Sống:

Đàn bà bao giờ cũng đúng

(TGĐA) - Tôi cho rằng, đàn bà mà “xấu bụng” là chuyện đương nhiên. Có những chuyện đàn bà làm được mà không bị lên án hay phê phán, nhưng cũng cùng sự vụ như thế, đàn ông làm theo thì bị nhân gian chê cười. 

dan ba bao gio cung dung Cảm xúc của đàn ông
dan ba bao gio cung dung Đàn ông dễ hư?
dan ba bao gio cung dung Giấc mơ “Chồng Tây” ngọt ngào

Ví dụ nhỏ thôi nhé, đàn bà thì hay buôn dưa lê, hay nói xấu thiên hạ, nói xấu cả chồng, hay ghen ghét, đố kỵ, bủn xỉn, keo kiệt, tham lam nữa. Đàn bà mà phạm phải những tội ấy, đàn ông chép miệng: Đúng là cái đồ đàn bà. Chuyện gẫu với nhau các chàng thường bình luận: Thói thường đàn bà hay đố kỵ. Đã là “thói thường” nghĩa là thành… bình thường. Bạn mà có tố những tội xấu này của một người đàn bà với một người đàn ông, anh ta cũng chả để tâm đâu, mà lại chỉ chép miệng: Đúng là đồ đàn bà.

dan ba bao gio cung dung

Tôi cũng từng kinh qua nhiều nơi làm việc, từ doanh nghiệp tư nhân lớn nhỏ cho đến các cơ quan báo chí, giáo dục, hành chính sự nghiệp, thấy các sếp nam giới cũng hay có một nỗi khổ, ấy là thường xuyên bị các nhân viên nữ… lẻn vào phòng riêng. Chả phải để tán tỉnh gì sếp, chỉ mỗi mục đích mách tội các “nữ nhi thường tình” khác trong công sở. Các nàng rất ngây thơ, nghĩ rằng chứng cớ mười mươi mà mình đem đến sẽ khiến sếp ghét bỏ kẻ đồng nghiệp xấu xa kia. Ngờ đâu các nàng vừa ra khỏi phòng, sau khi đã nhẫn nại một cách lịch sự và khổ sở để lắng nghe các nàng “báo cáo”, sếp chỉ chép miệng “Đúng là đồ đàn bà”, rồi lại quay trở về công việc với những chiến lược mới nhằm quản lý hiệu quả một đám nhân viên đàn bà, bụng lẩm nhẩm lời răn nằm lòng từ kinh Talmud (kim chỉ nam của người Do Thái): “Cái lưỡi trong miệng đàn bà là một trong những sai lầm khó chịu nhất của tạo hoá”.

Đàn bà từ xưa vốn vẫn được coi là nguồn cơn của mọi tội lỗi, tai họa. Theo thần thoại Hy Lạp, nàng Pandora là người phụ nữ đầu tiên trên mặt đất. Nàng được ban cho sắc đẹp từ nữ thần Aphrodite, tài năng âm nhạc từ nam thần Apollo. Khi nàng xuống trần gian, các vị thần trên đỉnh Olympus đã tặng cho nàng một chiếc hộp với điều kiện (rất khó cưỡng đối với đàn bà) là không được mở chiếc hộp đó ra. Pandora vừa ngây thơ nhưng cũng lại đầy trí tò mò. Nàng đã mở chiếc hộp và tất cả hạt giống xấu xa trong đó đã khiến bất hạnh ngập tràn khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… Cuối cùng trong hộp chỉ còn sót lại một vài hạt giống hy vọng để loài người còn chút… hy vọng mà tiếp tục sống. Trong sách Sáng thế, Adam và Eva là hai con người đầu tiên do Chúa Trời tạo ra. Chúa Trời cắt đặt cho Adam làm nhiệm vụ trông nom vườn địa đàng và cho phép anh ta ăn tất cả các loại trái cây trong vườn, trừ Trái cấm. Adam cứ thế trông vườn và ăn trái cây được phép, cho đến một ngày bị Eva gạ ăn Trái cấm. Kết quả là Chúa Trời nổi cơn thịnh nộ và trừng phạt hai kẻ phản nghịch.

dan ba bao gio cung dung

Đàn bà ghen ghét, đố kỵ, ngồi lê đôi mách, nói xấu chồng, xúi bẩy, đơm đặt… âu cũng là nỗi khó chịu lớn đối với cộng đồng nhưng những người đàn bà ấy vẫn lấy được chồng. Đàn ông mà ghen ghét, đố kỵ, ngồi lê đôi mách, nói xấu vợ, xúi bẩy, đơm đặt… chắc khó lòng lấy được vợ, chưa kể khó lòng xin được việc.

