Những người đã gặp tại LHP Quốc tế Hà Nội

(TGĐA) - Có thể nói, HANIFF là LHP trẻ nhất trong số các LHP Quốc tế có uy tín ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và châu Á nói chung. Sau 3 kỳ tổ chức, HANIFF đã từng bước xây dựng vị thế của mình là một LHP đề cao chất lượng nghề nghiệp. Giải thưởng Phim xuất sắc của LHP đều tìm được chủ nhân xứng đáng, nhận được sự đồng thuận của giới chuyên môn, truyền thông và công chúng yêu điện ảnh. Điều thú vị là 2 trong số 3 nhà làm phim trẻ đã được vinh danh tại HANIFF gồm Boo Junfeng và Lawrence Fajardo đều là những nhà làm phim trưởng thành từ ngôi nhà LHP Quốc tế ở châu Á.

nhung nguoi da gap tai lhp quoc te ha noi Ngắm nhìn dàn sao trên thảm đỏ bế mạc Haniff 2016
nhung nguoi da gap tai lhp quoc te ha noi Hồng Ánh làm phim điện ảnh đầu tay về người ngụ cư
nhung nguoi da gap tai lhp quoc te ha noi Nghệ sỹ nước ngoài choáng ngợp trước Vịnh Hạ Long
nhung nguoi da gap tai lhp quoc te ha noi
Đạo diễn Boo Junfeng tại Cannes 2016

Boo Junfeng: Tài không đợi tuổi

Năm 2010, tại đêm trao giải thưởng LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ I, đạo diễn Phillip Noyce, khi trao giải Phim xuất sắc nhất (Sandcastle) cho nhà làm phim trẻ người Singapore Boo Junfeng, đã thốt lên ngỡ ngàng khi ông tưởng Boo còn đang là sinh viên. Năm đó, Junfeng sắp 27 tuổi và Sandcastle là phim truyện dài đầu tay của anh.

Sau khi trở về từ LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ nhất, Boo thử sức với nghệ thuật thị giác cũng như tiếp tục với bộ phim ngắn 7 Letters bên cạnh việc chuẩn bị dự án phim dài tiếp theo: Apprentice. Phim kể về một người đàn ông trẻ Aiman, sau khi quyết định từ bỏ con đường tương lai là một nhà kinh doanh để trở thành đao phủ, đã chuyển tới nơi làm việc mới là một nhà tù nổi tiếng với chế độ an ninh nghiêm ngặt. Tại nơi làm việc mới của mình, Aiman xây dựng mối quan hệ thân tình với trung sỹ Rahim, 65 tuổi. Rahim là một đao phủ hành nghề lâu năm trong nhà tù và là người từng thi hành án tử hình cho cha của Aiman. Rahim cũng rất có thiện cảm với Aiman bởi anh làm việc rất đúng nguyên tắc và siêng năng. Khi trợ lý nghỉ việc, Rahim tỏ ý muốn Aiman trở thành người học việc của mình. Aiman đã nói chuyện này với chị gái của anh là Suhaila và không nhận được sự ủng hộ của cô. Rahim không hề biết Aiman là con của một trong những tử tù nhưng Aiman đã biết về Rahim…

nhung nguoi da gap tai lhp quoc te ha noi
Poster phim Apprentice bằng tiếng Pháp

Trước khi thực hiện bộ phim mới của mình, Boo Junfeng đã có cuộc gặp gỡ với một số người là đao phủ (kéo giá treo cổ) đã nghỉ hưu ở Singapore. Anh cũng đã nói chuyện với các linh mục và các imams – những người làm phép rửa tội cho phạm nhân trước thời điểm thi hành án. Và Boo nhận ra nỗi khó khăn lớn nhất của họ là cảm giác có lỗi đối với người thân của phạm nhân - những người đã mất cha và con trai dưới sợi dây trong tay người thi hành án. Boo cũng nhận ra rằng chưa có bộ phim nào nói về công việc kinh khủng này, từ góc nhìn của chính những người người đàn ông đã kéo các đòn bẩy thi hành án.

