tranh luận (giống tôi), nàng sống ở Mỹ, lệch múi giờ đến nửa vòng Trái đất nên cứ mỗi lần tranh luận là một trong hai sẽ bị mất ngủ vì lan man đến tận 2 giờ sáng, trong khi đàng kia trời vẫn còn sáng trưng nên nói rất hăng say. Có lần nàng kể tôi là nàng có anh bạn thân, anh này đang có thêm một cô nữa, nhưng khẳng định là anh ta yêu cả hai người… như nhau, giờ không cách gì bỏ được ai. Đại ý là nàng nói con người ta có thể cùng lúc yêu song song hai người, còn tôi bảo trên đời không ai làm được việc ấy, dù là đàn ông hay đàn bà. Người ta có thể tồn tại cùng lúc hai mối quan hệ, vì trăm nghìn lý do khác nhau, nhưng không thể cùng lúc tồn tại hai tình yêu. Có chăng chỉ là anh ta hiểu nhầm đấy là yêu thôi. Nếu cùng lúc yêu cả hai người thì là anh ta chẳng yêu ai cả đâu. Nàng bực quá bảo “Bà rất hấp. Chính miệng người ta bảo là yêu bà lại cứ bảo không phải”. Tôi bảo việc rất dễ chứng minh, vì người ta bảo tình yêu nó vô hình khó đong đếm, nhưng tôi cân đong được tốt, tình yêu nó được đong bằng thước đo tình thương. Người ta càng thương thì chứng tỏ người ta càng yêu và ngược lại, người ta càng yêu thì người ta càng thương. Hai cái luôn tỉ lệ thuận, không bao giờ tỉ lệ nghịch và không bao giờ có thể tách rời. Hết cái nọ thì cái kia cũng cạn luôn. Nếu còn chút gì gọi là tình thương, thì đấy là sự thương hại, hoặc tình thương mang tính cảm thông chứ nó không giống lúc người ta yêu mà thương nhau.
|
Thương mang tính cảm thông xuất hiện ở tất cả chúng ta mỗi khi người khác lâm vào tình cảnh đáng thương. Giống như khi những cô bạn của tôi gặp chuyện gì bất hạnh, nặng thì tôi khóc, vừa vừa thì tôi buồn mất ngót ngày, nhẹ thì tôi cũng rầu rầu mặt thay cho bạn. Hoặc khi chúng ta đọc báo, nghe đài, lướt “phây”, hóng việc hàng xóm, ai có chuyện bĩ cực, dù chả liên quan ta cũng vẫn thương, vẫn thở dài, người hảo tâm còn tìm cách giúp. Người phụ nữ sống cùng anh diễn viên kia rõ ràng là trong tình cảnh đáng thương, đến người ngoài thấy cũng phải mủi lòng thì rõ ràng anh ta “thương” là đúng rồi, chưa kể sự “đáng thương” còn do chính anh ta gây ra, nhưng đó là tình thương tự nhiên của người với người, thậm chí có thể xuống thành mức thương hại. Bởi tình thương của những người yêu nhau, nó không cần phải có lý do.
|
Khi người ta yêu, người kia làm gì ta cũng thấy thương, đến mức người ngoài có thể thấy kỳ quặc. Người kia đi đường mưa hơi ướt áo, trời lại đang hè chứ chẳng phải rét đông, mà nhìn chỗ ướt ta cũng thương. (Tất nhiên khi hết yêu/giảm yêu thì ta sẽ thấy thật phi lý khi lại phải thương một kẻ trưởng thành to khỏe ướt có tí áo, chưa kể “Tui cũng vừa đi mưa về còn ướt hơn đây”). Người kia có hơi đói bụng vì quá bữa ta cũng suýt xoa. (Còn khi hết yêu/giảm yêu thì ôi trời tui còn cố tình nhịn để giảm cân, mà nhà bác cũng nên giảm cân đi cho tốt). Người kia đi làm về mệt hơi mướt mồ hôi trán ta cũng xót (Bằng không ta bảo khổ quá ai chả phải đi làm, tui còn phải làm quá giờ mệt hơn ấy). Thậm chí người kia chẳng sao, mà nhìn người ta ngồi ăn ta cũng thương, nằm ngủ cũng thương, phấn chấn vì được tăng lương cũng thương. Cùng là một tình huống, nhưng cách nói ở trong ngoặc hay ngoài ngoặc đều có lý cả và người kia cũng đố mà cãi được nếu ta thích đưa ra lý lẽ ở trong ngoặc. Lý nào thì cũng chỉ phụ thuộc vào trái tìm mà thôi.
|
Về hình thức thì mọi thứ tình yêu đều khác nhau, nhưng về bản chất, tình yêu nam nữ, tình yêu cha mẹ, tình yêu con cái, cả tình yêu đất nước đều giống nhau ở tình thương. Ta yêu xứ sở của ta thì ta thương cả nắm đất mẹ. Tôi nhớ hồi con gái tôi còn nhỏ xíu, có bận tôi đi làm về, thấy nó ngoan ngoãn tự ngồi chơi đồ hàng, tự chan chan múc múc món ăn trong tưởng tượng, hai chân ngắn tũn xoạc ra, trong lòng tôi trào lên một nỗi da diết đến mức tôi buột miệng kêu lên: “Ôi tội em thế, em phải tự chơi một mình đấy à!”. Mẹ tôi nhăn mặt “Tội cái gì, cả nhà đánh vật với nó từ sáng bây giờ mới được thở đây. Mãi nó mới chịu ngồi im, để yên cho nó chơi”.