Đàn bà hay có tính tham, hay năng nhặt chặt bị, nên dễ bị lừa, hoặc dễ bị cám dỗ bởi những người tình hơn mình vài con giáp mà tài khoản ngân hàng dư 10 số không. Tính xấu là thế mà những người đàn ông thừa khôn ngoan để tích đầy tiền vào két sắt vẫn dư dại dột mà cưới về làm vợ, thậm chí yêu mê yêu mệt. Những “nàng tham” ấy lắm lúc còn được thiên hạ khen là “giỏi”, là “cao tay”. Nhưng đàn ông mà có tính ngó dọc ngó ngang tìm xem thứ gì để vơ vét “ních đầy túi tham”, rồi trai tơ đẹp từng xen ti mét mà đi yêu bà già tỉ phú, dễ bị đưa vào diện hiện tượng trong năm trên các diễn đàn báo chí. Sau đó các chàng lại ngạc nhiên phàn nàn: Sao phụ nữ cũng yêu những ông già tỉ phú thì không thấy ai nói gì còn tôi cũng làm thế thì lại thành ra chuyện?

dan ba bao gio cung dung


Đàn bà keo kiệt, bủn xỉn đôi khi được hiểu nhầm là tằn tiện, chi li, tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng cho con cho cháu. Đàn bà hoang phí thì chỉ có tan cửa nát nhà. Đàn ông mà ky bo, bần tiện dễ không có bạn gái, còn chưa chắc đã có bạn, lại còn trở thành đề tài đàm tiếu sau lưng. Đàn bà nhìn thứ gì cũng sợ tái mặt, từ con sâu cái kiến cho đến kẻ yêng hùng bặm trợn, ấy là phận liễu yếu đào tơ. Đàn ông mà nhìn thứ gì cũng sợ, rõ bị đổ là “anh hèn”. Đàn bà nói dai, nói dài, nói lèm bèm, nói lắm điều, nói càu nhàu từ sáng chí tối, ấy gọi là đặc thù của đàn bà. Đàn ông mà lèm bèm, lắm lời, bị chửi là “Đồ đàn bà”. Đàn ông mà không có bất kỳ đặc tính nào ở trên, được cả thế giới đàn bà và đàn ông khen bằng một mỹ từ “Anh ấy tính cách rất đàn ông”. Còn ngược lại… Nếu đã coi “Đồ đàn bà” là một câu rủa, rõ rằng mặc định “đàn bà” chúng tôi là xấu. Phàm thứ gì đã xấu bẩm sinh, xấu tự nhiên, xấu từ thời bà Eva, bà Nữ Oa, bà Âu Cơ thì không còn gì đáng để đàm tiếu nữa.

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người ta đã mặc định đàn bà là lắm tính xấu, trong đó có tính tò mò, xúi bẩy và cả tha hóa… đàn ông. Ngạn ngữ Ấn Độ, một trong ba nền triết học sớm nhất thế giới, từng đúc kết: “Nước làm hỏng rượu, xe bò làm hỏng đường lộ và đàn bà làm hỏng đàn ông”. Đã Trời sinh ra thế, Thượng đế sinh ra thế thì còn biết làm thế nào. Đàn bà mà lục lọi điện thoại, ví tiền, túi quần túi áo, máy tính của chồng/người yêu (để truy tìm chứng cớ tưởng tượng nào đó của nàng hoặc đơn giản chỉ vì tò mò) thì cũng vô cùng đáng ghét, nhưng có thể tha thứ. Còn đàn ông, đi lục lọi quần áo, điện thoại, máy tính của vợ/người yêu thì cả thế giới đàn bà và thế giới đàn ông thân mến của chúng ta đều khó lòng chấp nhận.

Trong văn học, điện ảnh, vì thế cũng có quy ước ngầm về những điều phụ nữ có thể làm mà đàn ông thì không. Ví như có thể thấy rất nhiều nhân vật nữ trả thù đàn ông. Trong vở kịch Bà tỷ phú về thăm quê của kịch tác gia lừng danh Friedrich Durrenmatt, nhân vật bà tỷ phú đã quay trở về quê nhà để trả thù tàn nhẫn người tình bội bạc. Nhân vật bà tỷ phú cũng chẳng bị khán giả thưởng ngoạn chê trách chi cả. Nhưng chưa thấy trong lịch sử sáng tạo nghệ thuật có kẻ nam giới nào bày mưu tính kế, ôm hận cả đời để… trả thù chính người tình. Trong những bộ phim có mô típ quen thuộc kiểu Original sin (Tội lỗi nguyên thủy), anh chàng Luis Vargas bị người tình lừa đảo đến tán gia bại sản, bị bày mưu cho uống thuốc độc mà vẫn nhắm mắt nhắm mũi uống. Bị hành đến thân tàn ma dại mà chàng chỉ có mỗi biện pháp trả thù duy nhất là tát cho cô người tình hai cái để rồi… tiếp tục yêu. Đàn ông dù cho bị đối xử tàn tệ đến cỡ nào, cũng không bao giờ được trả thù đàn bà. Ấy là luật bất thành văn, nếu không thế, anh sẽ trở thành “đồ đàn bà”. Có phải vì vậy mà trong thần thoại Hy Lạp mới có nữ thần Xung đột và Bất hòa Eris, nữ thần Báo thù Nemesis. Khi sáng tạo ra thế giới của các vị thần, chẳng cổ nhân nào để cho nam thần đi báo thù và gây bất hòa cả.