Boo cho biết, anh bắt đầu bắt tay vào viết kịch bản nhưng sau khi gặp đao phủ đầu tiên, anh hoàn toàn không thể viết tiếp được trong suốt ba tháng trời bởi người đó không hề giống như Boo hình dung… Án tử hình vẫn là một vấn đề chính trị nóng ở Singapore và nước láng giềng Indonesia, đặc biệt là ngày càng có nhiều người nước ngoài phạm tội buôn lậu ma túy – loại tội phạm bị xử lý rất nghiêm ở Singapore. Bộ phim của Boo lấy cảm hứng từ cuốn sách Once A Jolly Hangman, tự truyện của Darshan Singh, nguyên đội trưởng đội tử hình Singapore trong gần 50 năm, người đã từng thi hành án cho 18 người đàn ông/ngày. Ngay bản thân người chắp bút, nhà văn Anh Alan Shadrake cũng đã bị bắt giữ sau khi tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách tại Singapore vào năm 2010. Alan Shadrake bị giam giữ một tháng tại nhà tù Changi vì tội xúc phạm cơ quan tư pháp của đất nước khi thẳng thắn chỉ trích án tử hình thực sự chỉ áp dụng đối với người nghèo, trong khi bọn tội phạm có quan hệ tốt và những người nước ngoài giàu có hòan toàn có cơ hội thoát khỏi sợi dây thòng lọng. Boo quay cảnh tù trong một nhà tù bỏ hoang ở Úc để nhằm giảm bớt những vấn đề còn gây tranh cãi tại ngay tại đất nước mình. Anh cũng cho rằng phim không phải là cái nhìn của cá nhân anh, bởi vì “vấn đề con người đằng sau vấn đề này rất phức tạp”.

Để có đủ tiền làm phim, Boo và nhà sản xuất đã tìm kiếm các nguồn kinh phí từ các quỹ tư nhân khác nhau tại Đức, Pháp, Viện phim Doha (Quatar), Hong Kong… Apprentice ra mắt thế giới tại Cannes tháng 5/2016 trong chương trình Un Certain Regard và trình chiếu ở LHP Quốc tế Busan trong chuyên mục A Window on Asian Cinema trong khi Boo nhận giải Rising Director - Asian Star Awards. Hiện bộ phim của Boo đang được công chiếu thương mại tại một vài quốc gia mua bản quyền phát hành thông qua nhà phân phối Clover Films và Golden Village. Apprentice cũng là lựa chọn của Singapore tham dự Oscar 89 – Hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.

Lawrence Fajardo: Nội lực Philippines

Tại LHP Quốc tế Hà Nội lần 2, sân khấu đêm trao giải vỡ òa bởi một nhóm toàn những người trẻ đến từ Philippines – ekip phim Shackled, do đạo diễn Lawrence Fajardo thực hiện. Đây là bộ phim dài thứ 3 của anh sau Mother’s Racket, giành giải Best Sound and Editing tại Cinema One Originals năm 2006 và Amok, lọt vào vòng chung khảo Hạng mục New Breed Category tại Cinemalaya Independent Film Festival vào năm 2011 cũng như giải thưởng đặc biệt của Hội đồng giám khảo DetectiveFEST 2012 tại Moscow.