Bất kỳ ai cũng “test” được mức độ tình yêu của mình, chính bằng quỳ tím tình thương đó. Bởi khi không yêu, người ta không thể thương nhau và khi không biết thương nhau, thì tình yêu đã cạn rồi đó. Còn nỗi nhớ nhung, sự ghen tuông, chiều chuộng, thái độ cuồng nhiệt… cũng có thể chỉ là phiên bản của sự si mê tức thời, tính sở hữu, ích kỷ hoặc thậm chí cả thói quen nữa. Nhưng khi một người nào đấy thương bạn đến buốt lòng, ngay cả khi bạn chẳng có gì “đáng thương”, thì đúng là bạn đang được yêu thực lòng đấy và hãy tận hưởng đi, bởi biết đâu tình thương nó cũng chẳng là vĩnh viễn. |
Và một lần khác, lúc tôi đang làm việc máy tính thì thấy nó vừa ngủ dậy, quần chùng áo dài, tóc tai bù xù lọ mọ ra lục thùng giấy lộn của mẹ để xem còn tờ giấy một mặt nào thì đem làm giấy vẽ. Đến 10 năm sau tôi vẫn không quên được hình ảnh rất yêu và rất thương ấy. Ngay cả bây giờ, con đã cao hơn mẹ dăm phân, thế mà mỗi lần ngó con từ cửa sổ, dù nó chơi với bạn hay trao đổi một món hàng với shipper, tôi vẫn thấy lòng nhói lên một sự “thương” y như hồi nó còn bé xíu.
|
Thậm chí, có những điều nó không hề biết, tỉ dụ hoàn toàn không biết mẹ đang ngồi trên phố cổ và ăn một món mà nó rất thích, nhưng tôi vẫn thương là nó không được ăn món này. Thế đấy, tình thương thực sự là mình làm điều gì, cho dù người kia không hề hay biết, mình vẫn không kìm được nỗi xót xa. Bất kỳ người nào cũng đều phải khẳng định trên đời không ai yêu họ hơn mẹ của họ, đơn giản vì mẹ là người thương họ nhất trên đời. Quay lại chuyện của anh bạn của bạn tôi, người khẳng định đang rất yêu hai người cùng một lúc thì hẳn là anh ta đang nhầm lẫn với sự si mê, tiếc nuối, hoặc thứ gì đó thì tôi chịu, nhưng nhất thiết, khi yêu, người ta không thể làm cho người mình yêu bị tổn thương và đau đớn. Chỉ đơn giản là bạn hãy nhớ lại khoảnh khắc bạn đang yêu vô cùng một ai đó, lúc nào bạn cũng lo lắng sợ người kia buồn, đau, khổ. Và bạn làm tất cả mọi việc để tránh buồn lòng cho người mình yêu, càng không cho phép ai làm điều đó với họ. Tất cả chỉ vì một chữ “thương”, chứ không phải nỗi lo bị… đá đít. Chính vì lý ấy mà trong tiếng Việt, từ YÊU luôn đi kèm với THƯƠNG, thành Thương yêu hoặc Yêu thương. Thậm chí người Sài Gòn còn thấy nói “yêu” là không cần thiết, nói “thương” thôi là đủ rồi. Nên khi một chàng trai tỏ tình với một cô gái thì chỉ cần “Anh thương em”, thế là cô ấy hiểu một trời yêu thương có cả ở trong đó. Nhà văn Đoàn Thạch Biền cũng có hai cuốn sách tiêu đề rất dễ thương và ngộ nghĩnh “Tôi thương mà em đâu có hay” và “Tôi hay mà em đâu có thương”.
Nhiều người, thường hay khuếch đại tình yêu của mình lên đối với đối phương hoặc phản biện trong mỗi lần cãi cọ bằng một luận điểm quen thuộc rằng chỉ vì cách thể hiện tình yêu của họ kín đáo, không màu mè sặc sỡ, không khéo ăn khéo nói mà người kia không nhận ra là mình đang được yêu nhiều đến thế nào. Không, tình yêu nhiều hay ít là thứ dễ nhận ra nhất, tới trẻ con hoặc chó mèo cũng lập tức nhận ra được ngay ai là người yêu thương chúng nhất, chính là bởi tình thương, nó không thể giấu đi được, không thể kín đáo được, cũng không thể ngụy tạo được. Tình thương, dù không cần lời nói, không cần hành động, nó được thể hiện bằng ánh mắt lo lắng, xót xa hay da diết. Và nhất thiết, khi thương nhau, chẳng ai nỡ làm cho nhau tổn thương cả. Một đặc điểm nữa của sự “thương không cần lý do” là cho dù bạn đang sống trong điều kiện tốt đến thế nào, hạnh phúc và được yêu thương đến chừng nào thì người kia vẫn cứ cho là bạn còn xứng đáng được hưởng những điều tốt hơn thế nữa, bằng không, dù bạn trong hoàn cảnh nào thì họ cũng vẫn nghĩ rằng bạn được như vậy là quá ổn rồi, hãy thử nhìn ra xung quanh mà xem, còn bao nhiêu người bất hạnh hơn và họ đã ứng xử quá tốt, bạn nên phải biết ơn vì điều đó.
Những người giàu túng thiếu (TGĐA) - Một lần nọ, tôi được mời tham dự sự kiện ở tỉnh ngoài. ... |
Phong cách sống: Thói quen (TGĐA) - Tôi có cô bạn, nói là có cô bạn cho đúng thói quen ... |
Di Li