dan ba bao gio cung dung

Đàn bà độc ác và tàn nhẫn vẫn tạo được hình ảnh đẹp trong nghệ thuật. Nhân vật nữ nhà văn Catherine Tramell (Phim Bản năng gốc) là một ví dụ điển hình. Mặc dù gây ra vô số những vụ án giết người man rợ và bệnh hoạn, cuối cùng nàng vẫn thoát tội bên người tình yêu nàng say đắm dù anh ta biết rõ người bên cạnh mình là kẻ sát nhân (thám tử Nick Curran, người điều tra những vụ án mạng do Tramell gây ra). Bộ phim sau đó nhận được nhiều đề cử Oscar và Quả cầu vàng. Ấy nhưng đàn ông mà tàn nhẫn, bội bạc và lừa đảo đàn bà trên màn bạc thì sẽ không khán giả bình thường nào tiêu hóa nổi bộ phim đó.

Đàn bà có thể ngoại tình mà vẫn được thương xót, tôn vinh, như Anna Karenina (tác phẩm cùng tên của Lev Tolstoi), bà Bovary (tác phẩm cùng tên của Gustave Flaubert), Aksinia (Sông Đông êm đềm – Mikkhail A. Sholokhov), Constance Chatterley (Người tình của phu nhân Chatterley – D.H. Lawrence), Lara (Bác sĩ Zhivagor – Boris Pasternak), De Rênal (Đỏ và đen – Stendhal), Katharine Clifton (Bệnh nhân người Anh – Michael Ondaatje), Francesco (Những cây cầu ở quận Madison – Robert James Waller)… Các tác gia rất hứng thú miêu tả chuyện tình cay đắng, nghiệt ngã, bi kịch, đầy xót thương nhưng cũng tuyệt đẹp của những người đàn bà có chồng chứ chẳng mấy ai muốn viết về câu chuyện tình khốn khổ của một cô gái với người đàn ông có vợ, một chủ đề trần tục không mấy lãng mạn có lẽ chỉ phù hợp với những tạp chí hạnh phúc gia đình. Đàn ông ngoại tình, không mấy khi được cho là một tình yêu thực sự mà phần nhiều bị liên tưởng đến tình dục đơn thuần và thói trăng hoa, tham lam của đàn ông. Có lẽ vì thế chăng mà các nhà văn không có cảm hứng ở những câu chuyện “trong ngoài” của các đấng mày râu.

Như vậy, đàn bà được mặc định làm rất nhiều việc… xấu mà không ảnh hưởng gì đến thể diện đàn bà. Còn đàn ông, có lẽ chỉ một hành động giống đàn bà duy nhất được coi là đẹp và sẽ dễ được cảm thông, dễ gây xúc động (ấy nhưng cũng đừng lạm dụng quá), là khi “Người đàn ông trong anh bật khóc” (Trích ca khúc Em sẽ đến – Lương Hải).

dan ba bao gio cung dung

Có lẽ cha sinh mẹ đẻ, tính cách của đàn ông vẫn luôn đẹp hơn đàn bà nên rất nhiều phụ nữ nổi tiếng tự nhận “Tính cách tôi rất đàn ông”, có lẽ hàm ý rằng cô ta quyết đoán, mạnh mẽ, khoáng đạt, ngang tàng, bản lĩnh, không lèm bèm chăng? Còn có mấy đàn ông dại mà bảo “Tính cách tôi rất… đàn bà”.

dan ba bao gio cung dung Thói quen khó bỏ

(TGĐA) - Sau ly hôn, cô tưởng rằng dư luận sẽ khắt khe, nhưng ai ...

dan ba bao gio cung dung Đánh mất cảm xúc

(TGĐA) - Thời gian gần đây, tôi mới phát hiện ra một điều, cô bạn ...

dan ba bao gio cung dung Nước Mỹ có phải là thiên đường?

(TGĐA) - Trước khi tôi theo chồng qua Mỹ, có quá nhiều lời cảnh báo, ...

Di Li