nhung nguoi da gap tai lhp quoc te ha noi
Đạo diễn Lawrence Fajardo
Lawrence Fajardo theo học chuyên ngành Phim và Kịch nghệ tại đại học St. La Salle Bacolod. Sau phim ngắn Kultado, giành giải Special Jury Prize tại LHP Cinemalaya vào năm 2005. Phim truyện dài đầu tay của anh, Mother’s Racket, giành giải Best Sound and Editing tại Cinema One Originals năm 2006. Và sau 3 bộ phim dài, cái tên Lawrence Fajardo đã trở thành cái tên quen thuộc của các LHPQT Châu Á cũng như nhiều LHP danh tiếng khác trên thế giới. Còn Boo Junfeng sinh năm 1983, học đại học Công nghệ Nanyang. Sau khi giải ngũ, Boo mới bắt đầu chính thức theo đuổi nghề làm phim. Cũng giống như đa số các nhà làm phim trẻ khác, Boo bắt đầu bằng phim ngắn rồi tới phim dài. Ngoài làm phim, mỗi năm một lần vào tháng 6, Boo là đạo diễn của Pink Dot Singapore – một họat động công cộng dành cho cộng đồng LGBT (Đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới).

Bộ phim mới nhất của Lawrence Fajardo là Invisible/Imbisibol, kể về những người nhập cư Philippines làm thuê theo thời vụ ở Nhật Bản. Imbisibol chuyển thể từ vở kịch cùng tên mà Lawrence Fajardo từng tham gia dàn dựng cho một chương trình sân khấu mang tính thể nghiệm. Là nhà làm phim chuyên tìm kiếm những vấn đề gai góc ẩn sau những thân phận người “chìm nổi một cách ổn định” trong sự biến chuyển của xã hội, Lawrence Fajardo bị cuốn hút bởi chất liệu kịch khi anh nhận ra có một số vấn đề mà điện ảnh sẽ có khả năng thể hiện sâu hơn. Để có thể hoàn thành bộ phim giành 7 giải thưởng bao gồm giải Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất tại Sinag Maynila Film Festival, Lawrence Fajardo cùng với đội ngũ sản xuất của mình đã trải qua nhiều khó khăn. Thứ nhất là việc tiến hành quay ở nước ngoài vào mùa đông. Tuyết không chỉ rơi mỗi ngày mà còn rơi rất dày khiến những người làm phim đến từ xứ sở nhiệt đới thật sự bối rối. Tiếp đến là việc tạo dựng bối cảnh phản ánh cuộc sống những năm 1990 ở Nhật Bản trong khi cơ sở hạ tầng Nhật Bản ở thời điểm hiện tại rất phát triển…

nhung nguoi da gap tai lhp quoc te ha noi
Poster phim Imbisibol

Nói về tác phẩm mới của mình, Lawrence cho biết, đã nhiều phim Philippines nói về vấn đề lao động làm thuê thời vụ tuy nhiên dự khác biệt trong câu chuyện của anh là đề cập đến tình yêu thương giữa con người với con người của lao động nhập cư thông qua các cuộc đấu tranh và những tình huống khó xử thật sự của họ. Anh cũng không chủ trương lãng mạn hóa cuộc sống và hình ảnh của họ, cho thấy họ là những "anh hùng thời hiện đại", hay là cái gì đó quá lớn lao như hình ảnh tiêu biểu về con người Philippines mà chỉ muốn giới thiệu đó là những người bình thường biết rõ việc mình đang làm và chấp nhận rủi ro khi đưa ra các quyết định của mình.

Invisible trình chiếu tại hạng mục Contemporary World Cinema tại LHP Quốc tế Toronto 2015.

nhung nguoi da gap tai lhp quoc te ha noi Bế mạc Haniff 2016: Việt Nam đoạt 4 giải

(TGĐA) - Lễ bễ mạc LHP Quốc tế Hà Nội 2016 đã kết thúc với giải ...

nhung nguoi da gap tai lhp quoc te ha noi Haniff2016: Giao thoa văn hóa Việt – Hàn

(TGĐA Online) - Tiếp nối chuỗi sự kiện ngoài trời tại LHP QT Hà Nội ...

nhung nguoi da gap tai lhp quoc te ha noi Haniff 2016: Khán giả hào hứng với phim Việt!

(TGĐA Online) - Với một số người trong nghề hoặc khán giả mê phim kiểu ...

Thu Thủy